YOMEDIA

Bài tập tự luận ôn tập chuyên đề Quang hợp Sinh học 6 có hướng dẫn giải chi tiết

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bài tập tự luận ôn tập chuyên đề Quang hợp Sinh học 6 có hướng dẫn giải chi tiết bao gồm các câu hỏi tự luận ôn tập về kiến thức quang hợp trong chương trình Sinh học 6 các bài tập đều có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả nhất. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

BÀI TẬP QUANG HỢP

Câu 1. Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng?

Trả lời:

Để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng ta cần làm thí nghiệm sau:

  • Lấy một chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối trong 2 ngày. Sau đó, dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt. Đem chậu cây đó để ra chỗ có nắng gắt (hoặc để dưới ánh sáng của bóng điện 500W) 4-6 giờ.
  • Ngắt chiếc lá đó, bỏ băng giấy đen, cho vào cồn 90° đun sôi cách thuỷ để tẩy hết chất diệp lục của lá, rồi rửa sạch trong cốc nước ấm.
  • Cho chiếc lá trên vào cốc đựng thuốc thử tinh bột (dung dịch iôt loãng), ta thu được kết quả :
    • Phần lá bị bịt băng đen có màu vàng (chứng tỏ không có tinh bột).
    • Phần lá không bị bịt băng đen có màu xanh tím (chứng tỏ có tinh bột).
    • Kết luận : Lá chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.

Câu 2. Thảo luận:

  • Việc bịt lá thí nghiệm bằng băng giấy đen nhằm mục đích gì?
  • Chỉ có phần nào của lá thí nghiệm đã chế tạo được tinh bột? Vì sao em biết?
  • Qua thí nghiệm này ta rút ra được kết luận gì?

Trả lời:

  • Bịt lá bằng giấy đen làm cho lá cây không tiếp xúc được với ánh sáng, lá không quang hợp được.
  • Chỉ có phần không bị bịt giấy mới quang hợp được và tạo ra tinh bột. Bởi vì khi bỏ vào cốc đựng thuốc thử tinh bột thì phần không bị bịt có màu xanh tím (do iốt tạo phức với tinh bột có màu xanh tím)
  • Qua thí nghiệm trên ta có thể kết luận: Ánh sáng là điều kiện cần để diễn ra quang hợp, nếu không có ánh sáng sẽ không có quá trình tạo chất hữu cơ.

Câu 3. Lấy vài cành rong đuôi chó cho vào 2 cốc thủy tinh A và B đựng đầy nước. Đổ nước vào đầy hai ống nghiệm, úp mỗi ống nghiệm đó vào 1 cành rong trong mỗi cốc, sao cho không có bọt khí lọt vào. Để cốc A vào chỗ tối, đưa cốc B ra chỗ có nắng hoặc để dưới đèn sáng có chụp.

Thảo luận:

  • Cành rong trong cốc nào chế tạo được tinh bột? Vì sao?
  • Những hiện tượng nào chứng tỏ cành rong trong cốc đó đã thải ra khí? Đó là khí gì?
  • Có thể rút được kết luận gì qua thí nghiệm?

Trả lời:

  • Cành rong ở cốc B có quang hợp tạo chất hữu cơ vì được để ngoài ánh sáng.
  • Ta thấy ở cốc B có xuất hiện bọt khí, khi đưa que đóm vừa tắt lại bùng cháy chứng tỏ khí đó là khí oxi.
  • Kết luận: Quang hợp tạo ra khí oxi.

Câu 4. Lá cây sử dụng những nguyên liệu nào để chế tạo tinh bột? Lá lấy những nguyên liệu đó từ đâu?

Trả lời:

  • Lá cần nước để chế tạo tinh bột. Nước cung cấp cho lá, chủ yếu được lấy từ đất nhờ lông hút của rễ. Nước được chuyển từ rễ lên lá qua mạch gỗ của rễ, thân, cuống, vào lá.
  • Ngoài ra, để chế tạo tinh bột, lá còn cần khí cacbônic. Cây lấy khí cacbônic từ không khí nhờ lỗ khí.

Câu 5. Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả thêm vào bể các loại rong?

Trả lời:

Người ta thường thả thêm rong vào bể nuôi cá cảnh vì trong quá trình quang hợp để chế tạo tinh bột, cây rong đã nhả khí ôxi hoà tan vào nước của bể, tạo điều kiện cho cá thở tốt hơn.

Câu 6. Vì sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng?

Trả lời:

Lá mới chế tạo được chất diệp lục cho lục lạp. Lá mới chế tạo được tinh bột nuôi cây.

Câu 7. Đặt 2 chậu cây vào chỗ tối trong 2 ngày để tinh bột ở lá bị tiêu hết. Sau đó đặt mỗi chậu cây trên 1 tấm kính ướt. Dùng 2 chuông thủy tinh A và B úp ra ngoài mỗi chậu cây. Trong chuông A cho thêm cốc nước vôi trong, để dung dịch này hấp thụ hết khí CO2 của không khí trong chuông. Đặt cả hai chuông thí nghiệm ở chỗ có nắng. Sau khoảng 5-6 giờ, ngắt lá của mỗi cây để thử tinh bột bằng dung dịch iôt loãng: lá cây trong chuông A có màu nâu, lá cây trong chuông B có màu xanh tím. Thảo luận:

Điều kiện thí nghiệm của cây trong chuông A khác với cây trong chuông B ở điểm nào?

  • Lá cây trong chuông nào không thể chế tạo được tinh bột? Vì sao em biết
  • Từ kết quả đó có thể kết luận gì?

Trả lời:

  • Không khí bên trong chuông A không có khí CO2 do nước vôi trong đã hấp thụ hết khí CO2, trong chuông B có khí CO2.
  • Lá cây ở chuông B tổng hợp được tinh bột vì khi đưa vào thuốc thử có chứa iốt thì có màu xanh tím
  • Từ kết quả trên có thể kết luận: Quá trình quang hợp cần sử dụng CO2.

Câu 8. Lá cây sử dụng những nguyên liệu nào để chế tạo tinh bột? Lá lấy những nguyên liệu đó từ đâu?

Trả lời:

  • Lá cần nước để chế tạo tinh bột. Nước cung cấp cho lá, chủ yếu được lấy từ đất nhờ lông hút của rễ. Nước được chuyển từ rễ lên lá qua mạch gỗ của rễ, thân, cuống, vào lá.
  • Ngoài ra, để chế tạo tinh bột, lá còn cần khí cacbônic. Cây lấy khí cacbônic từ không khí nhờ lỗ khí.

Câu 9. Viết sơ đồ tóm tắt của quang hợp. Những yếu tố nào là điều kiện cần thiết cho quang hợp?

Trả lời:

Sơ đồ tóm tắt của quá trình quang hợp:

                                       ánh sáng

Nước + Khí cacbonic →→→→→→ Tinh bột + Khí Ôxi

                                        diệp lục

Những yếu tố cần thiết cho quang hợp là:

  • Nước là nguổn nguyên liệu cần thiết cho quang hợp.
  • Khí cacbônic cũng là nguyên liệu cần thiết cho quang hợp.
  • Ánh sáng cần cho quang hợp nếu không có ánh sáng cây không tiến hành quang hợp được. Nhu cầu ánh sáng của các loại cây khác nhau.

Câu 10. Thân non có màu xanh, có tham gia quang hợp được không? Vì sao? Cây không có lá hoặc lá sớm rụng (xương rồng, cành giao) thì chức năng quang hợp do bộ phận nào của cây cảm nhận? Vì sao em biết?

Trả lời:

  • Thân non có màu xanh cũng quang hợp được khi có đủ ánh sáng.  Màu xanh của thân chứng tỏ trong tế bào có lục lạp chứa diệp lục có chức năng quang hợp.
  • Những cây không có lá hoặc lá sớm rụng (xương rồng, cành giao) thì chức năng quang hợp do thân hoặc cành đảm nhiệm. Vì ở những câv này thân và cành cũng có lục lạp chứa diệp lục.

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 11-17 của tài liệu Bài tập tự luận ôn tập chuyên đề Quang hợp Sinh học 6 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu Bài tập tự luận ôn tập chuyên đề Quang hợp Sinh học 6 có hướng dẫn giải chi tiết. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF