Bài tập tự luận ôn tập chương Tuần hoàn Sinh học 8 có lời giải chi tiế tài liệu bao gồm các câu hỏi ôn tập các kiến thức như cấu tạo hệ tuần hoàn, vận chuyển máu trong cơ thê, nguyên tắc truyền máu, các nhóm máu,.. nằm trong phần Ôn tập chương Tuần hoàn Sinh học 8. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả hơn để chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Mời các em tham khảo tại đây!
BÀI TẬP TỰ LUẬN CHƯƠNG TUẦN HOÀN
Câu 1: Miễn dịch là gì? Có mấy loại?
- Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc 1 bệnh truyền nhiễm nào đó.
Có 2 loại: miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo:
- Miễn dịch tự nhiên có được 1 cách ngẫu nhiên, bị động từ khi cơ thể mới sinh ra (bẩm sinh) sau khi cơ thể đã nhiễm bệnh.
- Miễn dịch nhân tạo: có được một cách không ngẫu nhiên, chủ động, khi cơ thể chưa bị nhiễn bệnh
Câu 2: Người ta tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào?
- Lao, ho gà, sởi, bại liệt, uốn ván, bạch hầu
Câu 3: Sự đông máu liên quan tới yếu tố nào của máu?
- Liên quan tới hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu
Câu 4: Sự đông máu có ý nghĩa gì với sự sống của cơ thể?
- Đông máu là 1 cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Nó giúp cho cơ thể không bị mất nhiều máu.
Câu 5: Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là do đâu?
- Là nhờ các búi tơ máu ôm giữ các tế bào máu làm thành khối máu đông bịt kín vết rách ở mạch máu.
Câu 6: Tiểu cầu có vai trò gì trong quá trình đông máu?
- Bám vào vết rách và bám vào nhanh để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách
- Giải phóng chất giúp hình thành búi tơ máu để tạo thành khối máu đông.
Câu 7: Sự đông máu:
- Trong huyết tương có 1 loại protein hòa tan gọi là chất sinh tơ máu. Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương, các tiểu cầu bị vỡ và giải phóng enzim.
- Enzim này làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông. Tham gia hình thành khối máu đông còn có nhiều yếu tố khác, trong đó có ion canxi (Ca2+)
Câu 8: Nguyên tắc truyền máu:
- Khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để chọn loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến (hồng cầu người cho bị kết dính trong huyết tương người nhận gây tắc mạch) và tránh bị nhận máu nhiệm các tác nhân gây bệnh.
Câu 9: Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và trong vòng tuần hoàn lớn:
- Vòng tuần hoàn nhỏ: bắt đầu từ tâm thất phải qua động mạch phổi, rồi vào mao mạch phổi, qua tĩnh mạch phổi rồi trở về tâm nhĩ trái.
- Vòng tuần hoàn lớn: bắt đầu từ tâm thất trái qua động mạch chủ, rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể và các mao mạch phần dưới cơ thể, từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên rồi về tâm nhĩ phải, từ mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới rồi cũng trở về tâm nhĩ phải
Câu 10: Phân biệt vai trò của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu:
- Tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch
- Hệ mạch: dẫn máu từ tim (tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim (tâm nhĩ)
Câu 11: Nhận xét vai trò của hệ tuần hoàn máu:
- Lưu chuyển máu trong toàn cơ thể
Câu 12: Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn và trong phân hệ nhỏ:
- Phân hệ lớn: bắt đầu từ các mao mạch bạch huyết của các phần cơ thể (nửa trên bên trái và toàn bộ phần dưới cơ thể), qua các mạch bạch huyết nhỏ, hạch bạch huyết rồi tới các mạch bạch huyết lớn hơn, rồi tập trung đổ vào ống bạch huyết và cuối cùng tập trung vào tĩnh mạch máu (tĩnh mạch dưới đòn)
- Phân hệ nhỏ: tương tự như trên, chỉ khác ở nơi bắt đầu là các mao mạch bạch huyết của nửa trên bên phải cơ thể.
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập tự luận ôn tập chương Tuần hoàn Sinh học 8 có lời giải chi tiết. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !