Hoc247 xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập chương Sinh sản Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trung tâm GDNN-GDTX Lập Thạch tài liệu bao gồm 60 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập các kiến thức HK2 trong chương trình Sinh học 11. Mời các em tham khảo tại đây!
SINH SẢN
CÂU HỎI ÔN TẬP SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT
Câu 1: Đặc điểm nào không đúng với sinh sản vô tính ở động vật?
A. Cá thể có thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn sinh sản bình thường.
B. Đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền qua các thế hệ cơ thể.
C. Tạo ra số luợng lớn con cháu trong thời gian ngắn.
D. Có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của điều kiện môi trường.
Câu 2: Sự thụ tinh ở ếch nhái và đa số loài cá là.
A. thụ tinh trong. B.thụ tinh ngoài.
C. tự thụ tinh. D. thụ tinh chéo.
Câu 3: Sinh sản vô tính ở động vật là:
A. Một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể giống và khác mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
B. Một cá thể luôn sinh ra nhiều cá thể giống mình, có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
C. Một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
D. Một cá thể luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
Câu 4: Sinh sản hữu tính ở hầu hết động vật là một quá trình gồm 3 giai đoạn nối tiếp là:
A. giảm phân hình thành tinh trùng và trứng à thụ tinh tạo thành hợp tử à Phát triển phôi và hình thành cơ thể mới.
B. giảm phân hình thành tinh trùng và trứng à Phát triển phôi và hình thành cơ thể mới.
C. phát triển phôi và hình thành cơ thể mới à thụ tinh tạo thành hợp tử à giảm phân hình thành tinh trùng và trứng.
D. giảm phân hình thành tinh trùng và trứng à thụ tinh tạo thành hợp tử
Câu 5: Trong hình thức sinh sản trinh sinh gặp ở loài ong thì các trứng không được thụ tinh sẽ phát triển thành:
A. ong thợ chứa (n) NST. B. ong chúa chứa (n) NST.
C. ong đực chứa (n) NST. D. ong đực, ong thợ và ong chúa.
Câu 6: Cho các phát biểu sau về so sánh sự giống nhau giữa sinh sản hữu tính ở thực vật và động vật:
- đều có sự kết hợp giao tử đực (n) và giao tử cái à Hợp tử (2n)
- hợp tử (2n) phát triển thành cơ thể mới mang thông tin di truyền của cả cơ thể bố và mẹ.
- có quá trình giảm phân hình thành giao tử, thụ tinh và phát triến của hợp tử
- có quá trình nguyên phân hình thành giao tử, thụ tinh và phát triến của hợp tử.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là :
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 7: Cừu Dolly (05/07/1996 – 14/02/2003) thuộc giống cừu Dorset Phần Lan, là động vật có vú đầu tiên được tạo ra nhờ kỹ thuật này. Nó được tạo ra bởi Ian Wilmut, Keith Campbell và các cộng sự tại Viện Roslin ở Edinburgh, Scotland. Kỹ thuật đề cập tới ở trên là:
A. nhân bản vô tính B. thụ tinh nhân tạo
C. nuôi cấy mô sống D. trinh sinh
Câu 8: Hạn chế của sinh sản vô tính là:
A. Tạo ra các thế hệ con cháu không đồng nhất về mặt di truyền, nên thích nghi khác nhau trước điều kiện môi trường thay đổi.
B. Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng đồng nhất trước điều kiện môi trường thay đổi.
C. Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng kém trước điều kiện môi trường thay đổi.
D. Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng tốt trước điều kiện môi trường thay đổi.
Câu 9: Hướng tiến hoá về sinh sản của động vật là:
A. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.
B. Từ hữu tính đến vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.
C. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ trứng đến đẻ con.
D. Từ vô tính đến hữu tính, thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng.
Câu 10: Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở động vật?
A. Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.
B. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
C. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
D. Là hình thức sinh sản phổ biến.
Câu 11: Hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật diễn ra đơn giản nhất?
A. Nảy chồi. B. Trinh sinh. C. Phân mảnh. D. Phân đôi.
Câu 12: Hình thức sinh sản vô tính nào có ở động vật không xương sống và có xương sốn
A. Phân đôi. B. Nảy chồi. C. Trinh sinh. D. Phân mảnh.
Câu 13: Bản chất của quá trình thụ tinh ở động vật là:
A. Sự kết hợp của hai giao tử đực và cái.
B. Sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái.
C. Sự kết hợp các nhân của nhiều giao tử đực với một nhân của giao tử cái.
D. Sự klết hợp hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) của hai giao tử đực và cái tạo thành bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) ở hợp tử.
Câu 14: Điều nào không đúng khi nói về thụ tinh ở động vật?
A. Tự phối (tự thụ tinh) là sự kết hựp giữa 2 giao tử đực và cái cùng được phát sinh từ một cơ thể lưỡng tính.
B. Các động vật lưỡng tính chỉ có hình thức tự thụ tinh.
C. Giao phối (thụ tinh chéo) là sự kết hợp giữa hai giao tử đực và cái được phát sinh từ hai cơ thể khác nhau.
D. Một số dạng động vật lưỡng tính vẫn xảy ra thụ tinh chéo.
Câu 15: Hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật sinh ra được nhiều cá thể nhất từ một cá thể mẹ?
A. Nảy chồi. B. Phân đôi. C. Trinh sinh. D. Phân mảnh.
Câu 16: Sau 1 thời gian bị đứt đuôi, thằn lằn mọc đuôi mới. Hiện tượng “mọc đuôi” này là hình thức:
A. sinh sản vô tính. B. tái sinh bộ phận bị mất.
C. sinh sản hữu tính. D. nảy chồi.
Câu 17: Điều nào không đúng khi nói về sinh sản của động vật?
A. Động vật đơn tính chỉ sinh ra một loại giao tử đực hoặc cái.
B. Động vật đơn tính hay lưỡng tính chỉ có hình thức sinh sản hữu tính.
C. Động vật lưỡng tính sinh ra cả hai loại giao tử đực và cái
D. Có động vật có cả hai hình thức sinh sản vô tính và hữu tính.
Câu 18: Hình thức sinh sản vô tính nào có cả ở động vật đơn bào và đa bào?
A. Trinh sinh. B. Phân mảnh. C. Phân đôi. D. Nảy chồi.
Câu 19. Tuyến yên tiết ra những chất nào?
A. FSH, testôstêron. B. LH, FSH
C. Testôstêron, LH. D. Testôstêron, GnRH.
Câu 20. LH có vai trò:
A. Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.
B. Kích thích tế bào kẽ sản sinh ra testôstêrôn
C. Kích thích phát triển ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.
D. Kích thích tuyến yên tiết FSH.
{-- Nội dung đề từ câu 21-30 phần sinh sản ở động vật của tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập chương Sinh sản Sinh học 11 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
CÂU HỎI ÔN TẬP SINH SẢN Ở THỰC VẬT
Câu 1. Sinh sản là:
A. quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển của loài.
B. quá trình tạo ra những cá thể mới.
C. quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển không liên tục của loài.
D. Sinh sản là sự phân chia tế bào
Câu 2. Ở thực vật có 2 kiểu sinh sản:
A. sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bào tử. B. sinh sản phân đôi và nảy chồi.
C. sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. D. sinh sản bằng thân củ và thân rễ.
Câu 3. Sinh sản vô tính là:
A. con sinh ra khác mẹ B. con sinh ra khác bố, mẹ.
C. con sinh ra giống bố, mẹ. D. Con sinh ra giống nhau và giống mẹ.
Câu 4. Ở Thực vật có 2 hình thức sinh sản vô tính là:
A. sinh sản bào tử và sinh sản sinh dưỡng.
B. sinh sản bằng hạt và sinh sdản bằng cành
C. sinh sản bằng chồi và sinh sản bằng lá.
D. sinh sản bằng rễ và sinh sản bằng thân củ.
Câu 5. Khoai tây sinh sản bằng:
A. rễ củ. B. thân củ. C. Thân rễ. D. Lá.
Câu 6. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên gồm:
A. sinh sản bằng lá, rễ củ, thân củ, thân bò, thân rễ. B. giâm, chiết, ghép cành.
C. rễ củ, ghép cành, thân hành. D. Thân củ, chiết, ghép cành.
Câu 7. Cơ sở sinh lí của công nghệ nuôi cấy tế bào và mô thực vật là:
A. dựa vào cơ chế nguyên phân và giảm phân
B. dưa. Vào cơ chế giảm phân và thụ tinh.
C. dựa vào tính toàn năng của tế bào.
D. dựa vào cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Câu 8. Vai trò của sinh sản sinh dưỡng đối với sản xuất nông nghiệp là:
A. duy trì các tính trạng tốt cho con người.
B. nhân nhanh giống cây trồng cần thiết trong thời gian ngắn.
C. phục chế các giống cây trồng quý đang bị thoái hoá.
D. tất cả các phương án trên.
Câu 9. Khi ghép cành phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép vì:
A. giảm mất nước qua lá. B. tập trung nước nuôi tế bào cành ghép.
C. để cành sinh trưởng tốt. D. cả A và B.
Câu 10. Những ưu điểm của cành chíêt và cành giâm so với cây trồng từ hạt:
A. Giữ nguyên được tính trạng mà người ta mong muốn.
B. Sớm ra hoa kết quả nên sớm cho thu hoạch.
C. Lâu già cỗi.
D. Cả A và B.
Câu 11. Ngoài tự nhiên cây tre sinh sản bằng:
A. lóng. B. thân rễ. C. đỉnh sinh trưởng. D. rễ phụ.
Câu 12. Cấu tạo 1 hoa lưỡng tính gồm các bộ phận:
A. nhị, cánh hoa, đài hoa. B. bầu nhuỵ, đài hoa, cánh hoa, nhị và nhuỵ.
C. cánh hoa và đài hoa. D. bầu nhuỵ và cánh hoa.
Câu 13. Trong sự hình thành hạt phấn, từ 1 tế bào mẹ (2n) trong bao phấn giảm phân hình thành:
A. hai tế bào con (n) B. ba tế bào con (n)
C. bốn tế bào con (n) D. năm tế bào con (n)
Câu 14. Trong sự hình thành túi phôi, từ 1 tế bào mẹ (2n) của noãn trong bầu nhuỵ giảm phân hình thành:
A. hai tế bào con (n) B. ba tế bào con (n)
C. bốn tế bào con (n) xếp chồng lên nhau. D. năm tế bào con (n)
Câu 15. Sự phát triển của hạt phấn theo thứ tự:
A. tế bào trong bao phấn giảm phân à bốn tiểu bào tử (n) nguyên phân à bốn hạt phấn (n).
B. tế bào trong bao phấn giảm phân à bốn tiểu bào tử (n) nguyên phân.
C. tế bào trong bao phấn giảm phân à bốn hạt phấn (n) .
D. tế bào trong bao phấn giảm phân à bốn hạt phấn (n) à bốn tiểu bào tử (n) nguyên phân.
Câu 16. Thụ tinh kép là:
A. hai giao tử đực kết hợp với 2 tế bào trứng.
B. một giao tử đực kết hợp với 2 tế bào trứng. .
C. hai giao tử đực kết hợp với 1 tế bào trứng. .
D. cùng lúc:
- giao tử đực thứ nhất (n) kết hợp với tế bào trứng (n) à hợp tử (2n).
- giao tử đực thứ nhất (n) kết hợp với nhân lưỡng bội (2n) à nhân tam bội (3n).
Câu 17. Hạt có nội nhũ là hạt của:
A. cây 1 lá mầm. B. cây 2 lá mầm.
C. cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm. D. cả 3 phương án trên.
Câu 18. Hạt không có nội nhũ là hạt của:
A. cây 1 lá mầm. B. cây 2 lá mầm.
C. cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm. D. cả 3 phương án trên.
Câu 19. Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là:
A. tiết kiệm vật liệu di truyến ( do sử dụng cả 2 tinh tử để thụ tinh ).
B. hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển.
C. hình thành nội nhũ chứa các tế bào tam bội.
D.cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới.
Câu 20: Sự hình thành túi phôi ở thực vật có hoa diễn ra như thế nào?
A. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử à 1 đại bào tử sống sót nguyên phân cho túi phôi chứa 3 tế bào đối cực, 3 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 1 nhân cực.
B. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử à mỗi đại bào tử t nguyên phân cho túi phôi chứa 3 tế bào đối cực, 2 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 2 nhân cực.
C. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử à 1 đại bào tử sống sót nguyên phân cho túi phôi chứa 2 tế bào đối cực, 3 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 2 nhân cực.
D. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử à 1 đại bào tử sống sót nguyên phân cho túi phôi chứa 3 tế bào đối cực, 3 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 2 nhân cực.
{-- Nội dung đề từ câu 21-30 phần sinh sản ở thực vật của tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập chương Sinh sản Sinh học 11 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: