Bài tập trắc nghiệm về Benzen và đồng đẳng của Benzen môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Kỳ Anh
YOMEDIA

Bài tập trắc nghiệm về Benzen và đồng đẳng của Benzen môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Kỳ Anh

Tải về
 
NONE

Hoc247 xin giới thiệu đến các bạn tài liệu Bài tập trắc nghiệm về Benzen và đồng đẳng của Benzen môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Kỳ Anh tài liệu bao gồm các hỏi ở mức độ thông hiểu sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả nhất phần benzen trong chương trình Hóa học 11. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM BENZEN VÀ ĐỒNG ĐẲNG CỦA BENZEN MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT KỲ ANH

 

Câu 1: Dãy đồng đẳng của benzen có công thức chung là

  A. CnH2n+6 (n≥ 6).              B. CnH2n-6 (n≥ 3).            C. CnH2n-6 (n≥ 2).           D. CnH2n-6 (n≥ 6).

Câu 2: Công thức cấu tạo của stiren là

  A. C6H5-CH3.                       B. C6H5-CH=CH2.            C. C6H5-CH2-CH3.           D. C6H5-CH2-CH=CH2.

Câu 3: Benzen không tham gia phản ứng với

  A. H2.                                   B. H2O.                             C. Br2.                               D. O2.

Câu 4: Trùng hợp isopren thu được poliisopren là một loại polime có tính đàn hồi cao và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, kĩ thuật. Công thức phân tử của isopren là

  A. C5H10.                              B. C5H8.                            C. C4H6.                            D. C4H8.

Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng: stiren + H2 dư → X. Công thức phân tử của X là

  A. C8H16.                              B. C8H12.                           C. C8H14.                          D. C8H10.

Câu 6: Để phân biệt toluen và stiren ta dùng hóa chất nào dưới đây?

  A. dung dịch AgNO3/NH3B. H2, xúc tác Ni.              C. dung dịch HCl.             D. dung dịch brom.

Câu 7: Công thức chung dãy đồng đẳng của benzen là

  A. CnH2n (n ³ 2 ).                  B. CnH2n-2 ( n ³ 2 ).            C. CnH2n+2 ( n ³ 3 ).           D. CnH2n-6 (n ³ 6).

Câu 8: Với công thức phân tử C8H10, số đồng phân ankylbenzen là

  A. 2                                     B. 3                                  C. 4                                  D. 5

Câu 9: Stiren có công thức phân tử là

  A. C6H6                              B. C8H8                           C. C6H8                           D. C7H8

Câu 10: Cho 15,6 gam C6H6 tác dụng với Cl2 (xúc tác bột Fe, nhiệt độ). Nếu hiệu suất phản ứng đạt 80% thì khối lượng clobenzen thu được là bao nhiêu?

  A. 18 gam.                          B. 21 g.                            C. 19g.                             D. 20g.

Câu 11: Monoclo hóa metylbenzen (Fe,to) thu được sản phẩm chính là

  A. p-clotoluen.                      B. o-clotoluen.               C. benzylclorua.                     D. p-clotoluen và o-clotoluen.

Câu 12: Hóa chất duy nhất dùng để phân biệt các chất lỏng: benzen, toluen, stiren là

  A. dung dịch NaOH.                                                  B. dung dịch AgNO3/NH3.

  C. dung dịch brom.                                                     D. dung dịch KMnO4.

Câu 13: Phản ứng nào sau đây không xảy ra:

  A. Benzen + Cl2 (as).            B. Benzen + H2 (Ni, p, to). C. Benzen + Br2 (dd).       D. Benzen + HNO3 (đ) /H2SO4 (đ).

Câu 14: Dùng dung dịch nước Br2 làm thuốc thử có thể phân biệt:

  A. Metan, etan.                   B. Toluen, stiren.             C. Etilen, stiren               D. Etilen, propilen.

Câu 15: Chất nào sau đây có thể làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng?

  A. Toluen.                             B. Benzen.                         C. Metan.                          D. Hexan.

Câu 2: Tính thơm là đặc tính:

  A. Dễ tham gia phản ứng thế và cộng.                           

  B. Có mùi thơm đặc trưng.

  C. Dễ tham gia phản ứng thế, khó tham gia phản ứng cộng.

  D. Dễ tham gia phản ứng cộng, khó tham gia phản ứng thế.

Câu 16: Cho các chất sau: metan (1); etilen(2); axetilen (3); benzen (4); stiren (5); isopren (6); toluen (7). Các chất có khả năng làm mất màu dung dịch KMnO4

  A. 3, 4, 5, 6, 7.                    B. 2, 3, 5, 6, 7.                 C. 2, 3, 4, 5, 7.                 D. 1, 3, 4, 5, 6.

Câu 17: Cho sơ đồ phản ứng: benzen → X → Y → polistiren. X, Y tương ứng với nhóm các chất nào sau đây?

  A. C6H5CH2CH3, C6H5-CH=CH2.                             B. C6H5CH2CH2CH3, C6H5-CH=CH2.

  C. C6H4(CH3)2, C6H5-CH=CH2.                                D. C6H5CH3, C6H5-CH=CH2.

Câu 18: Tính chất nào không phải của toluen?

  A. Tác dụng với dung dịch Br2.                                  B. Tác dụng với dung dịch KMnO4, t°.

  C. Tác dụng với Br2 (t°, Fe).                                          D. Tác dụng với Cl2 (as).

Câu 19: Tính chất nào không phải của benzen

  A. Tác dụng với dung dịch KMnO4.                          B. Tác dụng với Cl2 (as).

  C. Tác dụng với Br2 (t°, Fe).                                           D. Tác dụng với HNO3 (đ) /H2SO4(đ).

Câu 20: Cho các chất lỏng sau: Benzen, stiren, toluen và hex-1-in. Để phân biệt các chất. ta có thể dùng các hóa chất nào sau đây?

  A. Dung dịch Ca(OH)2, thuốc tím.                             B. Dung dịc Br2, dung dịch KMnO4.

  C. Dung dịch Br2, dung dịch Ca(OH)2.                      D. Dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch KMnO4.

Câu 21: Chọn phát biểu sai:

  A. Stiren có thể tham gia phản ứng trùng hợp và đồng trùng hợp.

  B. Stiren vừa có tính chất tương tự anken vừa có tính chất benzen.

  C. Stiren còn được gọi là vinyl benzen hay phenyletilen.

  D. Stiren không phản ứng với dung dịch KMnO4.

Câu 22: Phản ứng nào sau đây không xảy ra:

  A. Benzen + HNO3 (đ) /H2SO4 (đ).                                 B. Benzen + Cl2 (as).

  C. Benzen + H2 (Ni, to).                                                  D. Benzen + Br2 (dd).

Câu 23. Cho toluen tác dụng với Br2 khan (có askt) ta được sản phẩm là

  A. phenyl bromua.                B. benzyl bromua.            C. o-bromtoluen.            D. p-bromtoluen.

Câu 24. Tính thơm của ankylbenzen biểu hiện ở đặc điểm:

  A. Dễ tham gia phản ứng thế, khó tham gia phản ứng cộng vào vòng benzen.

  B. Khó tham gia phản ứng thế và dễ phản ứng với các tác nhân oxi hóa.

  C. Có mùi thơm dễ chịu, dễ phản ứng với các tác nhân oxi hóa.

  D. Khó tham gia cả phản ứng thế lẫn phản ứng cộng vào vòng benzen.

Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn x mol chất hữu cơ A (là đồng đẳng của benzen), thu được 6 mol H2O và 9 mol CO2. Giá trị của x là

  A. 1,5.                                   B. 2,0.                                C. 1,0.                                D. 0,5.

Câu 26: Cho 26 gam stiren tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch Br2 0,2M. Giá trị của V là

  A. 1250.                                B. 1,25.                              C. 250.                               D. 0,25.

.....

Trên đây là trích dẫn nội dung Bài tập trắc nghiệm về Benzen và đồng đẳng của Benzen môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Kỳ Anh, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tập thật tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON