YOMEDIA

Bài tập trắc nghiệm ôn tập kiểm tra giữa HK2 môn Sinh học 11 năm 2020 - Trường THPT Đồng Hỷ có đáp án

Tải về
 
NONE

Hoc247 xin giới thiệu tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập kiểm tra giữa HK2 môn Sinh học 11 năm 2020 - Trường THPT Đồng Hỷ có đáp án bao gồm 24 câu hỏi trắc nghiệm khái quát kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở động vật và thực vật, hoomon,... trong chương trình Sinh học 11 sẽ giúp các em vừa ôn tập vừa củng cố các kỹ năng làm bài. Nội dung chi tiết xem tại đây!

ATNETWORK
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT ĐỒNG HỶ

KIỂM TRA ÔN TẬP GIỮA HK2

NĂM HỌC: 2019-2020

MÔN: SINH HỌC 11

Câu 1: Sinh trưởng sơ cấp của cây là:

A. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động của nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây một lá mầm.

B. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động của nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây hai lá mầm.

C. Sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

D. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động của nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ có ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.

Câu 2: Tương quan giữa GA/AAB điều tiết trạng thái sinh lí của hạt như thế nào?

A. Trong hạt khô, GA rất thấp, AAB đạt giá trị cực đại. Trong hạt nẩy mầm GA tăng nhanh đạt trị số cực đại, AAB giảm xuống rất mạnh.

B. Trong hạt nẩy mầm AAB có trị số lớn hơn GA.

C. Trong hạt khô GA đạt trị số cực đại, AAB rất thấp. Trong hạt nẩy mầm GA giảm xuống rất mạnh, AAB đạt trị số cực đại.

D. Trong hạt khô GA và AAB đạt trị số ngang nhau.

Câu 3: Vì sao đối với động vật biến nhiệt khi trời rét thì sinh trưởng và phát triển chậm?

A. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản giảm.

B. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng.

C. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng mạnh tạo nhiều năng lượng để chống rét.

D. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng.

Câu 4: Các kiểu hướng động dương ở rễ là:

A. Hướng đất, hướng nước, hướng sáng.    B. Hướng đất, hướng hóa, hướng sáng.

C. Hướng đất, hướng hoá, hướng nước.      D. Hướng sáng, hướng hoá, hướng nước.

Câu 5: Ứng động khác với hướng động ở đặc điểm cơ bản nào?

A. Có sự vận động vô hướng.                       B. Có nhiều tác nhân kích thích.

C. Tác nhân kích thích không định hướng.  D. Không liên quan đến sự phân chia TB.

Câu 6: Quang chu kì là:

A. tương quan độ dài ngày và đêm.           

B. thời gian chiếu sáng trong một ngày.

C. thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối bằng nhau trong một ngày.

D. tương quan độ dài ban ngày và ban đêm trong một mùa.

Câu 7: Hệ thần kinh của côn trùng có:

A. Hạch đầu, hạch bụng, hạch lưng.               B. Hạch đầu, hạch thân, hạch lưng.

C. Hạch đầu, hạch ngực, hạch bụng.               D. Hạch đầu, hạch ngực, hạch lưng.

Câu 8: Biến thái là:

A. Sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc từ nở từ trứng ra.

B. Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

C. Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

D. Sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

Câu 9: Xináp là:

A. Diện tiếp xúc giữa các TBTK với nhau hay với các TB khác (TB cơ, TB tuyến)

B. Diện tiếp xúc chỉ giữa TB TK với TB cơ.   

C. Diện tiếp xúc chỉ giữa TB TK với TB tuyến.

D. Diện tiếp xúc giữa các TB cạnh nhau.

Câu 10: Vì sao không sự dụng auxin nhân tạo đối với nông phẩm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn?

A. Vì làm giảm năng suất của cây sử dụng lá.   

B. Vì làm giảm năng suất của cây sử dụng củ.

C. Vì làm giảm năng suất của cây sử dụng thân.

D. Vì không có enzim phân giải nên được tích luỹ trong nông phẩm sẽ gây độc hại cho người và động vật.

Câu 11: Vì sao K+ có thể khuếch tán từ trong ra ngoài màng tế bào?

A. Do K+ bị lực đẩy cùng dầu của Na+.     

B. Do K+ có kích thước nhỏ.

C. Do K+ mang điện tích dương.              

D. Do cổng K+ mở và nồng độ bên trong màng của K+ cao.

Câu 12: Ecdixon có tác dụng:

A. Gây ức chế lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

B. Gây lột xác ở sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm

C. Gây ức chế lột xác ở sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm

D. Gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm

Câu 13: Máu trao đổi chất với tế bào ở đâu?

A. Qua thành động mạch và mao mạch.   B. Qua thành tĩnh mạch và mao mạch.

C. Qua thành động mạch và tĩnh mạch.    D. Qua thành mao mạch.

Câu 14: Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?

A. Tiêu hoá nội bào.          B. Tiêu hoá nội bào và tiêu hoá ngoại bào

C. Tiêu hoá ngoại bào.       D. Một số tiêu hoá nội bào, một số tiêu hoá ngoại bào.

Câu 15: Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt là:

A. Chỉ nuốt thức ăn.                                   B. Nhai thức ăn trước khi nuốt.

C. Dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt.       D. Vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn.

Câu 16: Các loài thân mềm và chân khớp sống trong nước có hình thức hô hấp nào?

A. Hô hấp băng hệ thống ống khí.      B. Hô hấp bằng mang.

C. Hô hấp bằng phổi.                          D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.

Câu 17: Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kép so với tuần hoàn đơn?

A. Tốc độ máu chảy nhanh hơn, máu đi được xa hơn.               

B. Máu giàu oxi được tim bơm đi tạo áp lực đẩy máu đi rất lớn.

C. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng hơn.

D. Máu đi đến các cơ quan nhanh nên làm tăng hiệu quả trao đổi khí và trao đổi chất.

Câu 18: Khi cá thở ra, diễn biến nào dưới dây đúng?

A. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng.

B. Cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang đóng.

C. Cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang mở.

D. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở.

Câu 19: Cân bằng nội môi là:

A. Duy trì sự ổn định của môi trường trong mô.          

B. Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.

C. Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ quan.   

D. Duy trì sự ổn định của môi trường trong TB.

Câu 20: Nhân tố quan trọng điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là:

A. Hooc môn.                                  B. Thức ăn.              

C. Nhân tố di truyền                        D. Nhiệt độ và ánh sáng.

Câu 21: Tuổi của cây một năm được tính theo:

A. Số lá.                  B. Số cành.                           C. Số lóng.                 D. Số chồi nách.

Câu 22: Khẳng định nào sau đây mô tả đúng nhất về hành động vị tha?

A. Hành động vị tha làm lợi cho cả người hành động và người được nhận.

B. Hành động vị tha làm lợi cho cá thể nhận nhưng có hại đôi chút cho người hành động .

C. Hành động vị tha làm lợi cho người hành động và gây hại cho người được nhận.

D. Cả người hành động và người nhận đều bị hại.

Câu 23: Vì sao tập tính học được của động vật không xương sống rất ít được hình thành?

A. Vì không có thời gian để học tập.       B. Vì số TBTK không nhiều và tuổi thọ thường ngắn

C. Vì sống trong môi trường đơn giản.    D. Vì khó hình thành mối liên hệ giữa các nơron

Câu 24: Xung thần thần kinh là:

A. Thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động.     

B. Sự xuất hiện điện thế hoạt động.

C. Thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động.                

D. Thời điểm sau khi xuất hiện điện thế hoạt động.

{-- Nội dung đáp án của Bài tập trắc nghiệm ôn tập kiểm tra giữa HK2 môn Sinh học 11​ năm 2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Bài tập trắc nghiệm ôn tập kiểm tra giữa HK2 môn Sinh học 11 năm 2020 - Trường THPT Đồng Hỷ có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:  

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON