YOMEDIA

Bài tập trắc nghiệm Sự biến dạng của thân và lá Sinh học 6 năm 2020 có đáp án

Tải về
 
NONE

Qua nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm Sự biến dạng của thân và lá Sinh học 6 năm 2020 có đáp án được HOC247 biên soạn và tổng hợp với mục đích có thêm tài liệu giúp các em học sinh ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm bài, đạt kết quả cao trong học tập. Mời các em cùng theo dõi.

ATNETWORK
YOMEDIA

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM SỰ BIẾN DẠNG CỦA THÂN VÀ LÁ

SINH HỌC 6 NĂM 2020

 

Câu 1. Cây nào dưới đây có thân rễ?

A. Tre                       B. Khoai tây                C. Cà chua                  D. Bưởi

Câu 2. Cây nào dưới đây không có thân củ?

A. Cây chuối
B. Cây củ đậu
C. Cây su hào
D. Cây khoai tây

Câu 3. Thân biến dạng của cây nào dưới đây khác với thân biến dạng của những cây còn lại?

A. Cỏ tranh              B. Khoai tây                C. Sen                         D. Nghệ

Câu 4. Dạng thân mọng nước được tìm thấy ở loài thực vật nào dưới đây?

A. Lá lốt
B. Cau
C. Lê gai
D. Vạn niên thanh

Câu 5. Dựa vào vị trí của củ so với mặt đất, em hãy cho biết cây nào dưới đây nào dưới đây không cùng nhóm với những cây còn lại?

A. Su hào                 B. Khoai tây                C. Chuối                      D. Súng

Câu 6. Vỏ của củ nào dưới đây sẽ chuyển sang màu xanh lục khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời?

A. Khoai lang                      B. Khoai tây                C. Sắn             D. Cà rốt

Câu 7. Những cây có thân mọng nước thường sống ở

A. Vùng hàn đới.
B. Vùng ôn đới.
C. Nơi khô hạn.
D. Nơi ẩm thấp.

Câu 8. Các cây cỏ dại rất khó để triệt tận gốc, nguyên nhân chủ yếu là vì chúng thường sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng

A. Thân củ.              B. Thân rễ.                  C. Rễ củ.                     D. Lá.

Câu 9. Củ của cây nào dưới đây thực chất là do thân biến đổi thành?

A. Tỏi                       B. Lạc             C. Sắn                          D. Chuối

Câu 10. Cây nào dưới đây ngoài thân ngầm còn có thân trên mặt đất?

A. Tre
B. Khoai tây
C. Gừng
D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 11: Cây gừng, cây dong ta là loại thân nào sau đây?

A. Thân mọng nước

B. Thân củ

C. Thân rễ

D. Cả 3 đáp án trên đều sai

Câu 12: Cây xương rồng, cành giao là loại thân nào sau đây?

A. Thân củ

B. Thân rễ

C. Thân mọng nước

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 13: Ý nào đúng khi nói về sự giống và khác nhau giữa củ khoai tây và củ khoai lang?

A. Củ khoai lang và củ khoai tây đều là rễ củ

B. Củ khoai tây là thân củ, củ khoai lang là rễ củ

C. Củ khoai lang và củ khoai tây đều là thân củ

D. Củ khoai tây là rễ củ, củ khoai lang là thân củ

Câu 14: Trong các loại cây sau đây, cây nào có thân biến dạng thành thân rễ?

A. Cây gừng, cây nghệ

B. Cây su hào, cây cà rốt

C. Cây khoai tây, cây nghệ

D. Cây xương rồng, dong ta

Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không phải của cây mọng nước?

A. Trữ nước trong lá, thân và rễ

B. Không có khả năng trữ nước trong cơ thể

C. Cây có khả năng trữ nhiều nước

D. Thích nghi với khí hậu và đất đai khô hạn

Câu 16: Đặc điểm của thân củ

A. Trong thực vật học là một loại rễ bên đã biến đổi, phình to ra với chức năng của một cơ quan lưu trữ các chất dinh dưỡng. Vì thế, về nguồn gốc nó khác với thân củ nhưng chức năng và bề ngoài thì tương tự và gần giống với thân củ.

B. Gồm 2 loại: nằm trên mặt đất và nằm dưới mặt đất; chứa dự trữ chất hữu cơ để cây dùng khi mọc chồi, ra hoa, tạo quả.

C. Là những loài thực vật có một số thành phần dày và nhiều thịt hơn bình thường, thường để giữ nước khi sinh trưởng ở nơi điều kiện đất hay khí hậu khô cằn

D. Tất cả đều đúng

Câu 17: Đặc điểm của thân rễ

A. Gồm 2 loại: nằm trên mặt đất và nằm dưới mặt đất; chứa dự trữ chất hữu cơ để cây dùng khi mọc chồi, ra hoa, tạo quả.

B. Là những loài thực vật có một số thành phần dày và nhiều thịt hơn bình thường, thường để giữ nước khi sinh trưởng ở nơi điều kiện đất hay khí hậu khô cằn

C. Trong thực vật học là một loại rễ bên đã biến đổi, phình to ra với chức năng của một cơ quan lưu trữ các chất dinh dưỡng. Vì thế, về nguồn gốc nó khác với thân củ nhưng chức năng và bề ngoài thì tương tự và gần giống với thân củ.

D. Tất cả đều đúng

Câu 18: Ngoài khả năng trữ nước, cây mọng nước không có các đặc điểm sau?

A. Bề mặt có lông hay gai nhằm tạo môi trường ẩm bao quanh bề mặt cây và cũng giúp giảm bớt tốc độ của luồng không khí quanh bề mặt. Điền này giúp giữ ẩm cho cây và giúp hạn chế thoát hơi nước.

B. Không có hoặc ít lá hoặc lá có dạng hình cầu.Lá có ít khí khổng. Khí khổng là lổ nhỏ li ti trên lá và thân giúp cây trao đổi chất qua môi trường không khí. Ít khí khổng giúp cây ít bị thoát hơi nước qua lá và thân.

C. Rễ mọc cạn sát bề mặt đất. Điều này giúp cây có thể hấp thu nước dù chỉ với một lương nước tưới nhỏ phun sương trên đất hay thậm chí là sương sớm đọng trên mặt đất.

D. Quang hợp theo kiểu CAM. Các lỗ nhỏ trên lá (gọi là khí khổng) chỉ mở ra vào ban ngày để giảm thoát nước qua là. Thân là nơi quang hợp chính thay vì lá. Tăng trưởng chậm.

Câu 19. Cây nào dưới đây có dạng lá bắt mồi?

A. Nắp ấm                B. Cà chua                  C. Rong đuôi chó                    D. Rau dền

Câu 20. Lá vảy được tìm thấy ở loại củ nào dưới đây?

A. Lạc                      B. Dong ta                   C. Khoai tây                D. Khoai lang

Câu 21. Hiện tượng lá biến đổi thành gai ở cây xương rồng có ý nghĩa gì?

A. Giúp đào thải muối dư thừa qua gai ra ngoài cơ thể
B. Giúp tăng cường khả năng hút nước và muối khoáng
C. Giúp cây tự vệ, chống lại kẻ thù gây hại
D. Giúp hạn chế sự thoát hơi nước trong điều kiện khí hậu khô hạn

Câu 22. Củ nào dưới đây thực chất được tạo thành do sự phình to của bẹ lá?

A. Củ đậu                 B. Củ hành                  C. Củ su hào                           D. Củ chuối

Câu 23. Lá vảy của củ hoàng tinh có màu

A. Hồng phấn.                      B. Tím than.               C. Trắng ngà.              D. Vàng nâu.

Câu 24. Ở đậu Hà Lan tồn tại loại lá biến dạng nào?

A. Lá biến thành gai
B. Lá biến thành tay móc
C. Lá biến thành tua cuốn
D. Lá phình to chứa chất dự trữ

Câu 25. Nhóm nào dưới đây gồm những cây có lá biến dạng?

A. Mây, mướp, hành tây, bèo đất
B. Gừng, cam, chuối, hồng xiêm
C. Mướp đắng, su su, diếp cá, húng chanh
D. Tía tô, roi, ổi, sim

Câu 26. Cây nào dưới đây có lá vảy?

A. Cà rốt                  B. Khoai lang              C. Riềng                      D. Sắn

Câu 27. Tay móc ở cây mây có vai trò chính là gì?

A. Là nơi thải các chất dư thừa ra khỏi cây
B. Giúp cây bắt mồi
C. Giúp cây bám vào giá thể để leo lên cao
D. Là nơi dự trữ chất dinh dưỡng

Câu 28. Cây nào dưới đây có lá biến dạng tương tự như cây xương rồng?

A. Vừng                   B. Lê gai                     C. Gọng vó                  D. Hành hoa

Câu 29: Lá cây xương rồng biến thành gai để

A. Giảm sự thoát hơi nước.

B. Làm chức năng dự trữ.

C. Quang hợp tốt hơn.

D. Tất cả đều sai.

Câu 30: Một số loài cây có tua cuốn nhằm

A. Hút chất dinh dưỡng của loài cây khác.

B. Để cây bám và leo lên cao.

C. Giúp cây có nhiều trái.

D. Hút nước và muối khoáng từ môi trường.

Câu 31: Cây nắp ấm được gọi là loài cây ăn thịt vì

A. Chúng tiết dịch tiêu hoá các loài sâu bọ khi lọt vào thành bình.

B. Chúng ăn thịt người.

C. Chúng ăn thịt tất cả các loài động vật.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 32: Cây hành bẹ lá biến thành củ phình to nhằm

A. Chứa chất dự trữ.

B. Quang hợp tốt hơn.

C. Giúp cây tự vệ.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 33: Lá vảy có chức năng:

A. Che chở, bảo vệ cho chồi của thân rễ.

B. Che chở, bảo vệ cho chồi mầm.

C. Bảo vệ cho rễ mầm.

D. Bảo vệ cho thân mầm.

Câu 34: Hiện tượng lá biến đổi thành gai ở cây xương rồng có ý nghĩa gì?

A. Giúp đào thải muối dư thừa qua gai ra ngoài cơ thể

B. Giúp tăng cường khả năng hút nước và muối khoáng

C. Giúp cây tự vệ, chống lại kẻ thù gây hại

D. Giúp hạn chế sự thoát hơi nước trong điều kiện khí hậu khô hạn

Câu 35: Gai là bộ phận

A. Gặp ở những cây mọc nơi khô hạn, do lá biến đổi thành, có tác dụng giảm sự thoát hơi nước; thân chứa diệp lục làm nhiệm vụ quang hợp

B. Gặp ở các thân rễ nằm trong đất, có nhiệm vụ che chở cho thân và các chồi của thân

C. Lá biến đổi thành những bộ phận bẫy, bắt sâu bọ nhờ các dịch hấp dẫn và tiêu hóa sâu bọ

D. Do lá ngọn biến đổi giúp cây bám vào giàn leo lên cao

Câu 36: Tay móc, tua cuốn là bộ phận

A. Lá biến đổi thành những bộ phận bẫy, bắt sâu bọ nhờ các dịch hấp dẫn và tiêu hóa sâu bọ

B. Gặp ở những cây mọc nơi khô hạn, do lá biến đổi thành, có tác dụng giảm sự thoát hơi nước; thân chứa diệp lục làm nhiệm vụ quang hợp

C. Do lá ngọn biến đổi giúp cây bám vào giàn leo lên cao

D. Gặp ở các thân rễ nằm trong đất, có nhiệm vụ che chở cho thân và các chồi của thân

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

B

C

A

B

C

B

D

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

C

B

A

B

A

C

A

A

B

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

D

B

B

C

A

C

C

B

A

B

31

32

33

34

35

36

 

 

 

 

A

A

A

D

A

C

 

 

 

 

 

 ---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm Sự biến dạng của thân và lá Sinh học 6 năm 2020 có đáp án. Để xem thêm các tài liệu khác các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tham khảo và tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON