YOMEDIA

Câu hỏi tự luận ôn tập chương Tuần hoàn Sinh học 8 có đáp án

Tải về
 
NONE

Nhanh tay tải  tài liệu Một số câu hỏi tự luận chương Tuần hoàn có đáp án nằm trong phần Ôn tập chương do Hoc247 tổng hợp và biên soạn. Mong rằng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA

MỘT SỐ CÂU HỎI  TỰ LUẬN CHƯƠNG TUẦN HOÀN

 

Câu 1: Nêu cấu tạo của máu?

  • Gồm 55% là huyết tương và 45% là các tế bào máu:
    • Huyết tương gồm: 90% là nước, 10% là các chất dinh dưỡng, chất cần thiết khác, chất thải của tế bào, muối khoáng
    • Các tế bào máu gồm:
      • Hồng Cầu: màu hồng, hình đĩa, lõm 2 mặt, không có nhân
      • Bạch cầu: có 5 loại: ưa kiềm, ưa axit, trung tính, limpho và môno: Trong suốt, kích thước khá lớn, có nhân
      • Tiểu cầu: chỉ là các mảnh chất tế bào của tế bào sinh tiểu cầu.

Câu 2: Khi cơ thể bị mất nước nhiều, máu có thể lưu thông trong mạch dễ dàng không? Vì sao?

  • Máu sẽ khó khăn lưu thông trong mạch vì khi đó, máu sẽ đặc lại.

Câu 3: Nêu chức năng của hồng cầu và huyết tương.

  • Hồng cầu: vận chuyển O2 và CO2
  • Huyết tương: duy trì máu ở trạng thái lỏng để dễ dàng lưu thông trong mạch; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải.

Câu 4: Môi trường trong của cơ thể gồm có những thành phần nào? Chúng có quan hệ với nhau như thế nào?

  • Môi trường trong gồm những thành phần: máu, nước mô, bạch huyết.
  • Quan hệ của chúng:
    • Một số thành phần của máu thảm thấu qua thành mạch máu tạo ra nước mô
    • Nước mô thảm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết
    • Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ về tĩnh mạch máu và hòa vào máu.

Câu 5: Có thể thấy môi trường trong ở những cơ quan, bộ phận nào của cơ thể?

Có thể thấy môi trường trong ở tất cả các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Môi trường trong luôn lưu chuyển và bao quanh mọi tế bào

Câu 6: Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua các yếu tố nào?

  • Thông qua môi trường trong của cơ thể.
  • Môi trường trong thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua các hệ cơ quan như da, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiếp.

Câu 7: Kháng nguyên là gì? Kháng thể là gì?

  • Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả nangf8 kích thích cơ thể tiết ra kháng thể. Các phân tử này có trên bề mặt tế bào vi khuẩn, bề mặt vỏ virus, hay trong các nọc độc của ong, rắn…..
  • Kháng thể là những phân tử protein do cơ thể tiết ra để chống lại các kháng nguyên
  • Tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa.

Câu 8: Sự thực bào là gì? Những loại bạch cầu nào thường thực hiện thực bào?

  • Sự thực bào là hiện tượng các bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt các vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng. Có 2 loại bạch cầu chủ yếu tham gia thực bào là: bạch cầu trung tính và đại thực bào.

Câu 9: Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào?

  • Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách tiết ra các kháng thể, rồi các kháng thể sẽ gây kết dính các kháng nguyên

Câu 10: Tế bào T đã phá hủy các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, virus bằng cách nào?

  • Tế bào T đã tiếp nhận, tiếp xúc với chúng, tiết ra các protein đặc hiệu làm tan màng tế bào nhiễm và tế bào nhiễm bị phá hủy.

Câu 11: Miễn dịch là gì? Có mấy loại?

  • Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc1 bệnh truyền nhiễm nào đó.
  • Có 2 loại: miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo:
    • Miễn dịch tự nhiên có được 1 cách ngẫu nhiên, bị động từ khi cơ thể mới sinh ra ( bẩm sinh) sau khi cơ thể đã nhiễm bệnh.
    • Miễn dịch nhân tạo: có được một cách không ngẫu nhiên, chủ động, khi cơ thể chưa bị nhiễn bệnh

Câu 12: Người ta tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào?

  • Lao, ho gà, sởi, bại liệt, uốn ván, bạch hầu

Câu 13: Sự đông máu liên quan tới yếu tố nào của máu?

  • Liên quan tới hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu

Câu 14: Sự đông máu có ý nghĩa gì với sự sống của cơ thể?

  • Đông máu là 1 cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Nó giúp cho cơ thể không bị mất nhiều máu.

Câu 15: Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là do đâu?

  • Là nhờ các búi tơ máu ôm giữ các tế bào máu làm thành khối máu đông bịt kín vết rách ở mạch máu.

Câu 16: Tiểu cầu có vai trò gì trong quá trình đông máu?

  • Bám vào vết rách và bám vào nhanh để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách
  • Giải phóng chất giúp hình thành búi tơ máu để tạo thành khối máu đông.

Câu 17 : Sự đông máu diễn ra như thế nào?

  • Trong huyết tương có 1 loại protein hòa tan gọi là chất sinh tơ máu. Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương, các tiểu cầu bị vỡ và giải phóng enzim. Enzim này làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông. Tham gia hình thành khối máu đông còn có nhiều yếu tố khác, trong đó có ion canxi (Ca2+ )

Câu 18: Nguyên tắc truyền máu:

  • Khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để chọn loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến ( hồng cầu người cho bị kết dính trong huyết tương người nhận gây tắc mạch) và tránh bị nhận máu nhiệm các tác nhân gây bệnh.

Câu 19: Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và trong vòng tuần hoàn lớn:

  • Vòng tuần hoàn nhỏ: bắt đầu từ tâm thất phải qua động mạch phổi, rồi vào mao mạch phổi, qua tĩnh mạch phổi rồi trở về tâm nhĩ trái.
  • Vòng tuần hoàn lớn: bắt đầu từ tâm thất trái qua động mạch chủ, rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể và các mao mạch phần dưới cơ thể, từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên rồi về tâm nhĩ phải, từ mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới rồi cũng trở về tâm nhĩ phải

Câu 20: Phân biệt vai trò của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu:

  • Tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch
  • Hệ mạch: dẫn máu từ tim ( tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim ( tâm nĩ)

Câu 21: Nhận xét vai trò của hệ tuần hoàn máu:

  • Lưu chuyển máu trong toàn cơ thể

Câu 22: Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn và trong phân hệ nhỏ:

  • Phân hệ lớn: bắt đầu từ các mao mạch bạch huyết của các phần cơ thể ( nửa trên bên trái và toàn bộ phần dưới cơ thể), qua các mạch bạch huyết nhỏ, hạch bạch huyết rồi tới các mạch bạch huyết lớn hơn, rồi tập trung đổ vào ống bạch huyết và cuối cùng tập trung vào tĩnh mạch máu ( tĩnh mạch dưới đòn)
  • Phân hệ nhỏ: tương tự như trên, chỉ khác ở nơi bắt đầu là các mao mạch bạch huyết của nửa trên bên phải cơ thể.

Câu 23: Nhận xét vai trò của hệ bạch huyết:

  • Cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện sự luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể

Câu 24: Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần nào? Nếu chức năng?

  • Gồm tim và hệ mạch tạo thành vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.
  • Vòng tuần hoàn nhỏ dẫn máu qua phổi, giúp máu trao đổi O2 và CO2.
  • Vòng tuần hoàn lớn dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thể để thực hiện sự trao đổi chất

Câu 25: Thành phần cấu tạo của hệ bạch huyết:

  • Gồm 2 phân hệ lớn và phần hệ nhỏ. Mỗi phân hệ có: mao mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, mạch bạch huyết, ống bạch huyết

Câu 26: Nếu cấu tạo  và vị trí của tim:

  • Tim được cấu tạo bởi các cơ tim và mô liên kết, tạo thành các ngăn tim ( tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải và tâm thất trái) và các van tim ( van nhĩ-thất, van động mạch)
  • Tim nằm gọn giữa 2 lá phổi trong lồng ngực, hơi dịch ra phía trước gần xương ức và lệch sang trái
  • Bao ngoài tim còn có 1 màng bọc bên ngoài, gọi là màng ngoài tim; lót trong các ngăn tim còn có màng trong tim
  • Tim nặng khoảng 300 g,
  • Mỗi ngăn tim chứa khoảng 60ml máu
  • Nơi máu được bơm tới từ các ngăn tim:

Các ngăn tim

Nơi máu được bơm tới

Tâm nhĩ trái co

tâm thất trái

Tâm nhĩ phải co

Tâm thất phải

Tâm thất trái

Vòng tuần hoàn lớn

Tâm thất phải

Vòng tuần hoàn nhỏ

  • Tâm thất trái có thành cơ tim dày nhất. Tâm nhĩ phải có thành cơ tim mỏng nhất
  • Giữa các ngăn tim và giữa tim đi ra các động mạch ( động mạch chủ và động mạch phổi) đều có van bảo đảm cho máu chỉ vận chuyển theo 1 chiều nhất định.

{-- Từ câu 27 - 33 và đáp án vui lòng ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Một số câu hỏi tự luận chương Tuần hoàn có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON