YOMEDIA

Bài tập bồi dưỡng HSG chủ đề Tiêu Hóa Sinh học 8 năm 2020 có đáp án

Tải về
 
NONE

Với mong muốn giúp các em học sinh có thêm tài liệu ôn tập HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bài tập bồi dưỡng HSG chủ đề Tiêu Hóa Sinh học 8 năm 2020 có đáp án được biên tập và tổng hợp đầy đủ, nhằm giúp các em rèn luyện, ôn tập chuẩn bị trước kì thi lên đội tuyển sắp tới. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA

BÀI TẬP BỒI DƯỠNG HSG

CHỦ ĐỀ: TIÊU HÓA - SINH HỌC 8 NĂM 2020

 

Câu 1: Hoàn thành bảng sau và nêu nhận xét của mình:

Cơ quan tiêu hóa

Sự biến đổi lí học

Sự biến đổi hóa học

Khoang miệng

 

 

Dạ dày

 

 

Ruột non

 

 

Trả lời:

Hoàn thành bảng sau và nêu nhận xét của mình:

Cơ quan tiêu hóa

Sự biến đổi lí học

Sự biến đổi hóa học

Khoang miệng

Thức ăn bị cắt, nghiền nát, tẩm nước bọt

      Tinh bột (chín)   amilaza→      Mantôzơ

                            pH = 7,2 ; t0 =370c

Dạ dày

Thức ăn được nhào trộn với dịch vị

 Protein  →   Protein

(chuỗi dài)    pepsin + HCL      (chuỗi ngắn)

Ruột non

Thức ăn được nhào trộn với dịch ruột , mật, dịch tụy

- Tinh bột và đường đôi enzim→  đường đôi enzim→ đường đơn

- Prôtêin enzim→ peptit enzim→  axit amin

- Lipit dịch mật→ các giọt nhỏ lipit enzim→ axit béo và glixerin

Nhận xét :

- Ở khoang miệng và dạ dày biến đổi lí học là chủ yếu, thức ăn được nghiền, bóp nhỏ làm tăng diện tích tiếp xúc với dịch tiêu hóa, chuẩn bị cho sự tiêu hóa tiếp theo ở ruột non.

- Ở ruột non biến đổi hóa học là chủ yếu, vì ở ruột non có đầy đủ các loại enzim (có trong dịch tụy, ruột và mật) phân giải các phân tử phức tạp của thức ăn (gluxit, lipit, protein) thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thu được (Đường đơn, Axit amin, Axit béo và glixerin)

Câu 2:  Quá trình biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa?

Trả lời:

* Ở khoang miệng:

- Tiêu hóa lí học: Tiết dịch tiêu hóa, nhai, nghiền, đảo trộn, thấm đều nước bọt

- Tiêu hóa hóa học: một phần tinh bột chín  amilaza→ đường đôi (mantose)

* Ở dạ dày:

- Tiêu hóa lí học: Tiết dịch tiêu hóa, co bóp, đảo trộn, thấm đều dịch vị

- Tiêu hóa hóa học: Protein (chuỗi dài) enzim→ Protein (chuỗi ngắn) 

* Ở ruột non:

- Tiêu hóa lí học: Tiết dịch tiêu hóa, lớp cơ co dãn tạo nhu động thấm đều dịch tiêu hóa , đẩy thức ăn xuống các phần khác của ruột , muối mật phân nhỏ Lipit tạo nhũ tương hóa

- Tiêu hóa hóa học : nhờ tác dụng của dịch tụy , dịch mật, dịch ruột → tất cả các loại thức ăn được biến đổi thành những chất đơn giản hoà tan mà cơ thể có thể  hấp thụ

+ Tinh bột + đường đôi → Đường đơn (nhờ các enzim: Amilaza, Mantaza, Saccaraza, Lactaza)

+ Protein → Axit amin   (nhờ enzim: pepsin, Tripsin)

+ Lipit → Axit béo và Glixêrin (nhờ enzim lipaza)

+ Axit Nuclêic → Nucleotit (nhờ enzim đặc biệt)

* Ở ruột già : các chất bã không được tiêu hóa , được chuyển xuống ruột già và được vi khuẩn lên men tạo thành phân, nước được tiếp tục hấp thụ , phần còn lại trở nên rắn được chuyển xuống ruột thẳng và thải ra ngoài.

Câu 3: Chức năng của ruột non? Đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng đó?

Trả lời:

* Ruột non có 2 chức năng chính là : hoàn thành quá trình tiêu hóa các loại thức ăn và hấp thụ các sản phẩm đã tiêu hóa .

* Đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng tiêu hóa:

- Nhờ lớp cơ ở thành ruột co dãn tạo nhu động thấm đều dịch tiêu hóa , đẩy thức ăn xuống các phần khác của ruột 

-Đoạn tá tràng có ống dẫn chung của dịch tụy và dịch mật đổ vào . Lớp niêm mạc (đoạn sau tá tràng ) có nhiều tuyến ruột tiết dịch ruột . Như vậy ở ruột non có đầy đủ các loại enzim tiêu hóa tất cả các loại thức ăn , do đó thức ăn được hoàn toàn biến đổi thành những chất đơn giản có thể hấp thụ vào máu .

* Đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất:

- Ruột non dài 2,8 – 3m

-Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp,tr6en đó có nhiều lông ruột , mỗi lông ruột có vô số lông cực nhỏ , đã tăng diện tích tiếp xúc với thức ăn lên nhiều lần

-Trong lông ruột có hệ thống mạng lưới mao mạch máu và bạch huyết dày đặc tạo điều kiện cho sự hấp thụ nhanh chóng

- Màng ruột là màng thấm có chọn lọc chỉ cho vào máu những chất cần thiết cho cơ thể kể cả khi nồng độ các chất đó thấp hơn nồng độ có trong máu và không cho những chất độc vào máu kể cả khi nó có nồng độ cao hơn trong máu.

Câu 4:

a/ Những đặc điểm nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng?

b/ Giải thích vì sao protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein trong lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy?

Trả lời:

a/ Những đặc điểm của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng:

- Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tăng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài.                                                                                                    

- Ruột non rất dài (tới 2,8 – 3m ở người trưởng thành), dài nhất trong các cơ quan của ống tiêu hóa.                                                                                

- Mạng mao mạch máu và mạng mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột. 

b/  Protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein trong lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy là do các chất nhầy do các TB tiết chất nhầy ở cổ tuyến vị tiết ra và phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn cách các TB niêm mạc với pepsin

Câu 5:

a. Vì sao thức ăn sau khi đã được nghiền bóp kỹ ở dạ dày chỉ chuyển xuống ruột non thành từng đợt? Hoạt động như vậy có tác dụng gì?

b. Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể thế nào?

Trả lời:

a.

- Thức ăn đã được nghiền nhỏ và nhào trộn kỹ, thấm đều dịch vị ở dạ dày sẽ được chuyển xuống ruột non một cách từ từ, theo từng đợt nhờ sự co bóp của cơ thành dạ dày phối hợp với sự đóng mở của cơ vòng môn vị. 

- Cơ vòng môn vị luôn đóng, chỉ mở cho thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột khi thức ăn đã được nghiền và nhào trộn kỹ                

- Axit có trong thức ăn vừa chuyển xuống tác động vào niêm mạc tá tràng gây nên phản xạ đóng môn vị, đồng thời cũng gây phản xạ tiết dịch tụy và dịch mật      

- Dịch tụy và dịch mật có tính kiềm sẽ trung hòa axit của thức ăn từ dạ dày xuống làm ngừng phản xạ đóng môn vị, môn vị lại mở và thức ăn từ dạ dày lại xuống tá tràng.   

- Cứ như vậy thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột từng đợt với một lượng nhỏ, tạo thuận lợi cho thức ăn có đủ thời gian tiêu hóa hết ở ruột non và hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng.

b. Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể diễn ra như sau:

Môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn, thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hóa của ruột non nên hiệu quả tiêu hóa sẽ thấp.

Câu 6: Nêu khái quát các bộ phận của hệ cơ quan tiêu hoá. Hãy phân tích để chứng minh rằng có sự phân công chức năng và thống nhất giữa ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá của hệ cơ quan tiêu hoá?

Trả lời

*) Khái quát về các bộ phận của hệ cơ quan tiêu hoá:

Hệ cơ quan tiêu hoá bao gồm 2 bộ phận là ống tiêu hoá (đường tiêu hoá) và tuyện tiêu hoá.

- Ống tiêu hoá: lần lượt từ ngoài vào trong và từ trên xuống, ống tiêu hoá gồm các cơ quan là: Miệng, thực quản, dạ day, ruột non, ruột già, hậu môn.

- Tuyến tiêu hoá: bào gồm các tuyến: 3 đôi tuyến nước bọt tiết dịch nước bọt vào miệng, tuyến vị của dạ dày, tuyến gan, tuyến tuỵ và các tuyến ruột.

*) Chứng minh sự phân công chức phận giữa ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá:

Sự phân công chức phận giữa 2 bộ phận trên thể hiện như sau:
a) ống tiêu hoá:

Thực hiện chức năng: - Biến đổi lí học thức ăn.

                                    - Vận chuyển dần thức ăn qua các đoạn khác nhau của ống

Hai chức năng trên được thực hiện bởi các cơ trên thành ống tiêu hoá với sự tham gia của răng, lưỡi ở miệng.

b) Tuyến tiêu hoá:

Các tuyến tiêu hóa thực hiện chức năng tiết tiêu hóa, biến đổi hoá học thức ăn.                                          

*) Sự thống nhất giữa ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá:

Giữa ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá có sự thống nhất và hỗ trợ nhau trong hoạt động tiêu hoá thức ăn. Kết quả hoạt động của bộ phận này tạo điều kiện cho hoạt động của bộ phận còn lại.

Ví dụ:

- Thức ăn qua biến đổi lí học (nhai, trộn, co bóp…) của ống tiêu hoá trở nên mềm, nhỏ hơn rất thuận lợi cho các enzim của dịch tiêu hoá tiết ra từ các tuyến tiêu hoá biến đổi hoá học.

- Ngược lại hoạt động biến đổi hoá học của các tuyến tiêu hoá càng triệt để thì các sản phẩn dinh dưỡng đơn giản hấp thụ càng nhiều, cung cấp chất và năng lượng cho cơ thể nói chung,  trong đó có ống tiêu hoá phát triển tốt.

Câu 7:   Trình bày quá trinh hấp thụ và vận chuyển các chất dinh dưỡng. Gan đảm nhiệm vai trò gì trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người?

Trả lời:

Trình bày quá trinh hấp thụ và vận chuyển các chất dinh dưỡng. Gan đảm nhiệm vai trò gì trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người?

- Các chất dinh dưỡng được hấp thu theo 2 con đường:

+ theo đường máu: đường, axit béo và glixe rin, axit amin,các vitamin tan trong nước, các muối khoáng, nước.

+ theo đường bạch huyết: lipit (các giọt nhọ đã nhũ tương hóa), các vitamin tan trong dầu (A,D,E,K)

- Vai trò của gan: gan đảm nhiệm các vai trò

+ tiết ra dịch mật giúp tiêu hóa li pit

+ khử các chất độc lọt vào mao mạch máu cùng các chất dinh dưỡng

+ điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bài tập bồi dưỡng HSG chủ đề Tiêu Hóa Sinh học 8 năm 2020 có đáp án. Để xem thêm các tài liệu khác các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để tham khảo và tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON