YOMEDIA

30 Bài tập trắc nghiệm ôn tập Sinh sản hữu tính ở thực vật Sinh học 11 có đáp án

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố về quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật trong chương trình Sinh học 11 thông qua nội dung tài liệu 30 Bài tập trắc nghiệm ôn tập Sinh sản hữu tính ở thực vật Sinh học 11 có đáp án. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA

SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT

Câu 1: Sinh sản hữu tính ở thực vật là:

A. Sự kết hợp có chọn lọc của hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

B. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

C. Sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái và nhiều giao tử đực tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

D. Sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Câu 2: Cấu tạo 1 hoa lưỡng tính gồm các bộ phận:

A. nhị, cánh hoa, đài hoa.

B. bầu nhuỵ, đài hoa, cánh hoa, nhị và nhuỵ.

C. cánh hoa và đài hoa.

D. bầu nhuỵ và cánh hoa.

Câu 3: Sự hình thành giao tử đực ở cây có hoa diễn ra như thế nào?

A. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản giảm phân tạo 4 giao tử đực.

B. Tế bào mẹ nguyên phân hai lần cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản nguyên phân1 lần tạo 2 giao tử đực.

C. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 2 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản nguyen phân 1 lần tạo 2 giao tử đực. 

D. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → Mỗi tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản nguyên phân một lần tạo 2 giao tử đực.

Câu 4: Trong quá trình hình thành giao tử đực ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào?

A. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.                                 B. 2 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.

C. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.                                 D. 2 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.

Câu 5: Sự phát triển của hạt phấn theo thứ tự:

A. Tế bào trong bao phấn giảm phân → bốn tiểu bào tử (n) nguyên phân → bốn hạt phấn (n).

B. Tế bào trong bao phấn giảm phân → bốn tiểu bào tử (n) nguyên phân.

C. Tế bào trong bao phấn giảm phân → bốn hạt phấn (n).

D. Tế bào trong bao phấn giảm phân → bốn hạt phấn (n) → bốn tiểu bào tử (n) nguyên phân.

Câu 6: Trong sự hình thành hạt phấn, từ 1 tế bào mẹ (2n) trong bao phấn giảm phân hình thành:

A. hai tế bào con (n)               B. ba tế bào con (n)    

C. bốn tế bào con (n)              D. năm tế bào con (n)

Câu 7: Bộ nhiễm sắc thể ở tế bào có mặt trong sự hình thành giao tử đực ở thực vật có hoa như thế nào?

A. Tế bào mẹ 2n; các tiểu bào tử, tế bào sinh sản, tế bào ống phấn, các giao tử đều mang n.

B. Tế bào mẹ, các tiểu bào tử, tế bào sinh sản, tế bào ống phấn đều mang 2n, các giao tử mang n.

C. Tế bào mẹ, các tiểu bào tử 2n; tế bào sinh sản, tế bào ống phấn, các giao tử đều mang n.

D. Tế bào mẹ, các tiểu bào tử, tế bào sinh sản 2n; tế bào ống phấn, các giao tử đều mang n.

Câu 8: Sự hình thành túi phôi ở thực vật có hoa diễn ra như thế nào?

A. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử → 1 đại bào tử sống sót nguyên phân cho túi phôi chứa 3 tế bào đối cực, 3 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 1 nhân cực.

B. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử → mỗi đại bào tử t nguyên phân cho túi phôi chứa 3 tế bào đối cực, 2 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 2 nhân cực.

C. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử → 1 đại bào tử sống sót nguyên phân cho túi phôi chứa 2 tế bào đối cực, 3 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 2 nhân cực.

D. Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử → 1 đại bào tử sống sót nguyên phân cho túi phôi chứa 3 tế bào đối cực, 3 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 2 nhân cực.

Câu 9: Sự phát triển của túi phôi theo thứ tự sau:

A. Bầu nhụy → noãn → túi phôi.

B. Bầu nhụy → noãn → đại bào tử → túi phôi.

C. Bầu nhụy → đại bào tử → túi phôi.

D. Bầu nhụy → túi phôi.

Câu 10: Trong quá trình hình thành túi phôi ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào?

A. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.

B. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.

C. 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân.

D. 1 lần giảm phân, 4 lần nguyên phân.

Câu 11: Bộ nhiễm sắc thể có mặt trong sự hình thành túi phôi ở thực vật có hoa như thế nào?

A. Tế bào mẹ, đại bào tử mang 2n; tế bào đối cực, tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều mang n.

B. Tế bào mẹ, đại bào tử mang, tế bào đối cực đều mang 2n; tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều mang n.

C. Tế bào mẹ mang 2n; đại bào tử, tế bào đối cực, tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều mang n.

D. Tế bào mẹ, đại bào tử, tế bào đối cực, tế bào kèm đều mang 2n;  tế bào trứng, nhân cực đều mang n.

Câu 12: Trong sự hình thành túi phôi, từ 1 tế bào mẹ (2n) của noãn trong bầu nhuỵ  giảm phân hình thành:

A. hai tế bào con (n)                                                               B. ba tế bào con (n)

C. bốn tế bào con (n) xếp chồng lên nhau.                             D. năm tế bào con (n)

Câu 13: Từ một tế bào mẹ (2n = 24) của noãn trong bầu nhụy qua giảm phân sẽ tạo ra:

A. 1 tế bào (n = 12)                                                                 B. 2 tế bào (n = 12)                

C. 4 tế bào (n = 12)                                                                 D. 1 tế bào (2n = 24)

Câu 14: Thụ phấn là:

A. Sự kéo dài ống phấn trong vòi nhuỵ.                                

B. Sự di chuyển của tinh tử trên ống phấn.

C. Sự nảy mầm của hạt phấn trên núm nhuỵ                         

D. Sự rơi hạt phấn vào núm nhuỵ và nảy mầm.

Câu 14.1: Thụ phấn là quá trình:

A. Vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy                      

B. Hợp nhất nhân giao tử đực và nhân tế bào trứng

C. Vận chuyển hạt phấn từ nhụy đến núm nhị

D. Hợp nhất 2 nhân tinh trùng với 1 tế bào trứng

Câu 15: Tự thụ phấn là:

A. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác cùng loài.

B. Sự thụ phấn của hạt phấn với nhuỵ của cùng một hoa hay khác hoa cùng một cây.

C. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với cây khác loài.       

D. Sự kết hợp của tinh tử của cây này với trứng của cây khác.

Câu 16: Thụ phấn chéo là:

A. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác loài. 

B. Sự thụ phấn của hạt phấn với nhuỵ của cùng một hoa hay khác hoa của cùng một cây.

C. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác cùng loài.

D. Sự kết hợp giữa tinh tử và trứng của cùng hoa.

Câu 17: Thụ tinh ở thực vật có hoa là:

A. Sự kết hợp hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.  

B. Sự kết nhân của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.

C. Sự kết hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử.

D. Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng trong túi phôi.

Câu 18: Thụ tinh kép là:

A. hai giao tử đực kết hợp với 2 tế bào trứng.

B. một giao tử đực kết hợp với 2 tế bào trứng.

C. hai giao tử đực kết hợp với 1 tế bào trứng.                       

D. cùng lúc - Giao tử đực thứ nhất (n) kết hợp với tế bào trứng (n) à hợp tử (2n).

- Giao tử đực thứ nhất (n) kết hợp với nhân lưỡng bội (2n) à nhân tam bội (3n).

Câu 19: Thụ tinh kép ở thực vật có hoa là:

A. Sự kết hợp của nhân hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.

B. Sự kết hợp của hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử và nhân nội nhũ.

C. Sự kết hợp của hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.          

D. Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng ở trong túi phôi.

Câu 20: Bản chất của sự thụ tinh kép ở thực vật có hoa là:

A. Sự kết hợp của nhân hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử.

B. Sự kết hợp của hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử và nhân nội nhũ.

C. Sự kết hợp của hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.

D. Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng ở trong túi phôi.

{-- Để xem nội dung đề từ 21-30 và đáp án của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu 30 Bài tập trắc nghiệm ôn tập Sinh sản hữu tính ở thực vật Sinh học 11 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON