Hoc247 xin giới thiệu đến các em tài liệu tổng hợp kiến thức trọng tâm và phương pháp giải bài tập Sự Điện Li Hóa học 11. Tài liệu bao gồm các kiến thức cơ bản của từng dạng bài, giúp các em đi sâu vào kiến thức chủ chốt. Hi vọng tài liệu này sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho các em.
BÀI TẬP SỰ ĐIỆN LI HÓA HỌC 11
I. Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li
Câu 1: Nồng độ mol của anion trong dung dịch Ba(NO3)2 0,10M là
A. 0,10M. B. 0,20M. C. 0,30M. D. 0,40M.
Câu 2: Nồng độ mol của cation trong dung dịch Ba(NO3)2 0,45M là
A. 0,45M. B. 0,90M. C. 1,35M. D. 1,00M.
Câu 3: Dung dịch thu được khi trộn lẫn 200 ml dung dịch NaCl 0,2M và 300 ml dung dịch Na2SO4 0,2M có nồng độ cation Na+ là bao nhiêu?
A. 0,23M. B. 1M. C. 0,32M. D. 0,1M.
Câu 4: Trộn 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M với 100 ml dung dịch KOH 0,5M, thu được dung dịch X. Nồng độ mol/l của ion OH- trong dung dịch X là
A. 0,65M. B. 0,55M. C. 0,75M. D. 1,5M.
Câu 5: Trộn 150 ml dung dịch MgCl2 0,5M với 50 ml dung dịch NaCl 1M thì nồng độ ion Cl- có trong dung dịch tạo thành là
A. 0,5M. B. 1M. C. 1,5M. D. 2M.
II. Pha chế dung dịch
Câu 1: Pha loãng dung dịch 1 lít NaOH có pH = 9 bằng nước để được dung dịch mới có pH = 8. Thể tích nước cần dùng là?
A. 5 lít. B. 4 lít. C. 9 lít. D. 10 lít.
Câu 2: Pha loãng 1 lít dung dịch NaOH có pH = 13 bằng bao nhiêu lít nước để được dung dịch mới có pH = 11?
A. 9. B. 99. C. 10. D. 100.
Câu 3: Pha loãng dung dịch HCl có pH = 3 bao nhiêu lần để được dung dịch mới có pH = 4?
A. 5. B. 4. C. 9. D. 10.
III. Phản ứng axit - bazơ
1. Phản ứng trung hòa
Câu 1: Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là
A. 0,1. B. 0,3. C. 0,2. D. 0,4.
Câu 2: Cho 50 ml dung dịch HNO3 1M vào 100 ml dung dịch KOH nồng độ x mol/l, sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Giá trị của x là
A. 0,5. B. 0,8. C. 1,0. D. 0,3.
Câu 3: Để trung hòa 40 ml dung dịch H2SO4 0,25M cần 50 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là
A. 0,1. B. 0,2. C. 0,3. D. 0,4.
Câu 4: Khi cho 100 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch HCl thì phản ứng xảy ra vừa đủ. Nồng độ mol của HCl trong dung dịch đã dùng là
A. 1,0M. B. 0,25M. C. 0,5M. D. 0,75M.
Câu 5: Để trung hòa hoàn toàn dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,15 mol Ba(OH)2 thì cần bao nhiêu lít dung dịch chứa HCl 0,1M và H2SO4 0,05M?
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 6: Đổ 10 ml dung dịch KOH vào 15 ml dung dịch H2SO4 0,5M, dung dịch vẫn dư axit. Thêm 3 ml dung dịch NaOH 1M vào thì dung dịch trung hoà. Nồng độ mol/l của dung dịch KOH là
A. 1,2M. B. 0,6M. C. 0,75M. D. 0,9M.
Câu 7: Dung dịch X chứa KOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Dung dịch Y gồm H2SO4 0,25M và HCl 0,75M. Thể tích dung dịch X cần vừa đủ để trung hòa 40 ml dung dịch Y là
A. 0,063 lít. B. 0,125 lít. C. 0,15 lít. D. 0,25 lít.
Câu 8: Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là
A. 150 ml. B. 75 ml. C. 60 ml. D. 30 ml.
Câu 9: Dung dịch X chứa axit HCl a mol/l và HNO3 b mol/l. Để trung hoà 20 ml dung dịch X cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 0,1M. Mặt khác, lấy 20 ml dung dịch X cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thấy tạo thành 2,87 gam kết tủa. Giá trị của a, b lần lượt là
A. 1,0 và 0,5. B. 1,0 và 1,5. C. 0,5 và 1,7. D. 2,0 và 1,0.
Câu 10: Để trung hòa 100 ml dung dịch H2SO4 1M cần V ml NaOH 1M. Giá trị của V là
A. 200. B. 150. C. 50. D. 100.
2. Bài tập về pH
Câu 1: Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03M, thu được 2V ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 2: Khi trộn những thể tích bằng nhau của dung dịch HNO3 0,01M và dung dịch NaOH 0,03M thì thu được dung dịch có giá trị pH bằng
A. 9. B. 12,30. C. 13. D. 12.
Câu 3: Trộn 100 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là
A.7. B. 2. C. 1. D. 6.
Câu 4: Hòa tan m gam Na vào nước được 100 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của m bằng
A. 0,23. B. 2,3. C. 3,45. D. 0,46.
Câu 5: Để trung hoà 100 gam dung dịch HCl 1,825% cần bao nhiêu ml dung dịch Ba(OH)2 có pH bằng 13?
A. 500 ml. B. 0,5 ml. C. 250 ml. D. 50 ml.
Câu 6: Trộn 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,3M và HClO4 0,5M với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 aM, thu được dung dịch có pH = 3. Vậy a có giá trị là
A. 0,39. B. 3,999. C. 0,399. D. 0,398.
Câu 7: Trộn 100 ml dung dịch có pH=1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l), thu được 200 ml dung dịch có pH=12. Giá trị của a
A. 0,15. B. 0,30. C. 0,03. D. 0,12.
Câu 8: Trộn 250 ml dung dịch chứa hỗn hợp HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch NaOH aM thu được 500 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị a là
A. 0,13M. B. 0,12M. C. 0,14M. D. 0.10M.
Câu 5: Trộn 3 dung dịch H2SO4 0,1M, HCl 0,2M và HNO3 0,3M với thể tích bằng nhau, thu được dung dịch X. Cho 300 ml dung dịch X tác dụng với V lít dung dịch Y chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M được dung dịch Z có pH = 1. Giá trị của V là
A. 0,06. B. 0,08 . C. 0,30 . D. 0,36.
Câu 6: Cho 200 ml dung dịch X chứa hỗn hợp H2SO4 aM và HCl 0,1M tác dụng với 300 ml dung dịch Y chứa hỗn hợp Ba(OH)2 bM và KOH 0,05M, thu được 2,33 gam kết tủa và dung dịch Z có pH = 12. Giá trị của a và b lần lượt là
A. 0,01M và 0,01M. B. 0,02M và 0,04M.
C. 0,04M và 0,02M. D. 0,05M và 0,05M.
Câu 7: Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ xM, thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của m và x là
A. 0,5825 và 0,06. B. 0,5565 và 0,06. C. 0,5825 và 0,03. D. 0,5565 và 0,03.
Câu 8: Dung dịch X chứa hỗn hợp NaOH 0,25M và Ba(OH)2 0,15M, dung dịch Y chứa hỗn hợp H2SO4 0,5M và HNO3 0,2M. Trộn V lít dung dịch X với V’ lít dung dịch Y, thu được dung dịch Z có pH =3. Tỉ lệ V/V’ là
A. 2,17. B. 1,25. C. 0,46. D. 0,08.
Câu 9: Trộn hai dung dịch H2SO4 0,1M và HCl 0,3M với những thể tích bằng nhau, thu được dung dịch X. Lấy 450 ml dung dịch X cho tác dụng với V lít dung dịch Y gồm NaOH 0,15M và KOH 0,05M, thu được dung dịch Z có pH = 1. Giá trị của V là
A. 0,225. B. 0,155. C. 0,450. D. 0,650.
Câu 10: Trộn lẫn 3 dung dịch H2SO4 0,1M, HNO3 0,2M và HCl 0,3M với những thể tích bằng nhau, thu được dung dịch X. Lấy 300 ml dung dịch X cho phản ứng với V lít dung dịch Y gồm NaOH 0,2M và KOH 0,29M, thu được dung dịch Z có pH = 2. Giá trị V là
A. 0,134 lít. B. 0,214 lít. C. 0,414 lít. D. 0,424 lít.
3. Phản ứng của đơn bazơ (NaOH, KOH) với đa axit (H2SO4, H3PO4)
Câu 1: Trộn lẫn 500 ml dung dịch NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch H2SO4 0,1M, thu được dung dịch Y. Trong dung dịch Y có các sản phẩm là
A. Na2SO4. B. NaHSO4.
C. Na2SO4 và NaHSO4. D. Na2SO4 và NaOH.
Câu 2: Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M, muối thu được có khối lượng là
A. 14,2 gam. B. 15,8 gam. C.16,4 gam. D.11,9 gam.
Câu 3: Cho 100 ml dung dịch NaOH 4M tác dụng với 100 ml dung dịch H3PO4 aM, thu được 25,95 gam hai muối. Giá trị của a là
A. 1. B. 1,5. C. 1,25. D. 1,75.
Câu 4: Trộn lẫn 500 ml dung dịch H2SO4 0,3M với 200 ml dung dịch hỗn hợp NaOH aM, sau phản ứng thu được dung dịch X chứa 19,1 gam muối. Giá trị của a là
A. 0,5. B. 1. C. 1,5. D. 2.
Câu 5: Cho 14,2 gam P2O5 vào 200 gam dung dịch NaOH 8%, thu được dung dịch X. Nồng độ phần trăm tương của chất tan trong X là
A. Na2HPO4 và 11,2%. B. Na3PO4 và 7,66%.
C. Na2HPO4 và 13,26%. D. Na2HPO4; NaH2PO4 đều là 7,66%.
Câu 6: Thêm 150 ml dung dịch KOH 2M vào 120 ml dung dịch H3PO4 1M. Khối lượng các muối thu được trong dung dịch là
A. 10,44 gam KH2PO4; 8,5 gam K3PO4. B. 10,44 gam K2HPO4; 12,72 gam K3PO4.
C. 10,44 gam K2HPO4; 13,5 gam KH2PO4. D. 13,5 gam KH2PO4; 14,2 gam K3PO4.
IV. Phản ứng trao đổi
1. Sử dụng bảo toàn điện tích
Câu 1: Một cốc nước có chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl-, d mol HCO3-. Hệ thức liên hệ giữa a, b, c, d là
A. 2a+2b=c-d. B. a+b=c+d. C. 2a+2b=c+d. D. a+b=2c+2d.
Câu 2: Có hai dung dịch X, Y, mỗi dung dịch chứa 2 cation và 2 anion không trùng nhau trong các ion sau: K+ (0,15 mol); Fe2+ (0,1 mol); NH4+ (0,2 mol); H+ (0,2 mol); Cl- (0,1 mol); SO42- (0,15 mol); NO3- (0,2 mol); CO32- (0,075 mol). Thành phần của X, Y là:
A. X: Fe2+, H+, SO42-, Cl- và Y: K+, NH4+, CO32-, NO3-.
B. X: NH4+, H+, SO42-, CO32- và Y: K+, Fe2+, NO3-, Cl-.
C. X: Fe2+, H+, NO3-, SO42- và Y: K+, NH4+, CO32-, Cl-.
D. X: Fe2+, K+, SO42-, NO3- và Y: H+, NH4+, CO32-, Cl-.
Câu 3: Một dung dịch chứa 0,2 mol Na+; 0,1 mol Mg2+; 0,05 mol Ca2+; 0,15 mol HCO3- và x mol Cl-. Giá trị của x là
A. 0,35. B. 0,3. C. 0,15. D. 0,20.
Câu 4: Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl– và y mol SO42–. Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là
A. 0,01 và 0,03. B. 0,02 và 0,05. C. 0,05 và 0,01. D. 0,03 và 0,02.
Câu 5: Một dung dịch chứa 0,25 mol Cu2+; 0,2 mol K+; a mol Cl- và b mol SO42-. Tổng khối lượng muối có trong dung dịch là 52,4 gam. Giá trị của a và b lần lượt là
A. 0,4 và 0,15. B. 0,2 và 0,25. C. 0,1 và 0,3. D. 0,5 và 0,1.
Câu 6: Dung dịch X có chứa 0,3 mol Na+; 0,1 mol Ba2+; 0,05 mol Mg2+; 0,2 mol Cl- và x mol NO . Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 68,6. B. 53,7. C. 48,9. D. 44,4.
Câu 7: Một dung dịch X gồm 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,02 mol và a mol ion X (bỏ qua sự điện li của nước). Ion X và giá trị của a là
A. và 0,01. B. và 0,03. C. và 0,03. D. và 0,03.
Câu 8: Dung dịch X có 0,1 mol K+; 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Na+; 0,2 mol Cl- và a mol Y-. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Ion Y- và giá trị của m là
A. OH- và 30,3. B. NO3- và 23,1. C. NO3- và 42,9. D. OH- và 20,3.
Câu 9: Dung dịch X gồm 0,1 mol K+; 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Na+; 0,2 mol Cl- và a mol Y2-. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối khan. Ion Y2- và giá trị của m là
A. và 56,5. B. và 30,1. C. và 37,3. D. và 42,1.
Câu 10: Dung dịch X có chứa 5 ion: Mg2+, Ba2+, Ca2+, 0,1 mol Cl– và 0,2 mol NO3–. Thêm dần V lít dung dịch K2CO3 1M vào X đến khi được lượng kết tủa lớn nhất. V có giá trị là
A. 150 ml. B. 300 ml. C. 200 ml. D. 250 ml.
2. Sử dụng phương trình ion rút gọn và bảo toàn điện tích
Câu 1: Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 100 ml dung dịch X có chứa các ion NH4+, SO42-, NO3-, thu được 23,3 gam kết tủa và 6,72 lít (đktc) khí. Nồng độ mol/l của (NH4)2SO4 và NH4NO3 trong dung dịch X là bao nhiêu?
A. 1,5M và 2M. B. 1M và 1M. C. 1M và 2M. D. 2M và 2M.
Câu 2: Trộn dung dịch chứa Ba2+; 0,06 mol , 0,02 mol Na+ với dung dịch chứa 0,04 mol , 0,03 mol và Na+. Khối lượng kết tủa thu được sau khi trộn là
A. 1,97. B. 7,88. C. 5,91. D. 3,94.
Câu 3: Dung dịch X chứa các ion: CO32-, SO32-, SO42-, 0,1 mol HCO3- và 0,3 mol Na+. Thêm V lít dung dịch Ba(OH)2 1M vào X thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị nhỏ nhất của V là
A. 0,15. B. 0,25. C. 0,20. D. 0,30.
Câu 4: Dung dịch E chứa các ion Mg2+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch E ra hai phần bằng nhau: Cho phần một tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, được 0,58 gam kết tủa và 0,672 lít khí (đktc). Phần hai tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, được 4,66 gam kết tủa. Tổng khối lượng các chất tan trong dung dịch E bằng
A. 6,11gam. B. 3,055 gam. C. 5,35 gam. D. 9,165 gam.
Câu 5: Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng, thu được 0,672 lít khí (đktc) và 1,07 gam kết tủa. Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa. Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi)
A. 3,73 gam. B. 7,04 gam. C. 7,46 gam. D. 3,52 gam.
Câu 6: Có 500 ml dung dịch X chứa Na+, NH4+, CO32- và SO42-. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, thu 2,24 lít khí (đktc). Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thấy có 43 gam kết tủa. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu 4,48 lít khí NH3 (đktc). Khối lượng muối có trong 500 ml dung dịch X là
A. 14,9 gam. B. 11,9 gam. C. 86,2 gam. D. 119 gam.
Câu 7: Dung dịch X gồm Zn2+, Cu2+, . Để kết tủa hết ion trong 200 ml dung dịch X cần 400 ml dung dịch AgNO3 0,4M. Khi cho dung dịch NaOH dư vào 100 ml dung dịch X thu được kết tủa, nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được 1,6 gam chất rắn. Nồng độ mol của Zn2+ trong dung dịch X là
A. 0,2M. B. 0,3M. C. 0,4M. D. 0,1M.
Câu 8: Có 1 lít dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,1 mol/l và (NH4)2CO3 0,25 mol/l. Cho 43 gam hỗn hợp BaCl2 và CaCl2 vào dung dịch đó. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 39,7 gam kết tủa X và dung dịch Y. Phần trăm khối lượng các chất trong X là
A. 50%, 50%. B. 35,5%, 64,5%. C. 49,62%, 50,38%. D. 25,6%, 74,4%.
Câu 9: Hỗn hợp chất rắn X gồm 6,2 gam Na2O, 5,35 gam NH4Cl, 8,4 gam NaHCO3 và 20,8 gam BaCl2. Cho hỗn hợp X vào nước dư, đun nóng. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y chứa m gam chất tan. Giá trị m là
A. 42,55. B. 11,7. C. 30,65. D. 17,55.
Câu 10: Dung dịch X chứa 0,1 mol ; 0,3 mol ; 0,4 mol và a mol . Đun dung dịch X đến cạn thu được muối khan có khối lượng là
A. 49,4 gam. B. 28,6 gam. C. 37,4 gam. D. 23,2 gam.
V. Tính lưỡng tính của Al(OH)3, Zn(OH)2
Câu 1: Cho 1,05 mol NaOH vào 0,1 mol Al2(SO4)3. Hỏi số mol NaOH có trong dung dịch sau phản ứng là bao nhiêu?
A. 0,65 mol. B. 0,45 mol. C. 0,75 mol. D. 0,25 mol.
Câu 2: Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 mol; Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 2,568. B. 1,560. C. 4,908. D. 5,064.
Câu 3: Cho 200 ml dung dịch KOH 0,9M; Ba(OH)2 0,2M vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,3M và Al2(SO4)3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kết tủa thu được là
A. 9,32 gam. B. 10,88 gam. C. 14 gam. D. 12,44 gam.
Câu 4: Hoà tan 0,24 mol FeCl3 và 0,16 mol Al2(SO4)3 vào dung dịch chứa 0,4 mol H2SO4 được dung dịch X. Thêm 1,3 mol Ba(OH)2 nguyên chất vào dung dịch X thấy xuất hiện kết tủa Y. Khối lượng tủa Y là
A. 344,18 gam. B. 0,64 gam. C. 41,28 gam. D. 246,32 gam.
Câu 5: Cho 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị nhỏ nhất của V là
A. 1,2. B. 2. C. 2,4. D. 0,6.
Câu 6: Cho 1 mol KOH vào dung dịch chứa a mol HNO3 và 0,2 mol Al(NO3)3. Để thu được 7,8 gam kết tủa thì giá trị lớn nhất của a thỏa mãn là
A. 0,75 mol. B. 0,5 mol. C. 0,7 mol. D. 0,3 mol.
Câu 7: Trộn 200 ml dung dịch NaOH 1M với 100 ml dung dịch HCl xM, thu được dung dịch X. Cho dung dịch X vào 200 ml dung dịch AlCl3 0,5M, thu được 1,56 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 0,6M. B. 1M. C. 1,4M. D. 2,8M.
Câu 8: Cho 3,42 gam Al2(SO4)3 vào 50 ml dung dịch NaOH, thu được 1,56 gam kết tủa và dung dịch X. Nồng độ mol của dung dịch NaOH là
A. 1,2M. B. 2,4M. C. 3,6M. D. 1,2M và 3,6M.
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Bài tập trắc nghiệm Sự Điện Li - Chuyên đề Hóa 11 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Lời giải chi tiết đề thi THPT quốc gia 2018 môn Hóa - Mã đề 214
-
Xem video: 40 câu trắc nghiệm Dao động cơ Vật lý 12 có video lời giải
-
Thi Online: Thi thử THPT QG môn Vật Lý lần 6 năm 2018
Chúc các em học tập tốt !