Tài liệu 32 câu trắc nghiệm chủ đề: Thân nhiệt, vitamin, muối khoáng Sinh học 8 có đáp án năm 2020 do HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về đặc điểm thân nhiệt, vitamin và muối khoáng. Mời các em tham khảo tại đây!
32 CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHỦ ĐỀ: THÂN NHIỆT, VITAMIN VÀ MUỐI KHOÁNG SINH HỌC 8 NĂM 2020
Câu 1: Thân nhiệt là gì?
A. Là nhiệt độ cơ thể
B. Là quá trình tỏa nhiệt của cơ thể
C. Là quá trình thu nhiệt của cơ thể
D. Là quá sinh trao đổi nhiệt độ của cơ thể
Câu 2: Thân nhiệt ổn định là?
A. Lượng nhiệt tỏa ra và thu về cân bằng với nhau
B. Lượng nhiệt tỏa ra phù hợp với lượng nhiệt dư thừa của cơ thể
C. Lượng nhiệt thu về vừa đủ cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể
D. Lượng nhiệt của cơ thể không bị mất mát.
Câu 3: Vì sao vào mùa đông, da chúng ta thường bị tím tái?
A. Tất cả các phương án còn lại.
B. Vì cơ thể bị mất máu do bị sốc nhiệt nên da mất đi vẻ hồng hào.
C. Vì nhiệt độ thấp khiến cho mạch máu dưới da bị vỡ và tạo nên các vết bầm tím.
D. Vì các mạch máu dưới da co lại để hạn chế sự toả nhiệt nên sắc da trở nên nhợt nhạt.
Câu 4: Chức năng nào biểu hiện sự điều hòa nhiệt của da?
A. Bay hơi của mồ hôi
B. Giãn mạch, co mạch
C. Rùng mình
D. Tất cả các ý trên
Câu 5: Biện pháp nào dưới đây vừa giúp chúng ta chống nóng, lại vừa giúp chúng ta chống lạnh?
A. Ăn nhiều tinh bột
B. Uống nhiều nước
C. Rèn luyện thân thể
D. Giữ ấm vùng cổ
Câu 6: Việc làm nào dưới đây có thể giúp chúng ta chống nóng hiệu quả?
A. Uống nước giải khát có ga
B. Tắm nắng
C. Mặc quần áo dày dặn bằng vải nilon
D. Trồng nhiều cây xanh
Câu 7: Khi lao động nặng, cơ thể sẽ toả nhiệt bằng cách nào?
1. Giãn mạch máu dưới da
2. Run
3. Vã mồ hôi
4. Sởn gai ốc
A. 1, 3 B. 1, 2, 3 C. 3, 4 D. 1, 2, 4
Câu 8: Vai trò của hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt?
A. Điều hòa co giãn mạch máu dưới da
B. Điều khiển tăng giảm tiết mồ hôi
C. Co duỗi chân lông
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 9: Đặc điểm giúp lạc đà sống trong môi trường hoang mạc khắc nghiệt.
A. Đệm móng chân dày
B. Cho phép thân nhiệt tăng lên giảm sự mất nước
C. Lông bờm
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 10: Hệ cơ quan nào đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hoà thân nhiệt?
A. Hệ tuần hoàn B. Hệ nội tiết C. Hệ bài tiết D. Hệ thần kinh
Câu 11: Mùa hè, trời nóng oi bức nên mặc áo chống nắng màu gì?
A. Màu đen B. Màu tối C. Màu trắng D. Màu tím
Câu 12: Vào mùa hè, để chống nóng thì chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây?
A. Bôi kem chống nắng khi đi bơi, tắm biển
B. Sử dụng áo chống nắng, đội mũ và đeo khẩu trang khi ra đường
C. Mặc quần áo thoáng mát, tạo điều kiện cho da toả nhiệt
D. Tất cả các phương án trên
Câu 13: Khi bị sốt cao, chúng ta cần phải làm điều gì sau đây?
A. Bổ sung nước điện giải
B. Lau cơ thể bằng khăn ướp lạnh
C. Mặc ấm để che chắn gió
D. Tất cả các phương án trên
Câu 14: Trung khu điều hòa sự tăng giảm của nhiệt độ cơ thể nằm ở đâu?
A. Hạch thần kinh B. Dây thần kinh C. Tủy sống D. Não bộ
Câu 15: Khi đo thân nhiệt, ta nên đo ở đâu để có kết quả chính xác nhất?
A. Tai B. Miệng C. Hậu môn D. Nách
Câu 16: Để chống rét, chúng ta phải làm gì?
A. Bổ sung các thảo dược giúp làm ấm phủ tạng như trà gừng, trà sâm…
B. Giữ ấm vào mùa đông, đặc biệt là vùng cổ, ngực, mũi và bàn chân
C. Làm nóng cơ thể trước khi đi ngủ hoặc sau khi thức dậy bằng cách mát xa lòng bàn tay, gan bàn chân
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 17: Khi trời nóng hoặc lao động nặng cơ thể thường tiết mồ hôi?
A. Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da giãn giúp tỏa nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
B. Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da co lại giúp giữ nhiệt, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
C. Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da giãn giúp giữ nhiệt, khi nhiệt độ đến mức tối đa thì tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
D. Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da co giúp tỏa nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
Câu 18: Thiếu vitamin nào dưới đây sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét niêm mạc?
A. Vitamin B2 B. Vitamin B1 C. Vitamin B6 D. Vitamin B12
Câu 19: Loại muối khoáng nào là thành phần không thể thiếu của hoocmôn tuyến giáp?
A. Kẽm B. Sắt C. Iốt D. Đồng
Câu 20: Vitamin có vai trò gì?
A. Không cung cấp năng lượng cho cơ thể
B. Cung cấp năng lượng cho cơ thể
C. Là thành phần cấu trúc của nhiều enzim tham gia các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể
D. Đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu, tham gia vào cấu tạo của nhiều enzim
Câu 21: Loại vitamin duy nhất được tổng hợp ở da dưới ánh nắng mặt trời là
A. Vitamin D. B. Vitamin A. C. Vitamin C. D. Vitamin E.
Câu 22: Loại vitamin nào cần cho sự phát dục bình thường của cơ thể, chống lão hóa, bảo vệ tế bào?
A. Vitamin A B. Vitamin C C. Vitamin E D. Vitamin B12
Câu 23: Loại vitamin nào dưới đây có nguồn gốc động vật?
A. Vitamin A
B. Vitamin C
C. Vitamin B1
D. Tất cả các ý trên
Câu 24: Loại quả nào dưới đây có chứa nhiều tiền chất của vitamin A?
A. Mướp đắng B. Gấc C. Chanh D. Táo ta
Câu 25: Vai trò chủ yếu của canxi là
A. Là thành phần chính trong xương và răng
B. Có vai trò trong hoạt động của xương và cơ
C. Có vai trò trong quá trình đông máu
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 26: Thực phẩm nào dưới đây có chứa nhiều vitamin?
A. Cá biển B. Giá đỗ C. Thịt bò D. Thịt lợn
Câu 27: Bệnh bướu cổ thường do thiếu loại muối khoáng nào dưới đây?
A. Natri B. Iot C. Sắt D. Lưu huỳnh
Câu 28: Chất khoáng nào là thành phần cấu tạo nên hêmôglôbin trong hồng cầu người?
A. Asen B. Kẽm C. Đồng D. Sắt
Câu 29: Điều gì sẽ xảy ra nếu tiêm quá nhiều vitamin D?
A. Sẽ dẫn tới hiện tượng hóa canxi của mô mềm dẫn đến tử vong.
B. Xương ngày càng vững chắc và phát triển ngày càng nhanh
C. Xương sẽ ngừng phát triển về chiều dài và tăng phát triển về bề rộng
D. Xương sẽ không phát triển nữa
Câu 30: Loại muối khoáng nào dưới đây có vai trò quan trọng trong việc hàn gắn vết thương?
A. Iốt B. Canxi C. K D. Sắt
Câu 31: Loại vitamin nào dưới đây không tan trong dầu, mỡ?
A. Vitamin A B. Vitamin C C. Vitamin K D. Vitamin D
Câu 32: Tại sao bà bầu thường nên bổ sung thêm sắt?
A. Tăng chất dinh dưỡng cho cơ thể
B. Kích thước cơ thể tăng nên cần nhiều sắt để cơ thể hấp thụ
C. Lượng sắt bổ sung này do em bé trong bụng dung nạp
D. Cơ thể luôn cần chất sắt để tổng hợp nên hemoglobin. Mà trong thời kì mang thai cần nhiều hơn vì cung cấp máu và oxi nuôi em bé.
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
A |
D |
D |
C |
D |
A |
D |
D |
D |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
C |
D |
D |
D |
C |
D |
A |
A |
C |
D |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
A |
C |
C |
B |
D |
D |
B |
D |
A |
C |
31 |
32 |
|
|
|
|
|
|
|
|
B |
D |
|
|
|
|
|
|
|
|
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: