Nhằm giúp các em học sinh lớp 8 có thêm tư liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh lớp 8 tài liệu Bài tập bồi dưỡng HSG chủ đề Khái quát cơ thể người Sinh học 8 năm 2020 có đáp án được biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án chi tiết cụ thể giúp các em rèn luyện kĩ năng làm đề, ôn tập để có kết quả tốt cho kì thi. Hi vọng tài liệu sẽ có ích cho các em. Chúc các em học tốt.
BÀI TẬP BỒI DƯỠNG HSG
CHỦ ĐỀ: KHÁI QUÁT CƠ THỂ NGƯỜI - SINH HỌC 8 NĂM 2020
Câu 1: Hãy điền nội dung cơ bản vào bảng sau:
Bảng : Khái quát về cơ thể người
Cấp độ cơ thể |
Đặc điểm |
|
Cấu tạo |
Vai trò |
|
Tế bào |
|
|
Mô |
|
|
Cơ quan |
|
|
Hệ cơ quan |
|
|
Trả lời:
Bảng : Khái quát về cơ thể người
Cấp độ cơ thể |
Đặc điểm |
|
Cấu tạo |
Vai trò |
|
Tế bào |
Gồm màng, chất TB với các bào quan chủ yếu (ti thể, lưới nội chất, bộ máy gôn gi) và nhân |
Là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể |
Mô |
Tập hợp các TB chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau |
Tham gia cấu tạo nên các cơ quan |
Cơ quan |
Được tạo nên bỡi các mô khác nhau |
Tham gia cấu tạo và thực hiện một chức năng nhất định của hệ cơ quan |
Hệ cơ quan |
Gồm các cơ có mối liên hệ về chức năng |
Thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể |
Câu 2: Hãy hoàn thành nội dung ở bảng sau:
Bảng: Thành phần , chức năng của các hệ cơ quan
Hệ cơ quan |
Các cơ quan trong từng hệ cơ quan |
Chức năng của hệ cơ quan |
Hệ vận động |
|
|
Hệ tiêu hóa |
|
|
Hệ tuần hoàn |
|
|
Hệ hô hấp |
|
|
Hệ bài tiết |
|
|
Hệ thần kinh |
|
|
Trả lời
Hệ cơ quan |
Các cơ quan trong từng hệ cơ quan |
Chức năng của hệ cơ quan |
Hệ vận động |
Cơ và xương |
Vận động, nâng đỡ |
Hệ tiêu hóa |
Miệng, ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa. |
Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. |
Hệ tuần hoàn |
Tim và hệ mạch |
Vận chuyển chất dinh dưỡng, O2 tới các tế bào và vận chuyển chất thải, CO2 từ tế bào tới cơ quan bài tiết. |
Hệ hô hấp |
Mũi, khí quản, phế quản, 2 lá phổi. |
Thực hiện trao đổi khí O2, CO2 giữ cơ thể với môi trường. |
Hệ bài tiết |
Thận, ống dẫn tiểu, bóng đái |
Bài tiết nước tiểu |
Hệ thần kinh |
Não, tủy sống, dây thần kinh, hạch thần kinh. |
Tiếp nhận và trả lời các kích thích của môi trường, điều hòa hoạt động các cơ quan |
Câu 3: Trình bày mối liên hệ về chức năng giữa các hệ cơ quan đã học ( Hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết ).
Trả lời:
Mối liên hệ về chức năng giữa các hệ cơ quan đã học ( Hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết ) được phản ánh qua sơ đồ sau:
Giải thích:
+ Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác.
+ Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động.
+ Hệ tuần hoàn đẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp các hệ này trao đổi chất.
+ Hệ hô hấp lấy ôxy từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải cacbonic ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.
+ Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ cơ quan thông qua hệ tuần hoàn.
+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.
Caâu 4: So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật? ( HS phải nêu được giống nhau và khác nhau những điểm nào)Điểm giống và khác nhau đó nói lên điều gì?
Traû lôøi:
a) Giống nhau:
- Đếu là đơn vị cấu trúc và ñơn vị chức năng của TB.
- Đều có các thành phần: Màng, chất TB , nhân và các bào quan như: ti thể; thể gôn gi; lưới nội chất; riboxom
b) Khác nhau:
Đặc điểm phân biệt |
TB động vật |
TB thực vật |
Màng tế bào |
- Không có màng bằng Xenlulozơ |
- Có màng làm bằng Xenlulozơ |
Tế bào chất |
- Không có lạp thể - diệp lục - Không bào bé hoặc không có - Hình dạng không ổn định - Có trung thể |
- Có lạp thể - diệp lục. - Không bào lớn - Hình dạng ổn định. - Không có |
c) + Ý nghĩa của sự giống nhau: Chứng tỏ ĐV và TV có cùng nguồn gốc trong quá trình phát sinh
+ Ý nghĩa sự khác nhau: Tuy cùng nguồn gốc chung nhưng phân hóa theo 2 hướng khác nhau, chuyên hóa và thích nghi với lối sống khác nhau
Câu 5: Hãy nêu các thành phần cấu tạo tế bào ? Qua đó giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng sinh chất, chất tế bào và nhân?
Trả lời:
* Các thành phần cấu tạo tế bào
- Màng tế bào: giúp tế bào trao đổi chất .
- Chất tế bào: thực hiện các hoạt động sống của tế bào .
+Lưới nội chất: tổng hợp và vận chuyển các chất
+Riboxom: nơi tổng hợp protein
+Ti thể: tham gia hô hấp giải phóng năng lượng
+Bộ máy Gongi: thu nhận , hoàn thiện , phân phối các sản phẩm, bài tiết chất bã ra ngoài.
+Trung thể: tham gia quá trình phân chia tế bào .
- Nhân tế bào: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào .
+Nhiễm sắc thể: chứa ADN qui định tổng hợp protein, quyết định trong di truyền .
+Nhân con: tổng hợp rARN
* Kết luận:
Màng sinh chất thực hiện trao đổi chất để tổng hợp nên những chất riêng của tế bào. Sự phân giải vật chất tạo năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của tế bào được thực hiện nhờ ti thể. Nhiễm sác thể trong nhân qui định đặc điểm cấu trúc protêin được tổng hợp trong TB nhờ ribôxôm. Như vậy các bào quan trong tế bàocó sự phối hợp hoạt động để TB thực hiện chức năng sống.
Câu 6: Chứng minh tế bào là đơn vị cấu tạo cà cũng là đơn vị chức năng của cơ thể?
Trả lời:
- Tế bào được xem là đơn vị cấu tạo của cơ thể : Vì mọi cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào . Cơ thể người trưởng thành ước tính có khoảng 6.1013 tế bào . Mỗi ngày có hàng tỉ tế bào bị chết đi và được thay thế.
- Chức năng của tế bào là thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng (qua đồng hóa và dị hóa), cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Ngoài ra, sự lớn lên và phân chia của tế bào (gọi là sự phân bào) giúp cơ thể lớn lên, tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản; tế bào còn có khả năng tiếp nhận và phản ứng lại với các kích thích lí – hóa của môi trường giúp cơ thể thích nghi với môi trường. Như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
Câu 7: Trình bày cấu tạo chung và thành phần hóa học của tế bào trong cơ thể. Tế bào có những đặc điểm nào thể hiện tính chất sống của nó?
Trả lời:
1- Cấu tạo chung của tế bào:
Tất cả các tế bào trong cơ thể (trừ TB hồng cầu) đều có cấu trúc chung là có màng sinh chất, chất tế bào và nhân. Trong chất TB có các bào quan như ribosom, lưới nội chất, ti thể, bộ máy gôngi, trung thể, ARN. Trong nhân mang thông tin di truyền là AND nằm trong các NST.
2- Thành phần hóa học của tế bào:
Chất hữu cơ:
-Protein cấu tạo gồm các nguyên tố hóa học C, H, O, N, S, P. Trong đó nitolà chất đặc trưng cho sự sống
- Gluxit cấu tạo gồm 3 nguyên tố hóa học C, H, O trong đó tỉ lệ H :O luôn bằng 2: 1
- Lipit cấu tạo gồm 3 nguyên tố C, H, O trong đó tỉ lệ H : O thay đổi tùy theo loại lipit
- A xit nucleic gồm 2 loại AND và ARN được cấu tạo từ các nguyên tốC, H, O, N, P
Chất vô cơ: Gồm nước và các muối khoáng có chứa Ca, K, Na, Fe, Cu, …
3- Những đặc điểm cơ bản thể hiện tính chất sống:
- TB thường xuyên TĐC với môi trường trong cơ thể (máu, nước mô) thông qua màng TB bằng cơ chế thẩm thấu và khuếch tán
-Sinh sản: TB lớn lên đến mức nào đó thì phân chia gọi là sự phân bào. Vì thế TB luôn đổi mới và tăng về số lượng
- Cảm ứng: Là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích lí , hóa của môi trường xung quanh TB
(VD: TB cơ là sự co rút và TB TK là hưng phấn và dẫn truyền…
Câu 8: Mô là gì? Hãy nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng các loại mô?
Trả lời:
1- Khái niệm Mô: Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện một chức năng nhất định ( ở một số loại mô còn có thêm các yếu tố phi bào )
2- Cấu tạo và chức năng các loại mô:
Cơ thể có 4 loại mô chính là:
- Mô biểu bì: các tế bào xếp sát nhau -> có chức năng bảo vệ, hấp thụ, tiết.
- Mô liên kết: các tế bào nằm rải rác trong chất phi bào -> có chức năng nâng đỡ, vận chuyển , liên kết các cơ quan .
- Mô cơ gồm cơ vân, cơ trơn, cơ tim: các tế bào hình sợi dài -> có chức năng co dãn.
+ Cơ vân: tạo thành các bắp cơ trong hệ vận động, tế bào có nhiều nhân, có vân ngang, vận động theo ý muốn
+ Cơ trơn: có phần lớn ở các nội quan, ngắn hơn cơ vân, có 1 nhân, không có vân ngang, vận động không theo ý muốn
+ Cơ tim: cấu tạo nên thành tim, tế bào phân nhánh, có nhiều nhân, vận động không theo ý muốn
- Mô thần kinh :gồm tế bào thần kinh (Nơron) và các tế bào thần kinh đệm tạo nên hệ thần kinh có chức năng tiếp nhận kích thích , xử lí thông tin , điều khiển sự hoạt động của các cơ quan để trả lời các kích thích của môi trường .
+ Nơron gồm thân và các tua. Thân và tua ngắn => chất xám ở não, tủy và hạch thần kinh; tua dài => chất trắng ở não, tủy và các dây thần kinh.
Câu 9: So sánh 4 loại mô theo mẫu ở bảng sau:
Bảng: so sánh các loại mô
|
Mô biểu bì |
Mô liên kết |
Mô cơ |
Mô thần kinh |
Đặc điểm cấu tạo |
|
|
|
|
Chức năng |
|
|
|
|
Trả lời:
Bảng: so sánh các loại mô
|
Mô biểu bì |
Mô liên kết |
Mô cơ |
Mô thần kinh |
Đặc điểm cấu tạo |
Tế bào xếp xít mhau |
Tế bào nằm trong chất cơ bản |
Tế bào dài xếp thành lớp, thành bó |
Nơron có thân nối với sợi trục và sợi nhánh |
Chức năng |
Bảo vệ , hấp thu, tiết (mô sing sản làm nhiệm vụ sinh sản) |
Nâng đỡ (máu vận chuyển các chất) |
Co , dãn tạo nên sự vận động của các cơ quan và vận động của cơ thể |
-Tiếp nhận kích thích -Dẫn truyền xung thần kinh -Xử li thông tin -Điều hòa hoạt động các cơ quan |
Câu 10: Cung phản xạ, vòng phản xạ là gì? Hãy phân biệt cung phản xa và vòng phản xạ?
Trả lời:
* Cung phản xạ : là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng .
- Một cung phản xạ gồm 5 yếu tố: cơ quan thụ cảm, Nơron hướng tâm , trung ương thần kinh (Nơron trung gian cùng thân và tua ngắn của Nơron vận động) , Nơron vận động , cơ quan phản ứng
* Vòng phản xạ : là luồng thần kinh bao gồm cung phản xạ và đường phản hồi .
(Khi kích thích vào tế bào cơ -> cơ co có phải là phản xạ không, vì sao? (Không phải. Vì không đầy đủ các yếu tố của 1 phản xạ mà chỉ là sự cảm ứng của các sợi thần kinh và của tế bào cơ đối với kích thích mà thôi)
* Phân biệt cung phản xa và vòng phản xạF Nên kẽ bảng để phân biệt
Đặc điểm phân biệt |
Cung phản xạ |
Vòng phản xạ |
Con đường đi Số lượng nơ ron tham Độ chính xác Mức độ Thời gian thực hiện |
Ngắn hơn Ít Ít chính xác Đơn giản Nhanh hơn |
Dài Nhiều Chính xác hơn Phức tạp hơn Lâu hơn |
Câu 11:
- Lập bảng phân biệt các loại mô cơ.
- Tại sao người ta lại gọi là cơ vân?
- Bản chất và ý nghĩa của sự co cơ.
Trả lời
Bảng phân biệt các loại mô cơ.
Đặc điểm |
Mô cơ vân |
Mô cơ trơn |
Mô cơ tim |
Hình dạng |
Hình trụ dài |
Hình thoi, đầu nhọn |
Hình trụ dài |
Cấu tạo |
Tế bào có nhiều nhân, có vân ngang |
Tế bào có một nhân, không có vân ngang |
Tế bào phân nhánh, có nhiều nhân |
Chức năng |
Tạo thành bắp cơ gắn với xương trong hệ vận động |
Thành phần cấu trúc một số nội quan |
Cấu tạo nên thành tim |
Tính chất |
Hoạt động theo ý muốn |
Hoạt động không theo ý muốn |
Hoạt động không theo ý muốn |
- Mỗi sợi cơ có các tơ cơ mảnh, tơ cơ dày xen kẽ tạo ra các đoạn màu sáng và sẫm xen kẽ nhau. Tập hợp các đoạn sáng, sẫm của tế bào cơ tạo thành các vân ngang nên người ta gọi là cơ vân.
- Bản chất của sự co cơ: Các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dàylàm tế bào cơ ngắn lại.
- ý nghĩa của sự co cơ trong cơ thể: Các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dàylàm tế bào cơ ngắn lạià bó cơ ngắn lạià bắp cơ co ngắn, bụng cơ phình to àxương cử động à cơ thể hoạt động.
-(Để xem tiếp nội dung phần đề và đáp án từ câu 12-15 đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là trích đoạn 1 phần nội dung tài liệu Bài tập bồi dưỡng HSG chủ đề Khái quát cơ thể người Sinh học 8 năm 2020 có đáp án. Để xem thêm các tài liệu khác các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để tham khảo và tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: