YOMEDIA

Bài tập trắc nghiệm ôn tập nhóm Cacbon môn Hóa học 11 năm 2020

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bài tập trắc nghiệm ôn tập nhóm Cacbon môn Hóa học 11 năm 2020. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

ATNETWORK
YOMEDIA

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP NHÓM CACBON MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020

 

Câu 1: Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính?

   A. O3                                    B. NOx                        C. CFC                                    D. CO2

Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về một số tính chất như độ cứng, khả năng dẫn điện giữa kim cương và than chì là

   A. Kim cương là kim loại còn than chị là phi kim.

   B. Chúng có thành phần nguyên tố cấu tạo khác nhau.

   C. Chúng có cấu tạo mạng tinh thể khác nhau.

   D. Kim cương cứng còn than chì mềm.

Câu 3: Hỗn hợp nào dưới đây được gọi là thủy tinh lỏng?

   A. Na2SiO3.CaSiO3.                                                C. K2SiO3.BaSiO3.

   B. Na2SiO3.K2SiO3.                                                D. CaSiO3.BaSiO3.

Câu 4: Các bình chữa cháy CO2 không dùng để dập tắt các đám cháy

   A. do xăng, dầu.                                                      C. do rò rỉ khí gas, chập điện.

   B. do các kim loại sắt, thép.                                    D. do các kim loại nhôm, magie.

Câu 5: Ngành sản xuất không thuộc công nghiệp silicat:

   A. sản xuất xi măng.                                                C. sản xuất chất dẻo.  

   B. sản xuất thủy tinh.                                               D. sản xuất đồ gốm.

Câu 6: Nước đá khô là chất nào dưới đây?

   A. CO rắn                 B. CO2 rắn.                             C. H2O rắn.                             D. SO2 rắn.

Câu 7: Phương trình nào sau đây viết không đúng?

   A. CO + K2O → CO2 + 2K                                     C. CO + FeO → CO2 + Fe

   B. CO + MgO → CO2 + Mg                                    D. 3CO + Al2O3 → 3CO2 + 2Al

Câu 8: Khả năng nhận thêm electron để đạt cấu hình bền vững của khí hiếm từ Cacbon đến Chì thay đổi thế nào?

   A. Tăng dần.                                                            C. Không đổi.

B.Giảm dần.                                                                D. Không có qui luật.

Câu 9: Tính chất nào sau đây của than hoạt tính giúp con người chế tạo các thiết bị phòng độc, lọc nước?

   A. Than hoạt tính dễ cháy.                                      

   B. Than hoạt tính có cấu trúc lớp.  

C. Than hoạt tính có khả năng hấp phụ cao. 

   D. Than hoạt tính hòa tan tốt trong nhiều dung môi.

Câu 10: Nhận định nào sau đây đúng?

   A. Tất cả các muối cacbonat đều tan tốt trong nước.

   B. Tất cả các muối cacbonat đều không tan tốt trong nước.

   C. Tất cả các muối cacbonat đều bị nhiệt phân.

   D. Tất cả các muối cacbonat đều bị nhiệt phân, trừ muối cacbonat của kim loại kiềm.

Câu 11: Để làm sạch các hạt cát bám trên bề mặt vật dụng làm bằng kim loại có thể dùng:

   A. dd HNO3 loãng.              B. dd HF                     C. dd NaOH loãng.     D. dd H2SO4 loãng.

Câu 12: Không nên để động cơ chạy dầu điezen trong phòng kín, vì:

   A. khi hoạt động, động cơ điezen sinh ra khí SO2 độc.

   B. khi hoạt động, động cơ điezen tiêu thụ O2 sinh ra khí CO2.

   C. khi hoạt động, động cơ điezen có nhiều hidrocacbon chưa cháy hết là những chất độc.

   D. khi hoạt động, động cơ điezen sinh ra khí CO độc.

Câu 13: Quặng boxit nhôm có thành phần chủ yếu là Al2O3 lẫn các tạp chất SiO2 và Fe2O3. Để làm sạch quặng boxit có thể dùng:

   A. dd NaOH đặc và khí CO2.                                              C. dd NaOH loãng và khí CO2.

   B. dd NaOH đặc và dd HCl.                                                D. dd NaOH loãng và dd HCl.

Câu 14: Lượng CO2 trong không khí được điều tiết bởi yếu tố nào dưới đây?

   A. Quá trình quang hợp của cây xanh.

   B. Cân bằng hóa học giữa CO2 , CaCO3, Ca(HCO3)2 trong nước biển.

   C. Hạn chế sử dụng các nguyên liệu hóa thachjtheo công ước quốc tế.

   D. Cả 3 yếu tố trên.

Câu 15: Để khắc chữ hoặc hình trên thủy tinh người ta sử dụng dung dịch:

   A. Na2SiO3.                         B. H2SiO3.                              C. HCl.                                    D. HF.

Câu 16: Để khử mùi trong tủ lạnh người ta cho vào tủ lạnh một ít than gỗ, vì:

   A. than gỗ có tính khử mạnh.

   B. than gỗ xúc tác cho quá trình chuyển hóa các chất khí có mùi hôi thành chất không mùi.

   C. than gỗ có khả năng phản ứng với các khí có mùi tạo thành chất không mùi.

   D. than gỗ có khả năng hấp phụ các khí có mùi hôi.

Câu 17: Dẫn luồng khí CO dư qua ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3.Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, hỗn hợp rắn còn lại trong ống sứ gồm:

   A. Al, Cu, Mg, Fe.                                                               C. Al2O3, Cu, MgO, Fe.         

   B. Al2O3, Cu, Mg, Fe.                                                          D. Al, Cu, MgO, Fe.

Câu 18: Khi trộn dung dịch Na2CO3 với dung dịch FeCl3 thì hiện tượng quan sát được là:

   A. dung dịch xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu.

   B. có các bọt khí không màu thoát ra khỏi dung dịch.

   C. dung dịch xuất hiện kết tủa màu lục nhạt.

   D. dung dịch xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu, đồng thời thoát ra bọt khí không màu.

Câu 19: Nghiền thủy tinh thành bột rồi cho vào nước cất, nhỏ thêm vài giọt phenolphtalein. Màu của dung dịch thu được là:

   A. không màu.         B. màu đỏ.                               C. màu hồng.                           D. màu tím.

Câu 20: Nhận xét không chính xác về cacbon đioxit

   A. Chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí.

   B. Chất khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính.

   C. Chất khí không độc nhưng không duy trì sự sống.

   D. Chất khí được dùng để chữa cháy, nhất là các đám cháy kim loại.

Câu 21: Theo chiều từ cacbon đến chì:

   A. tính kim loại giảm dần.                                                   C. giá trị độ âm điện tăng dần.

   B. bán kính nguyên tử tăng dần.                                          D. số electron hóa trị giảm dần.

Câu 22: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp MgCO3, CaCO3 rồi cho toàn bộ khí thoát ra (khí X) hấp thụ vừa hết bằng dung dịch Ca(OH)2, thu được kết tủa Y và dung dịch Z. X, Y, Z lần lượt là

   A. CO2, CaCO3, Ca(OH)2.                                                  C. CO2, CaCO3, Ca(HCO3)2.

   B. CO2, Ca(HCO3)2, CaCO3.                                               D. CO2, Ca(OH)2, Ca(HCO3)2.

Câu 23: Trong phản ứng hóa học cacbon

   A. chỉ thể hiện tính khử.                                                      C. chỉ thể hiện tính oxi hóa.

   B. không thể hiện tính khử hay oxi hóa.                              D. thể hiện cả tính khử và oxi hóa.

Câu 24:Điều không đúng khi nói về CO

   A. Là một oxit axit.                                                              C. Là chất khử mạnh.

   B. Chất khí không màu, ít tan trong nước.              D. Liên kết giữa C và O là liên kết ba.

Câu 25: Hóa chất không nên đựng trong các bình thủy tinh có nút nhám

   A. dung dịch H2SO4 đặc.                                                     C. dung dịch HNO3 đặc.

   B. dung dịch NaOH đặc.                                                      D. dung dịch HCl đặc.

Câu 26: Điều nào sau đây sai?

   A. Silicagen là axit silixic khi bị mất nước.

   B. Axit silixic là axit yếu nhưng mạnh hơn axit cacbonic.

   C. Tất cả các muối silicat đều không tan (trừ muối của kim loại kiềm và amoni).

   D. Thủy tinh lỏng là dung dịch muối của K+, Na+, SiO32-.

Câu 27: Dung dịch có pH > 7

   A. Na2SiO3.                         B. KNO3.                                C. NH4Cl.                   D. Fe2(SO4)3.

Câu 28: Dung dịch X làm quì tím hóa xanh, dung dịch Y không làm đổi màu quì tím. Trộn X và Y thấy tạo thành kết tủa. X, Y lần lượt là

   A. NaHCO3 và BaCl2.                                                         C. Na2CO3 và BaCl2.

   B. Na2CO3 và Ba(OH)2.                                                      D. NaHCO3 và Ba(OH)2.

Câu 29: Để tách CO2 ra khỏi hỗn hợp với HCl và hơi nước, có thể dẫn hỗn hợp trên qua các bình đựng các hóa chất:

   A. NaOH và H2SO4 đặc.                                                      C. H2SO4 đặc và KOH.

   B. Na2CO3 và P2O5.                                                            D. NaHCO3 và P2O5.

Câu 30: Cacbon phản ứng được với tất cả các chất:

   A. Fe2O3, Ca, CO2, H2, HNO3 đặc, H2SO4 đặc.

   B. Al2O3, Ca, CO2, CaO, HNO3 đặc, H2SO4 đặc.

   C. Fe2O3, MgO, CO2, HNO3, H2SO4 đặc.

   D. CO2, H2O , HNO3 đặc, H2SO4 đặc, CaO.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

..

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bài tập trắc nghiệm ôn tập nhóm Cacbon môn Hóa học 11 năm 2020, để xem nội dung đáp án đầy đủ, chi tiết phần tự luận vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp tới!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON