YOMEDIA

Bài tập bồi dưỡng HSG chủ đề Tuần Hoàn Sinh học 8 năm 2020 có đáp án

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bài tập bồi dưỡng HSG chủ đề Tuần Hoàn Sinh học 8 năm 2020 có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với mong muốn giúp các em học sinh lớp 8 có thêm tài liệu ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới. Hi vọng tài liệu có ích cho các em học sinh và là tài liệu giảng dạy cho quý thầy cô. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi.

ADSENSE
YOMEDIA

BÀI TẬP BỒI DƯỠNG HSG

CHỦ ĐỀ: TUẦN HOÀN - SINH HỌC 8 NĂM 2020

 

Câu 1 :  Môi trường trong cơ thể. Vai trò của môi trường trong cơ thể?

Trả lời:

- Môi trường trong: Máu, Nước mô, Bạch huyết.

+ Máu: có trong mạch máu

+ Nước mô: tắm đẫm quanh các tế bào. Nước mô được hình thành liên tục từ Máu .

+ Bạch huyết: trong mạch bạch huyết. Nước mô liên tục thấm vào các mạch bạch huyết tạo thành bạch huyết.

- Vai trò của môi trường trong cơ thể:

+ Nhờ có môi trường trong mà tế bào thực hiện được mối liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất: Các chất dinh dưỡng và ôxi được máu vận chuyển từ cơ quan tiêu hóa và phổi tới mao mạch khuếch tán vào nước mô rồi vào tế bào , đồng thời các sản phẩm phân hủy trong hoạt động sống của tế bào khuếch tán ngược lại vào nước mô rồi vào máu để đưa tới cơ quan bài tiết thải ra ngoài.

+ Máu, Nước mô, Bạch huyết còn có mối liên hệ thể dịch trong phạm vi cơ thể và bảo vệ cơ thể (Vận chuyển hoocmon, kháng thể, bạch cầu đi khắp các cơ quan trong cơ thể)

Câu 2*:  Thành phần của Máu . Cấu tạo và chức năng các thành phần?

Trả lời:

- Các thành phần của Máu:

- Cấu tạo và chức năng các thành phần của máu:

+ Hồng cầu: TB không nhân, hình đĩa lõm 2 mặt. Vì không có nhân nên chỉ tồn tại khoảng 130 ngày do đó luôn được thay thế bằng các hồng cầu mới hoạt động mạnh hơn, thành phần chủ yếu của hồng cầu là Hb có khả năng kết hợp lỏng lẻo với ôxi và cacbonic nên có chức năng vận chuyển  ôxi và cacbonic trong hô hấp tế bào.

+ Bạch cầu: TB có nhân , lớn hơn hồng cầu , hình dạng không ổn định có chức năng bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn đột nhập bằng cơ chế thực bào , tạo kháng thể , tiết protein đặc hiệu phá hủy tế bào đã bị nhiễm bệnh.

+ Tiểu cầu: (không phải là tế bào mà chỉ là các mảnh vỡ của tế bào sinh tiểu cầu) kích thước rất nhỏ, cấu tạo đơn giản, dễ bị phá hủy để giải phóng 1 loại enzim gây đông máu.

- Huyết tương: Là chất lỏng của máu có vai trò duy trì máu ở thể lỏng và vận chuyển các chất dinh dưỡng , chất thải , hoocmon, muối khoáng dưới dạng hoà tan .

Câu 3: Trình bày các chức năng sinh lí chủ yếu của máu?  

Trả lời:

- Chức năng hô hấp: Máu tham gia vận chuyển O2 từ phổi đến mô và CO2 từ mô đến phổi từ đó CO2 được thải ra ngoài qua động tác thở

- Chức năng dinh dưỡng: Máu vận chuyển các chất dinh dưỡng được hấp thụ từ ruột non đến các mô cung cấp nguyên liệu cho tế bào và cho cơ thể nói chung

- Chức năng bài tiết: Máu vận chuyển các sản phẩm tạo ratừ quá trình trao đổi chất như :ure, axit uric..từ mô đến thận, tuyến mồ hôi để bài tiết ra ngoài.

- Chức năng điều hòa thân nhiệt cơ thể:  Máu mang nhiệt độ cao từ các cơ quan trong cơ thể đến da, phổi và bóng đái để thải ra ngoài.

- Chức năng bảo vệ cơ thể: Các tế bào bạch cầu bảo vệ cơ thểbằng cách thực bào như ăn protein lạ, vi khuẩn có hại…tạo kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên.

- Chức năng điều hòa sự cân bằng nội môi: Máu đảm bảo sự cân bằng nước, độpH và áp suất thẩm thấu của cơ thể.

- Máu đảm bảo tính thống nhất hoạt động của tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể.

Câu 4:

a/ Nêu những Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu?

b/ Giải thích vì sao khi bị đỉa đeo hút máu, chỗ vết đứt máu chảy lại lâu đông?

c/ Tại sao những dân tộc ở vùng núi và cao nguyên số lượng hồng cầu trong máu lại thường cao hơn so với người ở đồng bằng?

Trả lời:

a/ Những đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu:

1. Hồng cầu:

- Hồng cầu không nhân làm giảm bớt năng lượng tiêu tốn trong quá trình làm việc

Hb của hồng cầu kết hợp lỏng lẻo với oxi và cacbonic vừa giúp cho quá trình vận chuyển khí, vừa giúp cho quá trình TĐK oxi và cacbonic diễn ra thuận lợi

- Hình đĩa lõm 2 mặt tăng bề mặt tiếp xúc hồng cầu với oxi và cacbonic tạo thuận lợi cho quá trình vận chuyển khí

- Số lượng hồng cầu nhiều tạo thuận lợi cho quá trình vận chuyển đượcnhiều khí cho nhu cầu cơ thể , nhất là khi lao động nặng và kéo dài

2. Bạch cầu: Bảo vệ cơ thể, tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và TB già. Để thực hiện các chúc năng đó bạch cầu có những đặc điểm sau:

- Hình thành chân giả bao vây và tiêu diệt vi khuẩn cùng các TB già bằng cách thực bào

- Có khả năng thay đổi hình dạng để có thể di chuyển đến bất kì nơi nào của cơ thể. Một số bạch cầu còn có khả năng tiết chất kháng thể tạo khả năng đề kháng và miễn dịch cho cơ thể.

3. Tiểu cầu:

- Có chứa men và dễ vỡ để giải phóng enzim khi cơ thể bị thương,  giúp cho sự đông máu

- Khi chạm vào vết thương, tiểu cầu vỡ giải phóng enzim. Enzim của tiểu cầu cùng với Ca++ biến protein hòa tan (chất sinh tơ máu)của huyết tương thành các sợi tơ máu. Các sợi tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các TB máu tạo thành khối máu đông ngăn vết đứt mạch máu để máu không chảy ra ngoài nữa.

b/ Giải thích vì sao khi bị đỉa đeo hút máu, chỗ vết đứt máu chảy lại lâu đông:

- Khi đỉa đeo vào da ĐV hay con người chỗ gần giác bám của đỉa có bộ phận tiết ra 1 loại hóa chất có tên là hiruđin. Chất này có tác dụng ngăn cản quá trình tạo tơ máu và làm máu không đông, kể cả con đỉa bị gạc ra khỏi cơ thể, máu có thể cũng tiếp tục chảy khá lâu mới đông lại do chất hiruđin hòa tan chưa đẩy ra hết.

c/ Những dân tộc ở vùng núi cao có số lượng hồng cầu trong máu cao hơn người ở đồng bằng vì:

+ Do không khí trên núi cao có áp lực thấp cho nên khả năng kết hợp của oxi với hemoglobin trong hồng cầu giảm.     

+ Số lượng hồng cầu tăng để đảm bảo nhu cầu oxi cho hoạt động của con người .

Câu 6 : Trình bày cơ chế và vai trò sự đông máu . Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu?  

Trả lời:

- Cơ chế đông máu:

- Vai trò: là cơ chế tự bảo vệ cơ  thể, giúp cơ thể không bị mất máu khi bị thương

-Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu :

+ Xét nghiệm máu lựa chọn nhóm máu phù hợp theo sơ đồ truyền máu (vẽ sơ đồ truyền máu)

+ Tránh truyền máu nhiễm mầm bệnh

Câu 7: Các VĐV thể thao luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim / phút thưa hơn người bình thường. Chỉ số này là bao nhiêu và điều đó có ý nghĩa gì ? có thể giải thích điều này thế  nào khi  số nhịp tim  / phút ít đi mà nhu cầu oxy của cơ thể vẫn được đảm bảo?

Trả lời:

         * Chỉ số nhịp tim / phút  của các VĐV  thể thao luyện tập lâu năm 

Trạng thái

Nhịp tim (số lần/phút)

Y nghĩa

Lúc nghỉ ngơi

40 - 60

- Tim được nghỉ ngơi nhiều.

-Khả năng tăng năng suất tim cao hơn.

Lúc hoạt động gắng sức

180 - 240

Khả năng hoạt động của cơ thể tăng lên.

 

- Giải thích: Ở các VĐV  thể thao luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/phút nhỏ hơn người bình thường. Tim của họ đập chậm hơn, ít hơn mà vẫn đủ nhu cầu oxy cho cơ thể là vì mỗi lần đập tim bơm đi được nhiều máu hơn, hay nói cách khác là hiệu suất làm việc của tim cao hơn.     

Câu 8: Nêu những dấu hiệu về cấu tạo để phân biệt động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Y nghĩa cấu tạo của từng loại mạch đó?

Trả lời:

  • Sự khác biệt giữa các loại mạch máu và ý nghĩa:

Các loại mạch máu

Sự khác biệt về cấu tạo

Y nghĩa

Động mạch

-Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn tĩnh mạch

- Lòng trong hẹp hơn ở tĩnh mạch

Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn

Tĩnh mạch

-Thành có 3 lớp nhưng lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch

- Lòng trong rộng hơn ở động mạch

-Có van 1 chiều ở nhũng nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực.

Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ.

Mao mạch

-Nhỏ và phân nhánh nhiều

-Thành mỏng chỉ gồm 1 lớp biểu bì

- Lòng trong hẹp

Thích hợp với chức năng tỏa rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện cho sự trao đổi chất với tế bào

Câu 9  Mô tả đường đi của máu trong hai vòng tuần hoàn?

Trả lời:

- Vòng tuần hoàn nhỏ:

Máu đỏ thẫm từ tâm thất phải theo động mạch phổi vào mao mạch phổi. Tại đây đã diễn ra quá trình trao đổi khí ( máu nhận O2 thải CO2 ) máu trở thành đỏ tươi sau đó tập trung theo tĩnh mạch phổi đổ về tâm nhĩ trái.

- Vòng tuần hoàn lớn:

Máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ phân phối đến các mao mach phần trên và các mao mạch phần dưới cơ thể và đến tận các tế bào. Tại đây xảy ra sự trao đổi khí ( máu nhận khí CO2 thải khí O2 ) và trao đổi chất, máu hoá đỏ thẫm tập trung theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới đổ về tâm nhĩ phải.

Câu 10:  Máu được vận chuyển trong cơ thể như thế nào?

Trả lời:

Máu vận chuyển trong cơ thể là nhờ sự co giãn của tim và sự chênh lệch áp suất của máu giữa các mạch.

- Tim co tạo ra lực đẩy tống máu vào các động mạch ( động mạch phổi và động mạch chủ ) sau đó đến các động mạch nhỏ , rồi đến hệ mao mạch , đến tĩnh mạch rồi trở về tim làm thành vòng kín gọi là vòng tuần hoàn . Có 2 vòng tuần hoàn là vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ .

- Máu vận chuyển theo 1 chiều nhất định trong các vòng tuần hoàn là nhờ các van tim (van nhĩ thất và van thất động )

- Máu vận chuyển trong các đoạn mạch khác nhau có vận tốc khác nhau , nhanh ở động mạch , chậm nhất ở mao mạch để đủ thời gian cho quá trình trao đổi chất ( động mạch 0,5m/s -> mao mạch 0,001m/s) , sau đó lại tăng dần trong tĩnh mạch. Sự vận chuyển máu qua tĩnh mạch về tim còn được hỗ trợ bởi các cơ bắp quanh thành tĩnh mạch, sức hút của lồng ngực khi hít vào, sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra và nhờ sự hỗ trợ của các van tĩnh mạch.

Câu 11:   Tim có cấu tạo và hoạt động như thế nào ? Cơ sở khoa học của biện pháp rèn luyện tim?

Trả lời:

a- Cấu tạo tim:

- Cấu tạo ngoài: hình chóp , đỉnh quay xuống dưới hơi chếch về trái , bên ngoài có màng tim tiết ra dịch tim giúp tim co bóp dễ dàng , có hệ thống mao mạch nuôi tim .

- Cấu tạo trong: tim có 4 ngăn ( 2 tâm nhĩ trên , 2 tâm thất dưới) , thành tâm nhĩ mỏng hơn thành tâm thất, thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải , có 2 loại van tim , van nhĩ thất ( Giữa tâm nhĩ và tâm thất ) luôn mở chỉ đóng khi tâm thất co , van thất động ( Giữa tâm thất và động mạch ) luôn đóng chỉ mở khi tâm thất co . Các van tim có tác dụng cho máu đi theo 1 chiều nhất định .

b- Hoạt động của tim :Tim hoạt động theo chu kì , mỗi chu kì kéo dài 0,8s  gồm 3 pha :

-Pha co tâm nhĩ : 0,1s

-Pha co tâm thất : 0,3s

-Pha giãn chung : 0,4s

Như vậy trong 1 chu kì, sau khi co tâm nhĩ sẽ nghỉ 0,7s ;tâm thất nghỉ 0,5s . Nhờ thời gian nghỉ đó mà các cơ tim phục hồi được khả năng làm việc ... Nên tim làm việc suốt đời mà không mỏi .

c- Cơ sở khoa học của biện pháp rèn luyện tim: Luyện tim nhằm tăng sức làm việc của tim , đáp ứng nhu cầu hoạt động của cơ  thể .

- Muốn tăng lượng máu cung cấp cho cơ thể hoạt động , có 2 khả năng : hoặc tăng nhịp co tim hoặc tăng sức co tim .

+ Nếu tăng nhịp co tim thì sẽ giảm thời gian nghỉ của tim dẫn đến tim chóng mệt (suy tim). Vậy cần luyện tim để tăng sức co tim , nghĩa là tăng thể tích tống máu đi trong mỗi lần co tim.

- Luyện tim tốt nhất là thông qua lao động, tập TDTT thường xuyên và vừa sức để tăng dần sức làm việc và chịu đựng của tim .

Câu 12:   Hãy điền các nội dung cơ bản phù hợp vào bảng sau:

Bảng: Tuần hoàn

Cơ quan

Đặc điểm cấu tạo

Chức năng

Vai trò chung

Tim

 

 

 

Hệ mạch

 

 

 

Trả lời:

Bảng: Tuần hoàn

Cơ quan

Đặc điểm cấu tạo

Chức năng

Vai trò chung

Tim

- Có van nhĩ, thất và van vào động mạch.

- Co bóp theo chu kì gồm ba pha.

Bơm máu liên tục theo 1 chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất ra động mạch

Giúp máu tuần hoàn liên tục theo một chiều trong cơ thể , nước mô cũng được liên tục đổi mới, bạch huyết cũng liên tục được lưu thông

Hệ mạch

Gồm: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

Dẫn máu từ tim đi khắp cơ thể về tim

 

Câu 13:  a/ Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ các động tác chủ yếu nào?

             b/ Trình bày cơ chế đông máu. Ý nghĩa của sự đông máu đối với cơ thể.

             c/ Nêu các bước sơ cứu khi bị chảy máu động mạch.

Trả lời:

a/ Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ các động tác chủ yếu nào?

- Ở tỉnh mạch sức đẩy của tim còn rất nhỏ, sự vận chuyển máu qua tĩnh mạch về tim được hổ trợ chủ yếu bởi sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch, sức hút của lồng ngực khi ta hít vào, sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra.

- Trong các tĩnh mạch đi từ phần dưới cơ thể về tim (máu phải chảy ngược chiều trọng lực) còn có sự hổ trợ của các van nên máu không bị chảy ngược.

b/ Trình bày cơ chế đông máu.

- Trong tiểu cầu chứa 1 loại enzim giúp hình thành tơ máu

- Trong huyết tương chứa 1 loại protein hoà tan gọi là chất sinh tơ máu và  ion canxi

- Khi tiểu cầu vỡ sẽ giải phóng enzim, enzim này kết hợp với ion canxi làm chất sinh tơ máu biến thành các tơ máu ôm giữ các tế bào máu tạo thành cục máu đông .

* Sơ đồ:

* Ý nghĩa của sự đông máu đối với cơ thể.

- Đông máu là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể.

-  Nó giúp cho cơ thể không mất nhiều máu khi bị thương.

c/ Nêu các bước sơ cứu khi bị chảy máu động mạch. (vết thương ở cổ tay, cổ chân)

- Dùng ngón tay cái dò tìm và ấn động mạch làm ngừng chảy máu ở vết thương vài ba phút

- Buộc garô: dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc chặt vào vị trí gần sát nhưng cao hơn vết thương (về phía tim), với lực ép đủ làm cầm máu.

- Sát trùng vết thương (nếu có điều kiện)

- Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.

Câu 14: Văcxin là gì? Vì sao người có khả năng miễn dịch sau khi được tiêm vắcxin hoặc sau khi  bị mắc một số bệnh nhiễm khuẩn nào đó? Hãy so sánh miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo?

Trả lời:

*) Văcxin là: Dịch có chứa độc tố của vi khuẩn gây bệnh nào đo đã được làm yếu dùng tiêm vào cơ thể người đê tạo ra khả năng miễn dịch bệnh đó.

*) Giải thích:

a) Tiêm Văcxin tạo khả năng miễn dịch cho cơ thể vì:

- Độc tố của vi khuẩn là kháng nguyên nhưng do đã được làm yếu nên vào cơ thể người không dủ khả năng gây hại. Nhưng nó có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu sản xuất ra kháng thể. Kháng thể tạo ra tiếp tục tồn tại trong máu giúp cơ thể miễn dịch được với bệnh ấy.

b) Sau khi mắc một bệnh nhiễm khuẩn nào đó có thể có khả năng miễn dịch bệnh đó vì:

- Khi xâm nhập vào cơ thể người, vi khuẩn tiết ra độ tố. Độc tố là kháng thể kích thích tế bào bạch cầu sản xuất ra kháng thể chống lại. Nếu cơ thể sau đó khỏi bệnh thì kháng thể đã có sẵn trong máu giúp cơ thể miễn dịch bệnh đó.

*) Miễn dịch tự nhiện giống và khác miễn dịch nhân tạo:

1. Giống nhau: Đều là khả năng của cơ thể chống lại sự mắc phải một hay một số bệnh nào đó.

2. Khác nhau:

- Miễn dịch tự nhiên là miễn dịch có được sau khi cơ thể bị mắc một bệnh nào đó và tự khỏi.

- Miễn dịch nhân tạo là miễn dịch có được sau khi cơ thể được tiêm văcxin phòng bệnh.

Câu 15: Phân tích nguyên nhân và hậu quả của máu trắng?

Trả lời:

Tên tiếng Pháp của bệnh này là Leucemie Aigue Myeloblastique. Tên tiếng Anh là Acute Myeloid Leukaemia.
Bình thường các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) của cơ thể được sinh ra từ tủy xương, sau đó đi vào lưu thông trong máu, sau đó bị hủy đi. Bệnh này liên quan đến bạch cầu. Vì một lí do nào đó (di truyền, nhiễm độc, virus ...), tủy xương sản xuất các bạch cầu non không lớn lên được, không có chức năng (chức năng của bạch cầu là chiến đấu bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, vật thể lạ ...), và không chết đi. Các tế bào non này được sinh ra mãi, cứ ở trong tủy xương, làm mất hết chỗ của các tế bào bình thường (HC, BC, TC) nên bệnh nhân thường có các biểu hiện xanh xao, thiếu máu (do thiếu hồng cầu), chảy máu khó cầm (thiếu tiểu cầu) và dễ nhiễm trùng (thiếu bạch cầu). Sau đó, các tế bào non này đi vào trong máu, gây nhiều tác hại khác. Bệnh này được gọi nôm na là ung thư máu, hay bệnh máu trắng, và trong thể cấp thì các tế bào non được sinh ra vói tốc độ rất nhanh.

Câu 16:  Giải thích vì sao máu O là máu chuyên cho, AB là máu chuyên nhận?

Trả lời:

- Trong máu người có 2 yếu tố:

+ Kháng nguyên có trong hồng cầu gồm 2 loại được kí hiệu A và B

+ Kháng thể có trong huyết tương gồm 2 loại là a  và b (a gây kết dính A,  b gây kết dính B). Hiện tượng kết dính hồng cầu của máu người cho xảy ra do khi vào cơ thể người nhận gặp kháng thể trong huyết tương của máu người nhận gây kết dính. Vì vậy khi truyền máu cần chú ý nguyên tắc là “Hồng cầu của máu có bị huyết tương của máu nhận gây dính hay không”.

a) Máu O là máu chuyên cho: Máu O không chứa kháng nguyên trong hồng cầu. Vì vậy khi truyền cho máu khác, không bị kháng thể trong huyết tương của máu nhận gây kết dính hồng cầu, nên máu O là máu chuyên cho.

b) Máu AB là máu chuyên nhận: Máu AB có chứa cả kháng nguyên A và B trong hồng cầu, nhưng trong huyết tương không có kháng thể, do vậy máu AB không có khả năng gây kết dính hồng cầu lạ. Vì vậy máu AB có thể nhận bất kì loại máu nào truyền cho nó.

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bài tập bồi dưỡng HSG chủ đề Tuần hoàn Sinh học 8 năm 2020 có đáp án. Để xem thêm các tài liệu khác các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để tham khảo và tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF