YOMEDIA

Bài tập trắc nghiệm Vật lý 11 có giải chi tiết về Lực từ và cảm ứng từ năm 2020

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Chuyên đề Bài tập trắc nghiệm Vật lý 11 có giải chi tiết về Lực từ và cảm ứng từ năm 2020. Tài liệu được biên soạn nhằm hướng dẫn các em học sinh lớp 11 phương pháp giải các dạng bài tập về Cảm ứng điện từ, đồng thời có những kết quả tốt trong học tập. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

ATNETWORK
YOMEDIA

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 11 VỀ LỰC TỪ VÀ CẢM ỨNG TỪ

Bài 1: Một dây dẫn mang dòng điện được bố trí theo phương nằm ngang, có chiều từ Nam đến Bắc. Nếu cảm ứng từ \(\overrightarrow B\)   có chiều từ trên xuống dưới thì lực từ \(\overrightarrow F \)  tác dụng lên dây dẫn có chiều

A. từ Đông sang Tây.        C. từ trên xuống dưới.     

B. từ Tây sang Đông.        D. từ dưới lên trên.

Bài 2: Một dây dẫn mang dòng điện được bố trí theo phương nằm ngang, có chiều từ Bắc đến Nam. Nếu dây dẫn chịu lực từ \(\overrightarrow F \)  tác dụng lên dây có chiều từ trên xuống dưới thì cảm ứng từ \(\overrightarrow B\)   có chiều

A. từ Đông sang Tây.        C. từ trên xuống dưới.     

B. từ Tây sang Đông.        D. từ dưới lên trên.

Bài 3: Một dây dẫn có chiều dài l = 5m, được đặt trong từ trường đều có độ lớn B = 3.10-2 T. Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn có giá trị 6A. Hãy xác định độ lớn của lực từ tác dụng lên dây dẫn trong các trường hợp sau đây:

1/ Dây dẫn đặt vuông góc với các đường sức từ.

A. 0,8 N                             B. 0,45 N                          

C. 0,9 N                             D. 0

2/ Dây dẫn đặt song song với các đường sức từ.

A. 0,8 N                             B. 0,45 N                          

C. 0,9 N                             D. 0

3/ Dây dẫn hợp với các đường sức từ một góc 45°.

A. 0,9 N                             B. 0,64 N                          

C. 0,8 N                             D. 0

Bài 4: Người ta dùng một dây dẫn có chiều dài 2m, đặt vào từ trường đều có B = 10-2 T, dây dẫn được đặt vuông góc với các đường sức, lực từ tác dụng lên dây dẫn là 1N, hãy xác định cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn.

A. 50 A                              B. 56 A                             

C. 25 A                              D. 28 A

Bài 5: Một đoạn dây thẳng MN dài 6 cm, có dòng điện 5A, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5T. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn F = 7,5.10-2 N. Góc hợp bởi dây MN và đường cảm ứng từ là bao nhiêu?

A. 30°                                B. 45°                               

C. 60°                                D. 90°

Bài 6: Giữa hai cực nam châm có cảm ứng từ \(\overrightarrow B\)  nằm ngang, B = 0,01T, người ta đặt một dây dẫn có chiều dài l nằm ngang vuông góc với \(\overrightarrow B\) . Khối lượng của một đơn vị chiều dài là d = 0,01 kg/m. Tìm cường độ dòng điện I qua dây để dây nằm lơ lửng không rơi. Cho g = 10 m/s2.

A. 1A                                 B. 10A                              

C. 100A                             D. 5A

Bài 7: Treo đoạn dây dẫn MN có chiều dài = 25 cm, khối lượng của một đơn vị chiều dài là 0,04 kg/m bằng hai dây mảnh, nhẹ sao cho dây dẫn nằm ngang. Biết cảm ứng từ có chiều như hình vẽ, có độ lớn B = 0,04 T. Cho g = 10 m/s2 .

1/ Xác định chiều và độ lớn của I để lực căng dây bằng 0.

A. Dòng điện có chiều từ M đến N, có độ lớn 10 A. 

B. Dòng điện có chiều từ N đến M, có độ lớn 10 A.  

C. Dòng điện có phương vuông góc với MN, chiều từ trong ra, có độ lớn 10 A.

D. Dòng điện có phương vuông góc với MN, chiều từ ngoài vào, có độ lớn 10 A.

2/ Cho I = 16A có chiều từ M đến N. Tính lực căng mỗi dây?

A. 0,26 N                           B. 0,52N                           

C. 0,13 N                           D. 1,3 N

Bài 8: Hai thanh ray nằm ngang, song song và cách nhau đoạn = 0,3 cm, một   thanh kim loại đặt lên hai thanh ray. Cho dòng điện I = 50A chạy qua thanh kim loại với thanh ray. Biết hệ số ma sát giữa thanh kim loại với thanh ray là m = 0,2 và khối lượng thanh kim loại m = 0,5kg. Hãy tìm điều kiện về độ lớn của cảm ứng từ B để thanh có thể chuyển động ( \(\overrightarrow B\)  vuông góc với mặt phẳng hai thanh ray).

A.  \(B < \frac{{20}}{3}\left( T \right)\)                  B.    \(B \ge \frac{{20}}{3}\left( T \right)\)               

C.  \(B > \frac{{20}}{3}\left( T \right)\)                  D. \(B = \frac{{20}}{3}\left( T \right)\)

Bài 9: Thanh kim loại CD chiều dài = 20cm khối lượng m = 100g đặt vuông góc với 2 thanh ray song song nằm ngang và nối với nguồn điện như hình vẽ. Hệ thống đặt trong từ trường đều \(\overrightarrow B\)  hướng thẳng đứng từ trên xuống, B = 0,2 T. Hệ số ma sát giữa CD và thanh ray là m = 0,1. Bỏ qua điện trở của các thanh ray, điện trở tại nơi tiếp xúc và dòng điện cảm ứng trong mạch. Biết thanh CD trượt sang trái với gia tốc a = 3 m/s2 .

1/ Xác định chiều và độ lớn của dòng điện chạy qua CD.

A. Dòng điện có chiều từ C đến D, có độ lớn 10 A.  

B. Dòng điện có chiều từ C đến D, có độ lớn 1 A.    

C. Dòng điện có chiều từ D đến C, có độ lớn 1 A.    

D. Dòng điện có chiều từ D đến C, có độ lớn 10 A.

2/ Nâng 2 đầu A, B của ray lên sao cho ray hợp với mặt ngang góc 30° để thanh bắt đầu trượt với vận tốc ban đầu bằng không. Độ lớn gia tốc chuyển động của thanh gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 1 m/s2                            B. 0,2 m/s2                        

C. 2 m/s2                            D. 0,5 m/s2

Bài 10: Hai thanh ray nằm ngang song song và cách nhau l = 10 cm đặt trong từ trường đều \(\overrightarrow B\)  thẳng đứng, B = 0,1T. Một thanh kim loại đặt trên ray vuông góc với ray. Nối ray với nguồn điện có suất điện động E = 12V, điện trở trong r = 1 W; điện trở của thanh kim loại và dây nối R = 5W. Tìm lực từ tác dụng lên thanh kim loại.

A. 0,2 N                             B. 0,02 N                          

C. 2 N                                D. 0,002 N

 

HƯỚNG DẪN

Bài 1: + Áp dụng quy tắc bàn tay trái “đặt bàn tay trái xòe rộng để cho các đường cảm ứng từ xuyên qua lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón giữa trùng với chiều dòng điện, khi đó ngón cái choãi ra 90° chỉ chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện”

+ Áp dụng cho bài này: đặt bàn tay trái nằm ngang sao cho bàn tay hướng từ Nam đến Bắc, xoay bàn tay sao cho bàn tay ngửa ra để hứng lấy các đường cảm ứng từ đang từ trên đi xuống, khi đó ngón cái choãi ra 90° hướng từ Đông sang Tây.

⇒​ Chọn A

Bài 2: + Áp dụng quy tắc bàn tay trái “đặt bàn tay trái xòe rộng để cho các đường cảm ứng từ xuyên qua lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón giữa trùng với chiều dòng điện, khi đó ngón cái choãi ra 90° chỉ chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện”

+ Áp dụng cho bài này: đặt bàn tay trái nằm ngang sao cho bàn tay có chiều từ Bắc đến Nam, xoay bàn tay sao cho ngón cái khi choãi ra 90° thì chỉ xuống mặt đất, lúc này lòng bàn tay đang hướng về phía Đông nên cảm ứng từ sẽ có chiều từ Đông sang Tây.

⇒ Chọn A

Bài 3: 1/ Khi dây đặt vuông góc với các đường sức từ thì a = 90°

+ Lực từ tác dụng lên đoạn dây lúc này có độ lớn:  

\(F = B.I.l.\sin {90^0} = 0,9\left( N \right)\)

⇒​ Chọn C

2/ Khi dây đặt song song với các đường sức từ thì a = 0°

+ Lực từ tác dụng lên đoạn dây lúc này có độ lớn:  

\(F = B.I.l.\sin {0^0} = 0\)

⇒​ Chọn D

3/ Khi dây đặt tạo với các đường sức từ thì a = 45°

+ Lực từ tác dụng lên đoạn dây lúc này có độ lớn:

\(F = B.I.l.\sin {45^0} = 0,64\left( N \right)\)

⇒​ Chọn B

Bài 4: Ta có:  

\(\begin{array}{l} F = B.I.l.\sin \alpha \\ \Rightarrow I = \frac{F}{{Bl\sin \alpha }} = \frac{1}{{{{10}^{ - 2}}.2.\sin {{90}^0}}} = 50\left( A \right) \end{array}\)

⇒​ Chọn A

Bài 5: Ta có:

\(\begin{array}{l} F = B.I.l.\sin \alpha \\ \Rightarrow sin\alpha = \frac{F}{{BIl}} = \frac{{7,{{5.10}^{ - 2}}}}{{0,5.5.0,06}} = 0,5\\ \Rightarrow \alpha = {30^0} \end{array}\)

⇒​ Chọn A

Bài 6: Các lực tác dụng lên sợi dây gồm trọng lực \(\overrightarrow P \) và lực từ  \(\overrightarrow F\) .

+ Điều kiện để sợi dây nằm cân bằng là:

\(\overrightarrow P + \overrightarrow F = 0 \Rightarrow \overrightarrow F = - \overrightarrow P \)

+ Do đó lực từ \(\overrightarrow F\)  phải có chiều hướng lên                

+ Mặt khác ta cũng có:

\(\begin{array}{l} F = P \Leftrightarrow B.I.l\sin {90^0} = mg\\ \Rightarrow I = \frac{{mg}}{{B.l\sin {{90}^0}}} \end{array}\)

+ Mật độ khối lượng của sợi dây:

\(d = \frac{m}{l} \Rightarrow I = \frac{{d.g}}{{B\sin {{90}^0}}} = 10\left( A \right)\)

⇒​  Chọn B

 

...

---Để xem tiếp nội dung phần Hướng dẫn giải và đáp án, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập trắc nghiệm Vật lý 11 có giải chi tiết về Lực từ và cảm ứng từ năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON