Tài liệu 60 Bài tập trắc nghiệm vận dụng Phần Địa lí khu vực và quốc gia Địa lý 11 nâng cao có đáp án gồm các câu hỏi trắc nghiệm về kiến thức Địa lý khu vực và quốc gia thuộc chương trình Địa lý 11 đã học sẽ giúp các em vừa kiểm tra kiến thức vừa rèn luyện các kỹ năng làm bài một cách tốt nhất. Mời các em tham khảo tại đây
60 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG PHẦN ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA ĐỊA LÝ 11 NÂNG CAO
Câu 1. Nhận xét không đúng về tình hình dân số của Nhật Bản?
- Đông dân và tập trung chủ yếu ở các thành phố ven biển.
- Tốc độ gia tăng dân số thấp nhưng đang tăng dần.
- Tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn.
- Tỉ lệ trẻ em đang giảm dần.
Câu 2. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm tự nhiên của miền Tây Trung Quốc?
- Thường xuyên có lũ lụt vào mùa hạ
- Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt.
- Địa hình gồm các dãy núi cao và sơn nguyên đồ sộ.
- Nơi bắt nguồn của các con sông lớn.
Câu 3. Nền nông nghiệp nhiệt đới phát triển mạnh ở các nước Đông Nam Á, chủ yếu là do
- thị trường xuất khẩu rộng lớn.
- nguồn lao động dồi dào và có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp
- đất trồng thích hợp và nguồn nước dồi dào.
- khí hậu nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt độ cao.
Câu 4. Giá trị nhập siêu của Hoa Kỳ ngày càng lớn,chủ yếu do
- đồng đô la có mệnh giá cao.
- nền kinh tế thị trường phát triển sớm.
- chủ yếu nhập khẩu khoáng sản và nguyên liệu chưa qua chế biến.
- thị trường nội địa có sức mua lớn.
Câu 5. Để hạn chế tốc độ tăng dân số, từ năm 1979, Trung Quốc đã thực hiện chính sách dân số với nội dung
A. mỗi gia đình chỉ có 1 con trai. B. mỗi gia đình chỉ có 2 con.
C. mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con D. mỗi gia đình chỉ có 1 con.
Câu 6. Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của biển và đại dương đối với sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Á?
- Mang lại nguồn khoáng sản và hải sản khổng lồ.
- Giao thông buôn bán dễ dàng.
- Giao lưu văn hóa, xã hội thuận lợi.
- Mang đến nhiều bão và áp thấp nhiệt đới.
Câu 7. Nhận xét nào sau đây không đúng về nền nông nghiệp Hoa Kỳ hiện nay:
A. Nền nông nghiệp hàng hóa phát triển mạnh.
B. Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.
C. Hình thức sản xuất chủ yếu là trang trại.
D. Xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.
Câu 8. Thách thức được coi là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là
- các tai biến thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán
- chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ.
- quy mô dân số đông và phân bố chưa hợp lí.
- nước ta có nhiều thành phần dân tộc
Câu 9. Với đặc điểm: “Lãnh thổ trải dài từ khoảng 20oB tới 53oB và khoảng 73oĐ tới 135oĐ, giáp với 14 nước”, Trung Quốc có khó khăn cơ bản trong việc
A. quản lí xuất, nhập cảnh B. đảm bảo an ninh quốc phòng.
C. quản lí hành chính, chính quyền. D. quản lí xuất nhập khẩu.
Câu 10. Cho đến nay, Liên Bang Nga vẫn được mệnh danh là cường quốc hàng đầu thế giới về
A. công nghiệp dệt, may. B. cơ khí, chế tạo máy.
C. công nghiệp vũ trụ, nguyên tử. D. điện tử - tin học
Câu 11. Để thu hút vốn đầu tư và công nghệ của nước ngoài, Trung Quốc đã
A. xây dựng nhiều thành phố, làng mạc.
B. thành lập các đặc khu kinh tế, khu chế xuất.
C. tiến hành tư nhân hóa, cơ chế thị trường.
D. tiến hành cải cách ruộng đất.
Câu 12. Nơi nào của Hoa Kì có đặc điểm địa hình “bao gồm các dãy núi trẻ chạy song song, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên”?
A. Vùng Coóc-đi-e. B. Dãy núi già A-pa-lat.
C. Vùng Trung tâm. D. Ven Đại Tây Dương.
Câu 13. Đông Nam Á biển đảo có dạng địa hình chủ yếu nào?
A. Đồi, núi và núi lửa. B. Núi và cao nguyên.
C. Các thung lũng rộng. D. Đồng bằng châu thổ rộng lớn.
Câu 14. Trên lãnh thổ Nhật Bản hiện có hơn 80 núi lửa đang hoạt động là do
- Nhật Bản chưa có hệ thống cảnh báo động đất, núi lửa.
- Nhật Bản nằm trong trung tâm khu vực châu Á gió mùa.
- Nhật Bản nằm ở vị trí tiếp xúc của các mảng kiến tạo.
- lãnh thổ Nhật Bản là một vòng cung đảo lớn ở Đông Á.
Câu 15. Điểm khác biệt của Đông Nam Á lục địa so với Đông Nam Á hải đảo là
- nhiều quần đảo và đảo lớn nhỏ.
- nằm trong đới khí hậu xích đạo.
- nhiều dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam.
- đất đai màu mỡ do dung nham núi lửa phong hóa.
Câu 16. Mục đích chính của ngành trồng lúa ở khu vực Đông Nam Á là
- tạo ra nhiều lúa gạo để xuất khẩu thu ngoại tệ.
- giải quyết nhu cầu lương thực cho số dân đông.
- cung cấp vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- thực hiện việc đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
Câu 17. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư - xã hội Trung Quốc
- Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông.
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm mạnh.
- Tỉ lệ giới tính chênh lệch, số nam nhiều hơn số nữ.
- Tỉ lệ dân thành thị giảm, tỉ lệ dân nông thôn tăng.
Câu 18. Khó khăn lớn nhất về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là
- bờ biển dài, khúc khuỷu, nhiều vũng, vịnh.
- trữ lượng các loại khoáng sản không đáng kể.
- nhiều núi lửa, động đất, sóng thần.
- nhiều đảo lớn, nhỏ cách xa nhau.
Câu 19. Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) là biểu hiện cho cơ chế hợp tác nào của Hiệp hội các nước Đông Nam Á?
- Thông qua các diễn đàn, hội nghị.
- Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao.
- Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
- Thông qua các hiệp ước
Câu 20. Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản thường tập trung ở ven biển duyên hải Thái Bình Dương vì
- Tăng sức cạnh tranh với các cường quốc
- Giao thông biển có vai trò ngày càng quan trọng.
- sản xuất công nghiệp Nhật Bản lệ thuộc nhiều vào thị trường về nguyên liệu và xuất khẩu.
- để có điều kiện phát triển nhiều ngành công nghiệp, tạo cơ cấu ngành đa dạng.
Câu 21. Đặc điểm không đúng với các nước Đông Nam Á là
- Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ.
- Lao động có chuyên môn kĩ thuật chiếm tỉ lệ lớn
- Có nhiều nét tương đồng về phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hóa.
- Dân cư tập trung đông ở các đồng bằng châu thổ.
Câu 22. Miền Tây Trung Quốc dân cư thưa thớt chủ yếu do
A. nhiều hoang mạc, bồn địa.
B. sông ngòi ngắn dốc, thường xuyên gây lũ.
C. điều kiện tự nhiên không thuận lợi.
D. ít tài nguyên khoáng sản và đất trồng.
Câu 23. Khu vực có địa hình cao nhất ở Trung Quốc là
A. Đông Bắc B. Đông Nam C. Tây Nam. D. Tây Bắc
Câu 24. Vùng phía Tây phần lãnh thổ Hoa Kì ở trung tâm Bắc Mĩ có diện tích rừng khá lớn, phân bố chủ yếu ở
A. các đồng bằng ven biển Thái Bình Dương.
B. các bồn địa và cao nguyên rộng lớn.
C. các sườn núi hướng ra Đại Tây Dương.
D. các sườn núi hướng ra Thái Bình Dương.
Câu 25. Phía Nam Nhật Bản có khí hậu
A. cận xích đạo. B. ôn đới. C. xích đạo. D. cận nhiệt đới.
Câu 26. Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm tự nhiên phần lãnh thổ phía Tây của LB Nga?
A. Các con sông lớn như Lê-na, A-mua.
B. Có hồ nước ngọt sâu nhất thế giới.
C. Phần lớn là núi và cao nguyên.
D. Đại bộ phận là đồng bằng và vùng trũng.
Câu 27. Hình thức hợp tác, liên kết nào sau đây thể hiện rõ nhất sự thống nhất cao trong EU?
A. Hợp tác sản xuất máy bay E-bớt.
B. Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ.
C. Sử dụng một đồng tiền chung.
D. Thiết lập một thị trường chung.
Câu 28. Nền kinh tế Trung Quốc không có đặc điểm nào sau đây?
- Nhiều trung tâm công nghiệp lớn tập trung ở miền Tây.
- Đứng đầu trên thế giới về sản lượng lương thực, bông, lợn.
- Nông nghiệp nhiệt đới phân bố chủ yếu ở miền Nam đất nước
- Nông thôn có phát triển ngành dệt may, vật liệu xây dựng.
Câu 29. Phát biểu nào sau đây không đúng về điều kiện tự nhiên của Nhật Bản?
A. Chịu nhiều thiên tai như động đất, núi lửa.
B. Hôn-su là một đảo lớn nhất ở Nhật Bản.
C. Khí hậu mang tính gió mùa, mưa nhiều.
D. Phần đất liền Nhật Bản giáp Trung Quốc
Câu 30. Phần lãnh thổ phía Bắc của các nước nào sau đây ở Đông Nam Á có mùa đông lạnh?
A. In-đô-nê-xi-a, Đông Ti-mo.
B. Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a.
C. Bru-nây, Phi-lip-pin.
D. Việt Nam, Mi-an-ma.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !