YOMEDIA

Bài tập bồi dưỡng HSG chủ đề Vận Động Sinh học 8 năm 2020 có đáp án

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bài tập bồi dưỡng HSG chủ đề Vận Động Sinh học 8 năm 2020 có đáp án được biên tập và tổng hợp đầy đủ, nhằm giúp các em rèn luyện, ôn tập chuẩn bị trước kì thi lên đội tuyển sắp tới. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA

BÀI TẬP BỒI DƯỠNG HSG

CHỦ ĐỀ: VẬN ĐỘNG - SINH HỌC 8 NĂM 2020

 

Câu 1: Hãy điền các nội dung cơ bảng phù hợp vào bảng sau:

Bảng : Sự vận động của cơ thể

Cơ quan thực hiện vận động

Đặc điểm đặc trưng

Chức năng

Vai trò chung

Bộ xương

 

 

 

Hệ cơ

 

 

 

Trả lời:

Bảng : Sự vận động của cơ thể

Cơ quan thực hiện vận động

Đặc điểm đặc trưng

Chức năng

Vai trò chung

Bộ xương

- Gồm nhiều xương liên kết với nhau qua các khớp

- Có tính chất cứng rắn và đàn hồi.

Tạo bộ khung cơ thể :

    + Bảo vệ

    + Nơi bám của cơ.

 

 

Giúp cơ thể hoạt động để thích ứng với môi trường

Hệ cơ

- Tế bào cơ dài.

- Có khả năng co dãn

Cơ co, dãn giúp các cơ quan hoạt động

 

Câu 2a/ Chứng minh rằng: Trong thành phần hóa học của xương có cả chất hữu cơ và chất vô cơ làm xương bền chắt và mềm dẻo?

              b/ Hãy giải thích vì sao người già dễ bị gãy xương và khi gãy xương thì sự phục hồi xương diễn ra chậm, không chắc chắn?

Trả lời:

a/ Thật vậy: qua 2 thí nghiệm sau sẽ chứng minh điều đó.

- Lấy 1 xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch a xít clohyđric  10 % ta thấy những bọt khí nổi lên từ xươngàđó là do phản ứng giữa HCl với chất vô cơ ( CaCO3) tạo ra khí CO2 . Sau 10-15 phút bọt khí không nổi lên nữa, lấy xương ra, rửa sạch ta thấy xương trở nên mềm dẻoà chất hữu cơ

- Đốt 1 xương đùi ếch khác trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không còn cháy nữa, không còn thấy khói bay lênà chất hữu cơ đã cháy hết. Bóp nhẹ phần xương đã đốt ta thấy dòn và bở raàcho vào cốc HCl 10%, ta thấy chúng tan ra và nổi bọt khí giống như trên, chứng tỏ xương có chất vô cơ

Xương kết hợp giữa 2 thành phần chất trên nên có tính bền chắc và mềm dẻo

b/ Vì người già sự phân hủy hơn sự tạo thành, đồng thời tỉ lệ chất cốt giao giảm vì vậy xương giòn, xốp nên dễ bị gãy và khi bị gãy xương thì sự phục hồi diễn ra rất chậm, không chắc chắn.

Câu 3Nêu đặc điểm cấu tạo của xương phù hợp với Chức năng  nâng đỡ và vận động

Trả lời:

Cấu tạo phù hợp với Chức năng  nâng đỡ và vận động là:

* Cấu tạo phù hợp với Chức năng  vận động :

- Bộ xương khoảng 206 chiếc gắn với nhau nhờ các khớp , có 3 loại khớp :

+Khớp bất động : gắn chặt các xương với nhau -> bảo vệ nâng đỡ . VD khớp xương sọ , mặt , đai hông +Khớp bán động : khả năng hoạt động hạn chế để bảo vệ các cơ quan như tim , phổi …VD khớp ở cột sống , lồng ngực …

+Khớp động : khả năng hoạt động rộng , chiếm phần lớn trong cơ thể -> cho cơ thể vận động dễ dàng .VD khớp xương chi…

* Tính vững chắc đảm bảo Chức năng  nâng đỡ :

- TP hóa học : gồm chất vô cơ và hữu cơ . Chất vô cơ giúp xương cứng rắn chống đỡ được sức nặng của cơ thể và trọng lượng mang vác . Chất hữu cơ làm cho xương có tính đàn hồi chống lại các lực tác động , làm cho xương không bị giòn , bị gãy

- Cấu trúc : xương có cấu trúc đảm bảo tính vững chắc là : hình ống , cấu tạo bằng mô xương cứng ở thân xương dài , mô xương xốp gồm các nan xương xếp vòng cung .

Câu 4*Nêu sự khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú. 

Bảng 11. Sự khác nhau giữa bộ xương người với bộ xương thú

Các phần so sánh

Bộ xương người

Bộ xương thú

Tỉ lệ sọ não / mặt

Lồi căm xương mặt

Lớn

Phát triển

Nhỏ

Không có

Cột sống

Lồng ngực

Cong ở 4 chỗ

Nở sang 2 bên

Cong hình cung

Nở theo chiều lưng-bụng

Xương chậu

Xương đùi

Xương bàn chân

 

Xương gót

Nở rộng

Phát triển, khỏe

Xương ngón chân ngắn, bàn chân hình vòm

Lớn, phát triển về phía sau

Hẹp

Bình thường

Xương ngón dài , bàn chân phẳng

Nhỏ

 

Câu 5:    Nêu đặc điểm tiến hoá của bộ xương người so vói bộ xương  thú.

Trả lời:

Đặc điểm tiến hoá của bộ xương người so vói bộ xương  thú:

Đặc điểm tiến hóa của bộ xươngthể hiện ở sự phân hóa chi trên – chi dưới ; cột sống , lồng ngực ; hộp sọ và lối đính sọ vào cột sống.

- Chi trên : xương nhỏ , khớp linh hoạt ->giúp cơ thể cân bằng trong tư thế đứng và đi bằng 2 chân; đặc biệt ngón cái đối diện được với các ngón khác -> thuận lợi cầm nắm công cụ lao động

- Chi dưới : xương chậu nở rộng, xương đùi to khoẻ -> chống đỡ và di chuyển . Bàn chân vòm, xương gót phát triển ra sau  -> chống đỡ tốt , di chuyển dẽ dàng

- Lồng ngực nở rộng 2 bên -> đứng thẳng

- Cột sống cong 4 chỗ -> dáng đứng thẳng , giảm chấn động

- Xương đầu : tỉ lệ xương sọ lớn hơn xương mặt vì não phát triển con người biết chế tạo và sử dụng vũ khí tự vệ không phải dùng bộ hàm để chống kẻ thù như động vật .

- Cột sống đính vào xương sọ hơi lùi về trước trong khi não phát triển ra sau tạo cho đầu ở vị trí cân bằng trong tư thế đứng thẳng . Lồi cằm phát triển là chỗ bám cho các cơ lưỡi sử dụng trong phát âm ở người .

Câu 6: Hãy chứng minh : “Xương là một cơ quan sống” . Những đặc điểm nào trong thành phần hoá học và cấu trúc của xương bảo đảm cho xương có độ vững chắc cao mà lại tương đối nhẹ? Tại sao lứa tuổi thanh thiếu niên lại cần chú ý rèn luyện , giữ gìn để bộ xương phát triển bình thường?

Trả lời:

a/ Xương là một cơ quan sống:

- Xương cấu tạo bỡi các phiến vôi do mô liên kết biến thành, trong chứa các TB xương.

- TB xương có đầy đủ các đặc tính của sự sống: dinh dưỡng, lớn lên, hô hấp, bài tiết, sinh sản, cảm ứng… như các loại tế bào khác.

- Sự hoạt động của các thành phần của xương như sau:

+ Màng xương sinh sản tạo ra mô xương cứng , mô xương xốp.

+ Ong xương chứa tuỷ đỏ, có khả năng sinh ra hồng cầu.

+ Xương tăng trưởng theo chiều dài và theo chiều ngang.

b/ Đặc điểm của xương:

- Xương có những đặc điểm về thành phần hoá học và cấu trúc bảo đảm độ vững chắc mà lại tương đối nhẹ:

*Đặc điểm về thành phần hoá học của xương:

- Ở người lớn, xương cấu tạo bỡi 1/3 chất hữu cơ, 2/3 chất vô cơ.

- Chất hữu cơ làm cho xương dai và có tính đàn hồi.

- Chất hữu cơ làm xương cứng nhưng dễ gãy.

Sự kết hợp 2 loại chất này làm cho xương vừa dẻo vừa vững chắc.

*Đặc điểm về cấu trúc của xương:

- Cấu trúc hình ống của xương dài giúp cho xương vững chắc và nhẹ.

- Mô xương xốp cấu tạo bỡi các nan xương xếp theo hướng của áp lực mà xương phải chịu, giúp cho xương có sức chịu đựng cao.

c/ Rèn luyện, giữ gìn bộ xương phát triển bình thường:

- Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, xương còn mềm dẻo vì tỉ lệ chất hữu cơ nhiều hơn 1/3 , tuy nhiên trong thời kì này xương lại phát triển nhanh chóng, do đó muốn cho xương phát triển bình thường để cơ thể cân đối, đẹp và khoẻ mạnh, phải giữ gìn vệ sinh về xương:

+ Khi mang vác, lao động phải đảm bảo cân đối 2 tay.

+ Ngồi viết ngay ngắn, không tựa ngực vào bàn, không gục đầu ra phía trước.

+ Không đi giày chật và cao gót.

+ Lao động vừa sức, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

+ Hết sức đề phòng và tránh các tai nạn làm tổn thương đến xương.

Câu 7: Phân biệt các loại khớp xương và nêu rõ vai trò của từng loại khớp?

Trả lời:

Phân biệt các loại khớp xương và vai trò của từng loại khớp

Các loại khớp xương

Đặc điểm phân biệt

Khả năng cử động

Vai rò

Khớp động

Có diện khớp ở 2 đầu xương tròn và lớn  có sụn trơn bóng; Giữa khớp có bao chứa dịch khớp

Linh hoạt

Đảm bảo sự hoạt động linh hoạt của tay, chân

Khớp bán động

Diện khớp phẳng và hẹp

Ít linh hoạt

Giúp xương tạo thành khoang bảo vệ (khoang ngực). Ngoài ra còn có vai trò giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đi đứng và lao động phức tạp.

Khớp bất động

Giữa 2 xương có hình răng cưa khít với nhau

Không cử động được

Giúp xương tạo thành hộp, thành khối để bảo vệ nội quan (hộp sọ bảo vệ não) hoặc nâng đỡ (xương chậu)

Câu 8:   Đặc điểm cấu tạo của hệ cơ liên quan đến chức năng vận động ?

Trả lời:

- Cơ tham gia vận động là cơ vân. Đơn vị cấu tạo nên hệ cơ là tế bào cơ (sợi cơ) . Mỗi TB cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc, mỗi đơn vị cấu trúc gồm nhiều tơ cơ xếp song song dọc theo chiều dài tế bào cơ , gồm 2 loại tơ cơ là tơ cơ mảnh(sáng) và tơ cơ dày(sẫm) nằm xen kẽ nhau tạo nên các vân sáng và tối

-Tập hợp các tế bào cơ tạo nên bó cơ bọc trong màng liên kết. Mỗi bắp cơ có nhiều bó cơ, bắp cơ ở giữa to 2 đầu thuôn nhỏ tạo thành gân bám vào 2 xương . Khi cơ co xương chuyển động.

- Mỗi bắp cơ có mạch máu và dây thần kinh chi phối phân nhánh đến từng sợi cơ. Khi cơ co là các tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm bắp cơ ngắn lại và phình to khiến xương chuyển động.

- Sự co cơ là 1 phản xạ, năng lượng cần cho co cơ là do sự ôxi hóa các chất dinh dưỡng do máu mang đến , đồng thời cũng thải ra các sản phẩm phân hủy vào máu để đưa đến các cơ quan bài tiết ra ngoài.

Câu 9:  Đặc điểm tiến hóa của hệ cơ so với động vật?

Trả lời:

Thể hiện sự phân hóa các cơ chi trên và chi dưới, sư phân hóa và phát triển cơ mặt và cơ lưỡi

- Cơ chi trên : phân hóa thành nhiều nhóm cơ nhỏ phụ trách những hoạt động đa dạng và tinh vi , đặc biệt là sự khéo léo của đôi bàn tay -> Con người thực hiện được các động tác tinh vi khéo léo trong lao động sáng tạo .

- Cơ chi dưới : có xu hướng tập trung thành các nhóm cơ lớn khoẻ -> vận động , di chuyển , tạo thế cân bằng trong dáng đứng thẳng.

- Cơ mặt : phân hóa thành các nhóm cơ biểu lộ tình cảm (cơ nét mặt)

- Cơ lưỡi phát triển giúp cho việc phát âm tiếng nói của con người .

Câu 10: Công của cơ là gì? Công của cơ được sử dụng vào mục đích nào? Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ. Ý nghĩa của việc luyện tập cơ. Phương pháp luyện tập cơ?

Trả lời:

-  Khi cơ co tạo 1 lực tác động vào vật, làm vật di chuyển, tức là sinh ra 1 công . Có 2 dạng công: công tính được và công không tính được (khi cơ co không làm vật di chuyển, ví dụ: mang 1 vật nặng đứng yên 1 chỗ)

- Công của cơ phụ thuộc vào các yếu tố:

+ Trạng thái thần kinh.

+ Nhịp độ lao động

+ Khối lượng của vật

-  Công của cơ được sử dụng vào mục đích hoạt động, lao động

-  Nguyên nhân của sự mỏi cơ:  Làm việc quá sức và kéo dài, biên độ co cơ giảm dần rồi ngừng hẳn, dẫn tới sự mỏi cơ. Nguyên nhân của sự mỏi cơ là do cơ thể không được cung cấp đủ chất ding dưỡng và ô xi nên đã tích tụ Axit lac tic trong cơ bắp, tác động lên hệ thống thần kinh, gây cảm giác mỏi cơ.

- Công của cơ phụ thuộc vào: thể tích của bắp cơ, lực co cơ , trạng thái thần kinh. Nên luyện tập cơ sẽ làm tăng thể tích của cơ, tăng lực co cơ, đồng thời tăng cường sự hoạt động của các hệ cơ quan như: tuần hoàn , hô hấp , bài tiết … làm cho thần kinh hưng phấn tinh thần sảng khoái

- Luyện tập bằng cách tập thể dục, chơi thể thao và lao động vừa sức.

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bài tập bồi dưỡng HSG chủ đề Vận động Sinh học 8 năm 2020 có đáp án. Để xem thêm các tài liệu khác các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để tham khảo và tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON