YOMEDIA

50 Câu hỏi trắc nghiệm kiến thức Sinh trưởng, phát triển và sinh sản Sinh học 11 có đáp án

Tải về
 
NONE

Tài liệu 50 Câu hỏi trắc nghiệm kiến thức Sinh trưởng, phát triển và sinh sản Sinh học 11 có đáp án bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm khái quát các kiến thức của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật và sinh sản trong chương trình Sinh học 11 sẽ giúp các em ôn tập thật tốt để đạt kết quả cao trong các kỳ thi sắp tới. Mời các em tham khảo tại đây!

ATNETWORK
YOMEDIA

HỆ THỐNG TRẮC NGHIỆM

SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ SINH SẢN

Câu 51: Hiện tượng ưu thế đỉnh ở thực vật có mối liên quan mật thiết với loại hoocmôn nào ?

   A. Xitôkinin         B. Axit abxixic            C. Auxin                D. Gibêrelin

Câu 52: Hoocmôn nào dưới đây có vai trò kích thích sự phát triển của chồi bên ?

   A. Gibêrelin         B. Auxin                      C. Êtilen                D. Xitôkinin

Câu 53: Để tạo quả không hạt, người ta không sử dụng hoocmôn nào dưới đây ?

   A. Gibêrelin         B. Auxin          C. Axit abxixic          D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 54: Trong nuôi cấy mô thực vật, tương quan giữa hai loại hoocmôn nào sẽ điều tiết sự phát triển của mô callus ?

   A. Auxin và axit abxixic                           B. Gibêrelin và auxin

   C. Xitôkinin và gibêrelin                          D. Auxin và xitôkinin

Câu 55: Đối với việc điều tiết trạng thái sinh lí của hạt, cặp hoocmôn nào dưới đây có tác dụng trái ngược nhau ?

   A. Êtilen và axit abxixic                           B. Xitôkinin và auxin

   C. Gibêrelin và axit abxixic                      D. Êtilen và auxin

Câu 56: Hoocmôn nào dưới đây tham gia vào hoạt động hướng động, ứng động ở thực vật?

   A. Êtilen               B. Xitôkinin                  C. Gibêrelin              D. Auxin

Câu 57: Hình thức sinh sản vô tính được thực hiện ở cây:    

  A. lạc.                    B. mía.                          C. đỗ.                        D. ngô.

Câu 58: Loại hoocmôn nào sản sinh trong hầu hết các bộ phận của cơ thể thực vật ?

   A. Axit abxixic     B. Auxin                       C. Xitôkinin             D. Êtilen

Câu 59: Gibêrelin không có tác dụng sinh lí nào dưới đây ?

   A. Tăng số lần nguyên phân của tế bào                 

   B. Kích thích nảy mầm ở củ khoai tây

   C. Tăng cường phân giải tinh bột thành mạch nha

   D. Thúc quả chóng chín

Câu 60: Hoocmôn thực vật nào được viết tắt là GA ?

   A. Axit abxixic                   B. Xitôkinin              C. Gibêrelin                   D. Auxin

Câu 61: Điện thế hoạt động là:

   A. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.

   B. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực.

   C. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực, mất phân cực và tái phân cực.

   D. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực và tái phân cực.

Câu 62: Hệ thần kinh ống gặp ở động vật nào?

   A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.               

   B. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun đốt.

   C. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, thân mềm.

   D. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun tròn.

 Câu 63: Ứng động nào theo chu kì đồng hồ sinh học?

   1/ Ứng động đóng mở khí khổng.          2/ Ứng động quấn vòng.

   3/ Ứng động nở hoa.                              4/ Ứng động thức ngủ của lá.

   A. 1,2,3.            B. 2,3,4.               C. 1,3,4.         D. 1,2,3,4.

 Câu 64: Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào?

   1. Bộ phận tiếp nhận kích thích,                         2. Bộ phận thực hiện phản ứng,

   3. Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin,     4. Bộ phận phản hồi thông tin

   A. 1,2,3.            B. 2,3,4.               C. 1,3,2.         D. 1,2,3,4.

 Câu 65: Ý nào đúng với cảm ứng động vật đơn bào?

   1/ Co rút chất nguyên sinh.  2/ Chuyển động cả cơ thể.   

   3/ Tiêu tốn năng lượng.       4/ Thông qua phản xạ.         5/ Tiêu tốn ít năng lượng

   A. 1,2,3.             B. 1,2,3,4.          C. 3,4,5.            D. 1,2,3,4.5

 Câu 66: Ý nào đúng với đặc điểm của hệ thần kinh chuổi hạch?

   1.  Số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới.

   2. Khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên.

   3. Phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới.

   4. Phản ứng cục bộ, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng ống.

   5. Phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới.

   6. Chuyển động cả cơ thể. 

   A. 1,2,3.4.5.6.         B. 1.2,3,4.          C. 2.3.4.5.6                    D. 1,2,3,

 Câu 67: Khi thả tiếp một hòn đá vào cạnh con rùa thì thấy nó không rụt đầu vào mai nữa. Đây là một ví dụ về hình thức học tập:

   A. Học khôn.                                                     B. Học ngầm. 

   C. Điều kiện hoá hành động.                           D. Quen nhờn

 Câu 68: Tập tính bảo vệ lãnh thổ diễn ra:

   A. Giữa những cá thể cùng loài.                                 B. Giữa những cá thể khác loài.

   C. Giữa những cá thể cùng lứa trong loài.                 D. Giữa con với bố mẹ.

 Câu 69: Vì sao sự lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao miêlin lại “nhảy cóc”?

   A. Vì sự thay đổi tính thấm của mang chỉ xảy ra tại các eo Ranvie.

   B. Vì đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng.

   C. Vì giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện.

   D. Vì tạo cho tốc độ truyền xung nhanh.

 Câu 70: Hệ thần kinh của côn trùng có:

   A. Hạch đầu, hạch ngực, hạch lưng.               B. Hạch đầu, hạch thân, hạch lưng.

   C. Hạch đầu, hạch bụng, hạch lưng.               D. Hạch đầu, hạch ngực, hạch bụng.

 Câu 71: Côn trùng có hệ thần kinh nào tiếp nhận kích thích từ các giác quan và điều khiển các hoạt động phức tạp của cơ thể?

   A. Hạch não.                B. Hạch lưng.                      C. Hạch bụng.                 D. Hạch ngực.

 Câu 72: Ý nào đúng với đặc điểm của phản xạ co ngón tay?

   1/ Là phản xạ có điều kiện.     2/ Là phản xạ bẩm sinh.     3/ Là phản xạ không điều kiện.

   4/ Là phản xạ có tính di truyền.      5/ phản xạ học được.   

   6/ Là phản xạ không có tính di truyền.

   A. 1,2,3.4.5.6.         B. 1.2,3,4.5                C. 2.3.4.5.              D. 2,3,4,

 Câu 73: Ý nào đúng với phản xạ không điều kiện?

   1/ Thường do tuỷ sống điều khiển.                     2/ Di truyền được, đặc trưng cho loài.

   3/ Có số lượng không hạn chế.                     4/ Mang tính bẩm sinh và bền vững.

   5/ Thường do não bộ điều khiển.                  6/Có số lượng hạn chế.

   A. 1,2,3. 6               B. 1,2,4,6,                 C. 3,4,5.6                D. 1,2,3,4.6

 Câu 74: Ý nào đúng với đặc điểm phản xạ có điều kiện?

   1/ Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững.

   2/ Không di truyền được, mang tính cá thể

   3/ Có số lượng không hạn chế.

   4/ Thường do vỏ não điều khiển.

   5/ Mang tính bẩm sinh và bền vững.

   6/ Di truyền được, đặc trưng cho loài.

   A. 1,2,3. 6                B. 1,4, 6,                   C. ,4,5.6                    D. 1,2,3,4.

 Câu 75: Ý nào đúng đối với sự tiến hoá của hệ thần kinh (HTK)?

   1/ Tiến hoá theo hướng HTK dạng lưới → HTK Chuổi hạch → HTK Dạng ống.

   2/ Tiến hoá theo hướng tiết kiệm năng lượng trong phản xạ.

   3/ Tiến hoá theo hướng phản ứng chính xác và thích ứng trước kích thích của môi trường.

   4/ Tiến hoá theo hướng tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng.

   A. 1,2,3.                 B. 1,4.                     C. 1.2.3                          D. 2,3,4.

 Câu 76: Về tập tính con người khác hẳn với động vật ở điểm nào?

   A. Tập tính xã hội cao.                       B. Điều chỉnh được tập tính bẩm sinh.

   C. Có nhiều tập tính hỗn hợp              D. Phát triển tập tính học tập.

 Câu 77: Ứng dụng tập tính nào của động vật, đòi hỏi công sức nhiều nhất của con người?

   A. Phát huy những tập tính bẩm sinh.            B. Phát triển những tập tính học tập.

   C. Thay đổi tập tính bẩm sinh.                         D. Thay đổi tập tính học tập.

 Câu 78: Những tâp tính nào là những tập tính bẩm sinh?

   A. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe mèo kêu thì chạy.

   B. Ve kêu vào mùa hè, chuột nghe mèo kêu thì chạy.

   C. Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

   D. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

 Câu 79: Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả:

   A. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém               B. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ.

   C. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.   D. Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển.

 Câu 80: Ơstrôgen được sinh ra ở:

   A. Tuyến giáp.              B. Buồng trứng.               C. Tuyến yên.              D. Tinh hoàn.

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 81-100 của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm kiến thức Sinh trưởng, phát triển và sinh sản Sinh học 11​ các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu 50 Câu hỏi trắc nghiệm kiến thức Sinh trưởng, phát triển và sinh sản Sinh học 11 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON