YOMEDIA

4 dạng bài tập về Chuyển động của điện tích điểm trong điện trường đều môn Vật lý 11

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Chuyên đề 4 dạng bài tập về Chuyển động của điện tích điểm trong điện trường đều môn Vật lý 11. Tài liệu bao gồm các kiến thức cơ bản của từng dạng bài, giúp các em đi sâu vào kiến thức trọng tâm, dễ dàng áp dụng để giải các dạng bài tập liên quan. Hi vọng tài liệu này sẽ đem lại nhiều điều bổ ích cho các em.

ATNETWORK
YOMEDIA

Chuyên Đề Vật Lý 11 Nâng Cao

CHUYỂN ĐỘNG CỦA ĐIỆN TÍCH  ĐIỂM TRONG ĐIỆN TRƯỜNG ĐỀU

 

A. LÍ THUYẾT

Một điện tích điểm q dương, khối lượng m bay vào điện trường đều tại điểm M (Điện trường đều được tạo bởi hai bản kim loại phẳng rộng đặt song song, đối diện nhau, hai bản được tích điện trái dấu và bằng nhau về độ lớn) với vận tốc ban đầu \({\overrightarrow {\rm{V}} _0}\) tạo với phương của đường sức điện một góc \( \alpha \) . Lập phương trình chuyển động của điện tích q, Viết phương trình quĩ đạo của điện tích q rồi xét các trường hợp của góc \( \alpha \) .

Cho biết: Điện trường đều có véctơ cường độ điện trường là \(\overrightarrow {\rm{E}} \), M cách bản âm một khoảng b(m), bản kim loại dài l(m), Hai bản cách nhau d(m), gia tốc trọng trường là g.

                             Lời giải:

**Chọn hệ trục tọa độ 0xy:

Gốc 0\( \equiv \) M.

0x: theo phương ngang(Vuông góc với các đường sức)

0y: theo phương thẳng đứng từ trên xuống dưới (Cùng phương, chiều với đường sức)

Gọi α là góc mà vectơ vận tốc ban đầu của điện

Tích hợp với phương thẳng đứng.

* Lực tác dụng: Trọng lực  \(\overrightarrow {\rm{P}}  = {\rm{m}}{\rm{.}}\overrightarrow {\rm{g}} \)

                          Lực điện :   \(\overrightarrow {\rm{F}}  = {\rm{q}}{\rm{.}}\overrightarrow {\rm{E}} \)

Hai lực này có phương, chiều cùng phương chiều với đường sức điện (Cùng phương chiều với trục 0y) .

Phân tích chuyển động của q thành hai chuyển động thành phần theo hai trục 0x và 0y.

1. Xét chuyển động của q trên phương 0x.

Trên phương này q không chịu bất kì một lực nào nên q sẽ chuyển động thẳng đều trên trục 0x với vận tốc không đổi: gia tốc ax=0,  Vx= V0x =V0. sin \( \alpha \)    (1)

=>Phương trình chuyển động của q trên trục 0x:  x= Vx.t= V0.sin\( \alpha \) .t                         (2)

2. Xét chuyển động của q theo phương 0y:

- Theo phương 0y: q chịu tác dụng của các lực không đổi(Hợp lực cũng không đổi) q thu được gia tốc ay= a = \(\frac{{{\rm{F + P}}}}{{\rm{m}}}\)= \(\frac{{{\rm{q}}{\rm{.}}\overrightarrow {\rm{E}} }}{{\rm{m}}} + {\rm{g}}\)        (3)

- Vận tốc ban đầu theo phương 0y:V0y= V0.cos  \( \alpha \)                        (4)       

*Vận tốc của q trên trục 0y ở thời điểm t là: Vy= V0y+ a.t = V0.cos\( \alpha \) + (\(\frac{{{\rm{q}}{\rm{.}}\overrightarrow {\rm{E}} }}{{\rm{m}}} + {\rm{g}}\) ).t           (5)

=> Phương trình chuyển động của q trên trục 0y: y = V0.cos \( \alpha \).t + ( \(\frac{{{\rm{q}}{\rm{.}}\overrightarrow {\rm{E}} }}{{\rm{m}}} + {\rm{g}}\)).t2            (6)

B. BÀI TẬP

DẠNG 1: VECTƠ VẬN TỐC CỦA ĐIỆN TÍCH CÙNG HƯỚNG ĐƯỜNG SỨC

Bài 1:Giữa 2 bản của tụ điện đặt nằm ngang cách nhau d=40 cm có một điện trường đều E=60V/m. Một hạt bụi có khối lượng m=3g và điện tích q=8.10-5C bắt đầu chuyển động từ trạng thái nghỉ từ bản tích điện dương về phía tấm tích điện âm. Bỏ qua ảnh hưởng của trọng trường. Xác định vận tốc của hạt tại điểm chính giữa của tụ điện

ĐS:v=0,8m/s                                 

 Bài 2: Một electron bay vào trong một điện trường theo hướng ngược với hướng đường sức với vận tốc 2000km/s. Vận tốc của electron ở cuối đoạn đường sẽ là bao nhiêu nếu hiệu điện thế ở cuối đoạn đường đó là 15V.

 ĐS:v=3,04.10 6 m/s                                 

Bài 3: Một electron bắt đầu chuyển động dọc theo chiều đường sức điện trường của một tụ điện phẳng, hai bản cách nhau một khoảng d = 2cm và giữa chúng có một hiệu điện thế U = 120V. Electron sẽ có vận tốc là bai nhiêu sau khi dịch chuyển được một quãng đường 1cm.

Bài 4: Một electron bay vào điện trường của một tụ điện phẳng theo phương song song cùng hướng với các đường sức điện trường với vận tốc ban đầu là 8.106m/s. Hiệu điện thế tụ phải có giá trị nhỏ nhất là bao nhiêu để electron không tới được bản đối diện               

ĐS:U>=182V

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

DẠNG 2: VECTƠ VẬN TỐC CỦA ĐIỆN TÍCH NGƯỢC HƯỚNG ĐƯỜNG SỨC

1. Một e có vận tốc ban đầu vo = 3. 106 m/s chuyển động dọc theo chiều đường sức của một điện trường có cường độ điện trường E = 1250 V/m. Bỏ qua tác dụng của trọng trường, e chuyển động như thế nào?

                                                                 Đ s: a = -2,2. 1014 m/s2, s= 2 cm.

2. Một e chuyển động với vận tốc ban đầu 104 m/s dọc theo đường sức của một điện trường đều được một quảng đường 10 cm thì dừng lại.

            a. Xác định cường độ điện trường.

            b. Tính gia tốc của e.

                                                 Đ s: 284. 10-5 V/m. 5. 107m/s2.

3. Một e chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều có cường độ 364 V/m. e xuất phát từ điểm M với vận tốc 3,2. 106 m/s,Hỏi:

            a. e đi được quảng đường dài bao nhiêu thì vận tốc của nó bằng 0 ?

            b. Sau bao lâu kể từ lúc xuất phát e trở về điểm M ?

                                                               Đ s: 0,08 m,     0,1 ms

4: Một electron bay từ bản âm sang bản dương của một tụ điện phẳng. Điện trường trong khoảng hai bản tụ có cường độ E=6.104V/m. Khoảng cách giưac hai bản tụ d =5cm.

            a. Tính gia tốc của electron. (1,05.1016 m/s2)

            b. tính thời gian bay của electron biết vận tốc ban đầu bằng 0.(3ns)

            c. Tính vận tốc tức thời của electron khi chạm bản dương. (3,2.107 m/s2)

5: Giữa hai bản kim loại đặt song song nằm ngang tích điện trái dấu có một hiệu điện thế U1=1000V khoảng cách giữa hai bản là d=1cm. Ở đúng giưã hai bản có một giọt thủy ngân nhỏ tích điện dương nằm lơ lửng. Đột nhiên hiệu điện thế giảm xuống chỉ còn U2 = 995V. Hỏi sau bao lâu giọt thủy ngân rơi xuống bản dương?

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

DẠNG 3: VECTƠ VẬN TỐC CỦA ĐIỆN TÍCH VUÔNG GÓC ĐƯỜNG SỨC

Bài 1. Một e được bắn với vận tốc đầu 2. 10-6 m/s vào một điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức điện. Cường độ điện trường là 100 V/m. Tính vận tốc của e khi nó chuyển động được 10-7 s trong điện trường. Điện tích của e là –1,6. 10-19C, khối lượng của e là 9,1. 10-31 kg.

Đ s: F = 1,6. 10-17 N. a = 1,76. 1013 m/s2

vy = 1, 76. 106 m/s, v = 2,66. 106 m/s.

Bài 2. Một e được bắn với vận tốc đầu 4. 107 m/s vào một điện trường đều theo phương vuông góc với các đường sức điện. Cường độ điện trường là 103 V/m. Tính:

            a. Gia tốc của e.

            b. Vận tốc của e khi nó chuyển động được 2. 10-7 s trong điện trường.

                                                       Đ s: 3,52. 1014 m/s2.    8,1. 107 m/s.

Bài 3.  Cho 2 bản kim loại phẳng có độ dài l=5 cm đặt nằm ngang song song với nhau,cách nhau d=2 cm. Hiệu điện thế giữa 2 bản là 910V. Một e bay theo phương ngang vào giữa 2 bản với vận tốc ban đầu v0=5.107 m/s. Biết e ra khỏi được điện trường. Bỏ qua tác dụng của trọng trường

1) Viết ptrình quĩ đạo của e trong điện trường         (y=0,64x2)

2) Tính thời gian e đi trong điện trường? Vận tốc của nó tại điểm bắt đầu ra khỏi điện trường?    (10-7s, 5,94m/s)

3) Tính độ lệch của e khỏi phương ban đầu khi ra khỏi điện trường?   

( ĐS: 0,4 cm)

 

---Để xem toàn bộ nội dung các dạng bài từ 1 đến 4 các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu 4 dạng bài tập về Chuyển động của điện tích điểm trong điện trường đều môn Vật lý 11. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập . ​

Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON