YOMEDIA

Bài tập tổng hợp Chuyển động đều- Chuyển động không đều môn Vật lý 8

Tải về
 
NONE

Với mong muốn giúp các em học sinh dễ dàng ôn tập và nắm bắt kiến thức chương trình Vật lý 8 hiệu quả, HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bài tập tổng hợp Chuyển động đều- Chuyển động không đều môn Vật lý 8 được biên tập đầy đủ, chi tiết kèm đáp án hướng dẫn. Mời các em cùng tham khảo và luyện tập. Chúc các em học tốt!

ADSENSE

BÀI TẬP TỔNG HỢP

CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU - CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU MÔN VẬT LÝ 8

I. LÝ THUYẾT

1) Liên hệ giữa chuyển động đều, không đều với tốc độ

- Chuyển động đều là chuyển động có tốc độ không thay đổi theo thời gian

- Chuyển động không đều là chuyển động có tốc độ thay đổi theo thời gian

2) Tốc độ trung bình của chuyển động không đều

Tốc độ trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường được tính bởi công thức:

            vtb = s/t

s là quãng đường đi được và t là thời gian để đi hết quãng đường đó

Đơn vị của tốc độ trung bình là m/s hoặc km/h

II. PHẦN TỰ LUẬN

Bài 1: Một ô tô đi từ thành phố  Hồ Chí Minh ra Nha Trang

a) Chuyển động của ô tô là chuyển động đều hay không đều? Tại sao?

b) Nói ô tô chuyển động từ thành phố Hồ Chí Minh ra Nha Trang với vận tốc 50km/h là nói vận tốc nào?

Bài 2: Một số ý kiến cho rằng: “ khi quỹ đạo chuyển động của vật không phải đường thẳng thì chuyển động của vật không phải là chuyển động đều”. Theo em, ý kiến này đúng hay sai? Tại sao?

Bài 3: Một bạn học sinh đạp xe từ nhà đến trường với quãng đường dài 5km phải đi hết 15 phút

            a) Chuyển động của bạn học sinh này là chuyển động gì?

            b) Tính vận tốc trung bình của bạn học sinh đi từ nhà đến trường

Bài 4: Một người đi xe đạp chuyển động trên đoạn đường AB dài 2,5 km hết 30 phút . Sau đó lại đi tiếp lên một con dốc BC dài 1 km hết 45 phút. Hãy tính vận tốc của người đi xe đạp khi đi trên đoạn  AB, BC và AC

Bài 5: Một vật chuyển động không đều. Biết vận tốc trung bình của vật trong 1/3 thời gian đầu bằng 36m/s trong thời gian còn lại bằng 24m/s. Tính vận tốc trung bình của vật trong suốt thời gian chuyển động

Bài 6: Một ô tô chuyển động trên chặng đường gồm ba đoạn liên tiếp cùng chiều dài. Đoạn đường đầu AB vận tốc xe v1 = 48m/s; trên đoạn đường thứ hai BC với vận tốc của xe v2 = 36m/s; trên đoạn đường thứ ba CD với vận tốc của xe v3 = 24m/s. tính vận tốc trung bình của ô tô cả chặng đường đi được AD

Bài 7: Một ô tô chuyển động trên một đoạn đường dài 156km với vận tốc trung bình 52km/h. Nửa thời gian đầu ô tô đi với vận tốc 60km/h. Tính vận tốc trung bình của ô tô trong nửa thời gian còn lại

Bài 8:Một vận động viên đua xe đạp địa hình trên chặng đường AB gồm 3 đoạn: đường bằng, leo dốc và xuống dốc. Trên đoạn đường bằng, xe chạy với vận tốc 48km/h trong 20 phút. Trên đoạn leo dốc xe chạy hết 30 phút, xuống dốc hết 15 phút. Biết vận tốc trung bình khi leo dốc bằng 1/3 vận tốc trên đường bằng; vận tốc xuống dốc gấp bốn lần vận tốc leo dốc. Tính độ dài của cả chặng đường AB

Bài 9: Ô tô đang chuyển động với vận tốc 54km/h, gặp một đoàn tàu đi ngược chiều. Người lái xe thấy đoàn tàu lướt qua trước mặt mình trong thời gian 3s. Biết vận tốc của tàu là 45km/h

            a) Tính chiều dài của tàu

b) Nếu ô tô chuyển động đuổi theo đoàn tàu thì thời gian để ô tô vượt qua hết đoàn tàu bao nhiều? Coi vận tốc tàu và ô tô không đổi

Bài 10: Một người đi từ A đến B với quãng đường là S. Trên nửa quãng đường đầu người này đi với vận tốc 20km/h. Trên nửa quãng đường còn lại người này đi với vận tốc 30km/h. Hãy tính vận tốc trung bình của người này đi hết quãng đường S

Bài 11: Hai thành phố A và B cách nhau 30km. Lúc 8 giờ, từ A bạn An chạy xe gắn máy với vận tốc trung bình là 40km/h và từ B bạn Bình chạy xe đạp với vận tốc 15km/h để gặp nhau

            a) Hai người gặp nhau lúc mấy giờ? Nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km?

b) Nếu bạn An xuất phát lúc 9 giờ thì hai bạn An và Bình gặp nhau lúc mấy giờ và cách A bao nhiêu km?

Bài 12: Bằng đi xe gắn máy từ tỉnh A đến tỉnh B dự tính mất 3 giờ. Nhưng sau khi đi được quãng đường thì Bằng tăng vận tốc thêm 4km/h nên về đến B sớm hơn dự tính 15 phút

            a) Tính vận tốc trung bình ban đầu mà Bằng đi được

            b) Tính quãng đường AB

c) Nếu sau khi xuất phát từ A được 1 giờ, Bằng dừng lại nghỉ 10 phút để đổ xăng. Trên đoạn đường còn lại Bằng đi với vận tốc trung bình là bao nhiêu để đến B đúng với thời gian dự tính?

Bài 13: Một người đi xe ô tô trên quãng đường dài AB. Trong thời gian đầu, người đó đi trên quãng đường S1 với vận tốc 32km/h. Trên quãng đường còn lại, người đó đi  quãng đường đầu với vận tốc là 60km/h và trong  quãng đường cuối ô tô đi với vận tốc v3. Biết vận tốc trung bình mà ô tô đi trên cả quãng đường AB là 48km/h. Tính v3?

Bài 14: Một ca – nô đi xuôi dòng nước từ điểm A đến điểm B mất thời gian là 30 phút. Nếu đi ngược dòng từ B về A mất hết 45 phút. Nếu ca-nô tắt máy trôi theo dòng nước từ A đến B thì mất thời gian bao lâu? Biết vận tốc ca-nô so với dòng nước và của dòng nước so với bờ sông là không đổi

Bài 15: Một người đi xe máy từ thành phố Hồ Chí Minh đến Bến Tre. Trong nửa quãng đường đầu, người

đó đi với vận tốc trung bình 30km/h. Trên quãng đường còn lại, trong nửa thời gian đầu người đó đi với vận tốc trung bình 20km/h. Và sau đó đi với vận tốc trung bình 24km/h. Biết thời gian đi từ thành phố Hồ Chí Minh đến Bên Tre là 3 giờ. Tính quãng đường mà người đó đi từ thành phố Hồ Chí Minh đến Bến Tre

Bài 16: Một con thuyền đi xuôi dòng từ A đến B cách nhau 25km. Tới B, thuyền này dừng lại đón một khách mất 15 phút, rồi lại đi ngược dòng từ B về A. Biết vận tốc thuyền đối với dòng nước là 27,5km/h. Vận tốc của dòng nước so với bờ sông là 2,5 km/h. Tính tổng thời gian thuyền đi và về giữa hai bến A và B

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
 
III. PHẦN TRẮC NGHIỆM CÓ ĐÁP ÁN

Câu 1: Thả viên bi trên máng nghiêng và máng  ngang như hình vẽ.

Phát biểu nào dưới đây chưa chính xác

A. Viên bi chuyển động nhanh dần từ A đến B

B. Viên bi chuyển động chậm dần từ B đến C

C. Viên bi chuyển động nhanh dần từ A đến C

D. Viên bi chuyển động không đều trên đoạn AC

Câu 2: Công thức tính vận tốc trung bình trên quãng đường  gồm 2 đoạn s1 và s2 là:

A. \(v = \frac{{{s_1}}}{{{t_1}}} \)             B. \(v = \frac{{{s_2}}}{{{t_2}}}\)

C.  \(v = \frac{{{v_1} + {v_2}}}{2}\)           D\(v = \frac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\)

Câu 3: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều

A. Chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống              B. Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất

C. Chuyển động của đầu cách quạt                                        D. Chuyển động của xe buýt từ Thủy Phù lên Huế

Câu 4: Đào đi bộ từ nhà tới trường, quãng đường đầu dài 200m Đào đi mất 1phút 40s; quãng đường còn lại dài 300m Đào đi mất 100s. Vận tốc trung bình của Đào trên mỗi đoạn đường và cả đoạn đường lần lượt là:

A. 2m/s; 3m/s; 2,5m/s    B. 3m/s; 2,5m/s; 2m/s             

C. 2m/s; 2,5m/s; 3m/s  D. 3m/s; 2m/s; 2,5m/s

Câu 5: Tàu Thống Nhất TN1 đi từ ga Huế vào ga Sài Gòn mất 20h. Biết vận tốc trung bình của tàu là 15m/s. Hỏi chiều dài của đường ray từ Huế vào Sài Gòn?

A. 3000km                  B.1080km                              

C. 1000km                                          D. 1333km

Câu 6: Trong trận đấu giữa Đức và Áo ở EURO 2008, Tiền vệ Mai-Cơn BaLack của đội tuyển  Đức sút phạt cách khung thành của đội Áo 30m. Các chuyên gia tính được vận tốc trung bình của quả đá phạt đó lên tới 108km/h. Hỏi thời gian bóng bay?

A. 1s                     B. 36s                        C. 1,5s                         D. 3,6s

Câu 7: Hưng đạp xe lên dốc dài 100m với vận tốc 2m/s, sau đó xuống dốc dài 140m hết 30s. Hỏi vận tốc trung bình của Hưng trên cả đoạn đường dốc?

A. 50m/s                      B. 8m/s                       

C. 4,67m/s                    D. 3m/s

Câu 8 : Một học sinh vô địch trong giải điền kinh ở nội dung chạy cự li 1.000m với thời gian là 2 phút 5 giây. Vận tốc của học sinh đó là

A. 40m/s                      B. 8m/s                                               

C. 4,88m/s                  D. 120m/s

Câu 9: Một người đi xe đạp trên đoạn đường MNPQ. Biết trên đoạn đường MN = s1 người đó đi với vận tốc v1, trong thời gian t1; trên đoạn đường NP = s2 người đó đi với vận tốc v2, trong thời gian t2; trên đoạn đường PQ = s3 người đó đi với vận tốc v3, trong thời gian t3. Vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường MNPQ được tính bởi công thức:

A. \(v = \frac{{{v_1} + {v_2} + {v_3}}}{3}\)          B\(v = \frac{{{s_1} + {s_2} + {s_3}}}{{{t_1} + {t_2} + {t_3}}}\)            

C.  \(v = \frac{{{v_1}{t_1} + {v_2}{t_2} + {v_3}{t_3}}}{{{t_1} + {t_2} + {t_3}}}\)           D.  \(v = \frac{{\frac{{{s_1}}}{{{t_1}}} + \frac{{{s_2}}}{{{t_2}}} + \frac{{{s_3}}}{{{t_3}}}}}{3}\)

Câu 10 : Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 0,9km trong thời gian 10 phút. Vận tốc trung bình của học sinh đó là:

A.        15 m/s              B.        1,5 m/s                                    

C.        9 km/h                D.        0,9 km/h

Câu 11: Một xe máy di chuyển giữa hai địa điểm A và B. Vận tốc trong 1/2 thời gian đầu là 30km/h và trong 1/2 thời gian sau là 15m/s. Vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đường là:

A.        42 km/h                                   B.        22,5 km/h                               

C.        36 km/h                                   D.            54 km/h

Câu 12: Một người đi xe máy trên đoạn đường ABC. Biết trên đoạn đường AB người đó đi với vận tốc 16km/h, trong thời gian t1 = 15 phút; trên đoạn đường BC người đó đi với vận tốc 24km/h, trong thời gian t2 = 25 phút. Vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường ABC là:

A.        18km/h                        B.        20km/h                                             

C.        21km/h                          D.        22km/h

Câu 13: Một ô tô lên dốc với vận tốc 16km/h, khi xuống lại dốc đó, ô tô này chuyển động nhanh gấp đôi khi lên dốc. Vận tốc trung bình của ô tô trong cả hai đoạn đường lên dốc và xuống dốc là

A. 24km/h               B. 32km/h                            

C. 21,33km/h          D. 16km/h

Câu 14: Một xe đạp đi từ A đến B, nửa quãng đường đầu xe đi với vận tốc 20 km/h, nửa còn lại đi với vận tốc 30km/h. Hỏi vận tốc trung bình của xe đạp trên cả quãng đường?

A. 25km/h                               B. 24 km/h                             

C. 50km/h                               D. 10km/h

Câu 15: Một ô tô đi từ Huế vào Đà Nẵng với vận tốc trung bình 48km/h. Trong đó nửa quãng đường đầu ôtô đi với vận tốc 40 km/h. Hỏi vận tốc ở nửa quãng đường sau?

A. 50km/h                   B. 44 km/h                                         

C. 60km/h                    D. 68km/h

Câu 16: Bắn một viên bi lên một máng nghiêng, sau đó viên bi lăn xuống với vận tốc 6 cm/s. Biết vận tốc trung bình của viên bi cả đi lên và đi xuống là 4 cm/s. Hỏi vận tốc của viên bi khi đi lên?

A. 3cm/s                                  B. 3m/s                                               

C. 5cm/s                                  D. 5m/s

Câu 17.  Một tàu hỏa đi từ ga Hà Nội và ga Huế. Nửa thời gian đầu tàu đi với vận tốc 70km/h. Nửa thời gian còn lại tàu đi với vận tốc v2. Biết vận tốc trung bình của tàu hoả trên cả quãng đường là 60 km/h. Tính v2.

A. 60 km/h                              B. 50km/h                              

C. 58,33 km/h                         D. 55km/h

Câu 18: Hai bến sông A và B cách nhau 24 km, dòng nước chảy đều theo hướng A đến B với vận tốc 6km/h. Một canô đi từ A đến B mất 1h. Cũng với canô đó đi ngược dòng mất bao lâu? Biết công suất máy của canô là không đổi.

A. 1h30phút                            B. 1h15 phút                          

C. 2h                                       D. 2,5h

Câu 19: Một người đi xe máy từ A đến B cách nhau 400m. Nửa quãng đường đầu, xe đi với vận tốc v1, nửa quãng đường sau xe đi trên cát nên vận tốc v2 chỉ bằng nửa vận tốc v1. Hãy tính v1 để người đó đi từ A đến B trong 1 phút.

A. 5m/s                                   B. 40km/h                              

C. 7,5 m/s                                D. 36km/h

Câu 20: Một người đi xe đạp trên đoạn đường AB. Nửa đoạn đường đầu người ấy đi với vận tốc v1=20km/h. Trong nửa thời gian còn lại người đó đi với vận tốc v2=10km/h, nửa cuối cùng đi với vận tốc v3=5km/h. Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AB.

A. 10,9 km/h                           B. 11,67km/h                         

C. 7,5 km/h                             D. 15km/h

 

---Để xem tiếp nội dung Chuyên đề Bài tập tổng hợp Chuyển động đều- Chuyển động không đều môn Vật lý 8 các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Bài tập tổng hợp Chuyển động đều- Chuyển động không đều môn Vật lý 8. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF