Tài liệu 22 Câu hỏi tự luận ôn tập chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng Sinh học 11 có đáp án bao gồm 22 câu hỏi tự luận khái quát các kiến thức như: qáu trình vận chuyển các chất trong cây, giải thích các hiện tượng nông nghiệp,... sẽ giúp các em ôn tập tốt nhất. Mời các em tham khảo tại đây!
22 CÂU HỎI TỰ LUẬN ÔN TẬP CHƯƠNG CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Câu 1: Trình bày đặc điểm của bộ rễ liên quan đến chức năng hút nước và hút khoáng?
TL: Đặc điểm bộ rễ liên quan đến chức năng hút nước và hút khoáng:
- Rễ có khả năng đâm sâu, lan rộng.
- Có khả năng hướng hoá và hướng nước.
- Sinh trưởng liên tục.
- Trên bề mặt rễ có rất nhiều tế bào biểu bì biến đổi thành các tế bào lông hút
Câu 2 (đề HSG 2009 – 2010):
a. Lông hút có đặc điểm cấu tạo như thế nào phù hợp với chức năng hút nước?
b. Số lượng lông hút thay đổi trong điều kiện nào?
a. Cấu tạo lông hút phù hợp với chức năng hút nước:
- Thành TB mỏng, không thấm cutin -> dễ thấm nước
- Không bào trung tâm lớn -> tạo áp suất thẩm thấu cao
- Có nhiều ti thể -> hoạt động hô hấp mạnh -> áp suất thẩm thấu lớn
b. Số lượng lông hút thay đổi khi:
Môi trường quá ưu trương, quá axit (chua), thiếu oxi
Câu 3: Tại sao nước được vận chuyển theo một chiều từ đất lên cây?
TL:
- Do các TB ở cạnh nhau có áp suất thẩm thấu khác nhau.
- Do quá trình thoát hơi nước ở lá liên tục diễn ra làm áp suất thảm thấu tăng dần từ ngoài vào trong, từ rễ lên lá. => Nước được vận chuyển theo một chiều.
Câu 4: Trình bày các con đường hấp thụ nước ở rễ? Đặc điểm của chúng? Vai trò của vòng đai Caspari
TL:
2 con đường:
- Con đường thành TB - gian bào: nước từ đất vào lông hút => gian bào của các tế bào nhu mô vỏ => đai Caspari => trung trụ => mạch gỗ
- Con đường tế bào chất (Qua chất nguyên sinh - không bào): nước từ đất vào lông hút => Chất nguyên sinh và không bào của các tế bào nhu mô vỏ => trung trụ => mạch gỗ
* Đặc điểm:
Qua thành TB – gian bào |
Qua CNS - không bào |
+ Ít đi qua phần sống của TB |
+ Đi qua phần sống của tế bào |
+ Không chịu cản trở của chất nguyên sinh
|
+ Qua chất nguyên sinh => cản trở sự di chuyền của nươc và chất khoáng. |
+ Tốc độ nhanh |
+ Tốc độ chậm |
+ Khi đi đến thành TB nội bì bị vòng đai Caspari cản trở => nước đi vào trong TB nội bì. |
+ Không bị cản trở bởi đai Caspari |
* Vai trò vòng đai Caspari: đai này nằm ở phần nội bì của rễ, kiểm soát và điều chỉnh lượng nước, kiểm tra các chất khoáng hoà tan.
Câu 5: (đề HSG 2008 - 2009): Cho các thành phần sau đây: Lông hút, đai Caspari, tế bào nhu mô vỏ, tế bào trụ bì, tế bào nội bì, gian bào. Hãy mô tả 2 con đường đi của nước và các chất khoáng hoà tan trong nước từ đất tới mạch gỗ của cây?
TL:
- Con đường tế bào chất: Nước và các chất khoáng hoà tan trong nước từ đất => lông hút => tế bào nhu mô vỏ => tế bào nội bì => tế bào trụ bì => mạch gỗ
- Con đường gian bào: Nước và các chất khoáng hoà tan trong nước từ đất => lông hút => gian bào => đai Caspari => tế bào nội bì => tế bào trụ bì => mạch gỗ
Câu 6: (đề HSG 2009 – 2010): Giải thích vì sao cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết?
TL: * Vì: Khi bị ngập úng -> rễ cây thiếu oxi -> ảnh hưởng đến hô hấp của rễ -> tích luỹ các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lông hút chết, không hình thành lông hút mới -> cây không hút nước -> cây chết
Câu 7: Trình bày khái niệm áp suất rễ? Giải thích tại sao áp suất rễ thường được quan sát ở cây bụi thấp?
- Áp suất rễ: lực đẩy nước từ rễ lên thân.
- Áp suất rễ thường quan sát ở cây bụi thấp vì:
- Áp suất rễ: không lớn
- Cây bụi thấp: Do chiều cao thân ngắn, mọc thấp gần mặt đất, không khí dễ bão hòa (trong điều kiện ẩm ướt)
- áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá => nên trong điều kiện môi trường bão hoà hơi nước thì áp suất rễ đẩy nước lên thân gây hiện tượng ứ giọt hoặc rỉ nhựa.
Câu 8: Con đường vận chuyển nước, chất khoáng hoà tan và chất hữu cơ trong cây? Động lực vận chuyển của các con đường đó?
Nội dung |
Nước và chất khoáng hoà tan |
Chất hữu cơ |
Con đường vận chuyển: |
Chủ yếu bằng con đường qua mạch gỗ, tuy nhiên nước có thể vận chuyển từ trên xuống theo mạch rây hoặc vận chuyển ngang từ mạch gỗ sang mạch rây hoặc ngược lại |
Theo dòng mạch rây
|
Động lực vận chuyển:
|
Lực đẩy của rễ (áp suất rễ), lực hút của lá (do thoát hơi nước) và lực trung gian (lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn ) |
Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (nơi saccarozo được tạo thành) có áp suất thẩm thấu cao và cơ quan chứa (nơi saccarozo được sử dụng hay dự trữ) có áp suất thẩm thấu thấp |
Câu 9: Trình bày cấu tạo lá phù hợp với chức năng thoát hơi nước?
TL:
- Bề mặt ngoài lá bao phủ bới lớp TB biểu bì.
- Các TB biểu bì có thể biến đổi thành TB khí khổng.
- Các TB khí khổng có lục lạp => tiến hành quang hợp.
- Thành TB trong dày, thành ngoài ngoài mỏng.
- Phủ bề mặt ngoài lá có thể phủ lớp cutin để chống thoát hơi nước.
Câu 10: Tại sao về mùa lạnh cây thường bị rụng lá?
TL: Vì: Khi nhiệt độ thấp
- Chất nguyên sinh trở nên đặc -> nước khó vận chuyển -> cây khó hút nước
- Hô hấp giảm -> ATP được tổng hợp ít -> giảm quá trình hút nước
- Không khí ngoài môi trường trở nên khô hanh -> tăng quá trình thoát hơi nước
=> trong điều kiện quá trình hút nước được ít và thoát hơi nước nhiều thì cây rụng lá để giảm bớt quá trình thoát hơi nước.
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 11-22 của tài liệu Câu hỏi tự luận ôn tập chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng Sinh học 11 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !