Để giúp các em học sinh học tập thật tốt bộ môn Sinh học 6, HOC247 xin giới thiệu nội dung Bài tập ôn tập mở rộng tổng hợp chủ đề Lá Sinh học 6 năm 2020 có đáp án bên dưới đây. Hi vọng sẽ giúp các em ôn tập lại kiến thức, củng cố kĩ năng làm bài hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo.
BÀI TẬP ÔN TẬP MỞ RỘNG TỔNG HỢP CHỦ ĐỀ LÁ
MÔN SINH HỌC 6 NĂM 2020
I. Trắc Nghiệm
Câu 1. Nhóm cây nào sau đây gồm toàn những cây có gân lá song song?
- Cây mía, cây lúa, cây tre.
- Cây cải, cây tỏi, cây ngô.
- Cây bưởi, cây mít, cây gừng.
- Cây nghệ, cây gừng, cây hoa hồng
Câu 2. Nhóm cây nào sau đây gồm toàn những cây có lá đơn?
- Cây bưởi, cây ổi, cây hoa hồng.
- Cây mồng tơi, cây quýt, cây dâu.
- Cây nghệ, cây gừng, cây xấu hổ.
- Cây khoai tây, cây nhãn, cây khoai lang.
Câu 3. Nhóm cày nào sau đây có đặc điểm: màu xanh ở 2 mặt lá không khác nhau?
- Cây lúa, cây ngô, cây mía.
- Cây bưởi, cây hồng xiêm, cây bầu.
- Cây lim, cây sấu, cây hoa sữa.
- Cây mồng tơi, cây su hào, cây cà chua.
Câu 4. Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp là
- nước, hàm lượng khí cacbônic, nhiệt độ.
- nước, hàm lượng khí cacbônic, nhiệt độ, ánh sáng.
- nước, hàm lượng khí ôxi, nhiệt độ, ánh sáng.
- nước, hàm lượng khí ôxi, nhiệt độ.
Câu 5. Nguyên liệu để lá chế tạo chất hữu cơ ngoài ánh sáng là
- nước và khí ôxi.
- nước và chất diệp lục.
- nước và khí cacbônic.
- nước và khí nitơ.
Câu 6. Trong quá trình quang hợp chê tạo chất hữu cơ, lá cáy thải ra môi trường khí gì?
- Khí ôxi.
- Khí cacbônic.
- Khí nitơ.
- Hơi nước.
Câu 7. Trong phiến lá, bộ phận nào sau đây là nơi diễn ra quá trinh quang hợp?
- Tế bào biểu bì mặt trên.
- Thịt lá.
- Tế bào biểu bì mặt dưới.
- Lỗ khí.
Câu 8. Cho thí nghiệm sau
- Lấy một chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối trong 2 ngày.
- Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt rồi đem chậu cây đó ra chỗ có ánh sáng mạnh (hoặc để dưới ánh sáng của bóng điện 500W 4-6 giờ).
- Ngắt chiếc lá đó, bỏ băng giấy đen, cho vào cồn 90° đun sôi cách thuỷ đến khi lá có màu trắng. Rửa sạch lá trong nước ấm.
- Cho lá vào cốc đựng thuốc thử tinh bột (dung dịch iôt loãng).
Câu 8.1. Mục đích của thí nghiệm trên là gì?
- Tìm hiểu chất cây cần để tạo ra tinh bột
- Tìm hiểu vai trò của ánh sáng đối với quang hợp.
- Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng.
- Xác định chất mà cây thải ra khi quang hợp.
Câu 8.2. Thao tác ngắt lá, bỏ băng giấy đen rồi cho vào cồn 90° đun sôi cách thuỷ nhằm mục đích
- tẩy hết chất diệp lực của lá.
- luộc chín lá.
- làm chết tế bào lá.
- phá vỡ tầng cutin của lá.
Câu 8.3. Khi cho lá vào cốc đựng thuốc thử tinh bột thì
- lá có màu vàng nhạt.
- lá có màu xanh đen.
- phần lá bị che kín có màu vàng nhạt, phần lá không bị che có màu xanh tím.
- phần lá bị che kín có màu xanh đen, phần lá không bị che có màu vàng nhạt.
Câu 9. Quang hợp của cây chỉ diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình là
- 20°C - 30°C.
- 30°C - 40°C.
- C. 10°C - 20°C.
- 40°C trở lên.
Câu 10. Cây hô hấp cần sử dụng chất nào sau đây làm nguyên liệu?
- Chất hữu cơ.
- Nước.
- Khí cacbônic.
- Khí nitơ.
Câu 11. Để đất trồng được thoáng khí, tạo điều kiện cho rễ hô hấp, cần thực hiện các biện pháp nào sau đây?
- Trước khi gieo hạt cần cày, bừa cho đất tơi xốp.
- Trong quá trình cây phát triển cần xới, xáo, làm cỏ sục bùn.
- Cây sống trên cạn khi bị ngập phải kịp thời tháo nước.
- Cả A, B và C.
Câu 12: Sự thoát hơi nước từ lá ra môi trường được thực hiện chủ yếu qua
- các lỗ khí.
- tế bào biểu bì mặt trên.
- tế bào biểu bì mặt dưới.
- thịt lá.
Câu 13: Lỗ khí thường phân bố chủ yếu ở
- mặt trên của lá.
- mặt dưới của lá.
- thịt lá.
- gân lá.
Câu 14: Cây nào sau đây có lá ngọn dạng tua cuốn?
- Cây đậu Hà Lan.
- Cây bèo đất.
- Cây hành.
- Cây mồng tơi.
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8.1 |
8.2 |
8.3 |
A |
B |
A |
B |
C |
A |
B |
C |
A |
C |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
|
|
|
|
A |
A |
D |
A |
B |
B |
|
|
|
|
II. Tự Luận
Bài 1. Những đặc điểm nào chứng tỏ lá rất đa dạng?
TL:
- Những đặc điểm chứng tỏ lá rất đa dạng:
- Phiến lá có nhiều hình dạng và kích thước rất khác nhau.
- Có nhiều kiểu gân lá: gân hình Iĩiạng, gân song song, gân hình cung...
- Có 2 loại lá chính: lá đơn, lá kép.
Bài 2. Em hãy quan sát Sơ đồ cấu tạo một phần phiến lá nhìn dưới kính hiển vi có độ phóng đại lớn, điền tên các bộ phận tương ứng.
TL:
- Sơ đồ cấu tạo một phiến lá dưới kính hiển vi có độ phóng đại lớn.
- Tế bào biểu bì mặt trên;
- Tế bào thịt lá;
- Khoang chứa không khí;
- Tế bào biểu bì mặt dưới;
- Lục lạp;
- Gân lá gồm các bó mạch
- Lỗ khí.
Bài 3. Quan sát hình 20.3 SGK. Trạng thái của lỗ khí. Trả lời câu hỏi: Hoạt động nào của lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước?
TL:
- Hoạt động đóng, mở của lỗ khí giúp lá trao đổi khí với môi trường và thoát hơi nước ra ngoài.
Bài 4. Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả thêm vào bể các loại rong?
TL:
- Người ta thường thả thêm rong vào bể nuôi cá cảnh vì trong quá trình quang hợp để chế tạo tinh bột, cây rong đã nhả khí ôxi hoà tan vào nước của bể, tạo điều kiện cho cá thở tốt hơn.
Bài 5. Thân non có màu xanh, có tham gia quang họp được không? Vì sao? Cây không có lá hoặc lá sớm rụng (xương rồng, cành giao) thì chức năng quang hợp do bộ phận nào của cây đảm nhận?
TL:
- Những thân non có màu xanh có tham gia quang hợp vì trong tế bào của nó cũng có lục lạp chứa chất diệp lục.
- Những cây không có lá hoặc lá sớm rụng thì chức năng quang hợp do thân cây, cành cây đảm nhận, vì thân và cành của những cây này cũng có lục lạp (thường có màu xanh).
Bài 6. Vì sao cần trồng cây đúng thời vụ?
TL:
- Cần trồng cây đúng thời vụ để đáp ứng được nhu cầu về ánh sáng và nhiệt độ cho cây quang hợp.
Bài 7. Không có cây xanh thì không có sự sống ngày nay trên Trái Đất, điều đó có đúng không? Vì sao?
TL:
- Điều đó đúng, vì con ngưòi và hầu hết các loài động vật trên Trái Đất đều phải sống nhờ vào chất hữu cơ và khí ôxi do cây xanh tạo ra.
Bài 8. Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa?
TL:
- Ban đêm, cây không quang hợp mà chỉ hô hấp, vì vậy cây sẽ lấy ôxi của không khí trong phòng và thải ra rất nhiều khí cacbônic. Nếu đóng kín cửa, không khí trong phòng sẽ bị thiếu ôxi và rất nhiều khí cacbônic nên người ngủ dễ bị ngạt, có thể chết.
Bài 9. Lá có những đãc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp nó nhận được nhiều ánh sáng?
TL:
- Đặc điểm bên ngoài của phiến lá giúp nó nhận được nhiều ánh sáng. Phiến lá có màu lục, dạng bản dẹt, diện tích bề mặt phiến lá lớn hơn nhiều so với phần cuống.
- Có 3 kiểu xếp lá trên cây: mọc cách, mọc đối và mọc vòng. Lá ở 2 mấu liền nhau mọc so le nhau. Những đặc điểm này giúp tất cả lá trên cành nhận được nhiều ánh sáng chiếu vào cây.
Bài 10. Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? Chức năng của mỗi phần là gì?
TL:
- Cấu tạo trong của phiến lá gồm 3 phần: biểu bì, thịt lá và gân lá.
- Lớp tế bào biểu bì trong suốt, vách phía ngoài dày có chức năng bảo vệ lá. Trên biểu bì (chủ yếu ở mặt dưới lá) có nhiều lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước.
- Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp, gồm hai nhóm có đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
- Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, bao gồm mạch gỗ và mạch rây, có chức năng vận chuyển các chất.
Bài 11. Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng?
TL:
- Để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng ta cần làm thí nghiệm sau:
- Lấy một chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối trong 2 ngày. Sau đó, dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt. Đem chậu cây đó để ra chỗ có nắng gắt (hoặc để dưới ánh sáng của bóng điện 500W) 4-6 giờ.
- Ngắt chiếc lá đó, bỏ băng giấy đen, cho vào cồn 90° đun sôi cách thuỷ để tẩy hết chất diệp lục của lá, rồi rửa sạch trong cốc nước ấm.
- Cho chiếc lá trên vào cốc đựng thuốc thử tinh bột (dung dịch iôt loãng), ta thu được kết quả:
- Phần lá bị bịt băng đen có màu vàng (chứng tỏ không có tinh bột).
- Phần lá không bị bịt băng đen có màu xanh tím (chứng tỏ có tinh bột).
Kết luận: Lá chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.
Bài 12. Lá cây sử dụng những nguyên liệu nào để chế tạo tinh bột? Lá lấy những nguyên liệu đó từ đâu?
TL:
- Lá cần nước để chế tạo tinh bột. Nước cung cấp cho lá, chủ yếu được lấy từ đất nhờ lông hút của rễ. Nước được chuyển từ rễ lên lá qua mạch gỗ của rễ, thân, cuống, vào lá.
- Ngoài ra, để chế tạo tinh bột, lá còn cần khí cacbônic. Cây lấy khí cacbônic từ không khí nhờ lỗ khí.
Bài 13. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của một số biện pháp sau:
- Trong trồng trọt, muốn có năng suất thu hoạch cao thì không nên trồng cây với mật độ quá dày
- Nhiều loại cây cảnh trồng ở chậu trong nhà mà vẫn xanh tốt.
- Trong một số trường hợp, muốn cây sinh trưởng tốt cần phải tưới nước, làm giàn che cho cây hoặc ủ ấm gốc cây.
TL:
- Cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật trên.
- Khi trồng cây với mật độ quá dày, cây sẽ mọc chen chúc nhau nên thiếu ánh sáng, thiếu không khí gây khó khăn cho quang hợp... Cây chế tạo được ít chất hữu cơ, năng suất thu hoạch sẽ thấp.
- Nhiều loại cây cảnh có nhu cầu ánh sáng không cao (cây ưa bóng), vì thế nếu trồng ở trong nhà, ánh sáng yếu vẫn đủ cho lá quang hợp nên cây vẫn xanh tốt.
- Các biện pháp như tưới nước, làm giàn che, ủ ấm gốc cây nhằm chống nóng hoặc chống rét cho cây. Vì nhiệt độ không khí quá cao hay quá thấp đều gây khó khăn cho quá trình quang hợp của cây. Các biện pháp này có tác dụng tạo điều kiện nhiệt độ thuận lợi cho quá trình quang hợp, cây sẽ chế tạo được nhiều chất hữu cơ, lớn nhanh, sinh trưởng tốt
Bài 14. Vì sao sự thoát hơi nước ở lá có ý nghĩa quan trọng đối với cây?
TL:
- Sự thoát hơi nước tạo ra sức hút góp phần làm cho nước và muối khoáng hoà tan vận chuyển được từ rễ lên lá.
- Sự thoát hơi nước qua lá còn có tác dụng làm cho lá được dịu mát, tránh cho cây khỏi bị ánh nắng và nhiệt độ cao đốt nóng.
---
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: