Để giúp các em có cách nhìn khái quát về tác phẩm Lão Hạc cũng như trau dồi khả năng viết văn thuyết minh, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu thuyết minh truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao dưới đây. Chúc các em có thêm những kiến thức hay và bổ ích từ tài liệu.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu về truyện ngắn Lão Hạc và nhà văn Nam Cao
- Dẫn dắt vào vấn đề cần thuyết minh
b. Thân bài
- Giới thiệu tác phẩm:
- Lão Hạc vì quá túng thiếu nên đã bán con chó của mình
- Dù túng thiếu đến báo nhiêu Lão Hạc cũng không chịu bán mãnh vườn mà ăn khoai ăn sắn để sống qua ngày.
- Sau đó, lão đã nhờ Ông Giao giữ và ăn bã chó để tự tử
- Bố cục của truyện:
- Phần 1: Từ đầu đến “ông giáo ạ!”: Giới thiệu sự việc và cuộc sống Lão hạc
- Phần 2: Tiếp đến “Binh Tư hiểu”: Sự việc bán chó và tình cảm của ông dành cho con chó của Lão Hạc.
- Phần 3: Còn lại: Kết thúc sự việc, Lão Hạc chết đi nhưng vẫn cố gắng giữ mảnh vườn cho con.
- Ý nghĩa truyện ngắn “Lão hạc”:
- Tố cáo sự tàn ác, sự đối xử với người dân của chế độ thực dân và phong kiến
- Ca ngời sự vượt lên, chịu khó, và chịu thương cần cù của người dân thời xưa
- Nghệ thuật
- Người kể chuyện là nhân vật "tôi" (ông giáo). Qua nhân vật "tôi" người kể chuyện (tác giả) bộc lộ cảm xúc, ý nghĩa mà mình muốn gửi gắm. Câu văn vì vậy mà thấm đẫm chất trữ tình, giàu sức truyền cảm. Chất trữ tình còn được thể hiện qua lời tâm sự của nhân vật "tôi", ở những suy nghĩ có tính triết lí của tác giả: "Chao ôi! Đối với những người quanh ta...". Những câu văn trữ tình triết lí đó làm cho tác phẩm có chiều sâu cảm xúc và chiều sâu tư tưởng đặc biệt.
- Cách dẫn dắt câu chuyện linh hoạt, thoải mái mà vẫn chặt chẽ, liền mạch. Chẳng hạn, mở đầu đi thẳng vào giữa truyện rồi mới ngược thời gian kể về cảnh ngộ nhân vật: từ chuyện bán chó sang chuyện anh con trai bỏ đi phu.... Cách dẫn dắt câu chuyện tưởng như lỏng lẻo mà thật ra rất chặt chẽ, tập trung.
- Đặc sắc trong xây dựng nhân vật: Việc thể hiện tính cách nhân vật lão Hạc không hề đơn giản, phiến diện. Bề ngoài, lão Hạc có chút gì như lẩm cẩm, gàn dở, thậm chí như trái tính, mà kì thực đó là một con người thánh thiện, hết sức cao quý, phải nhìn thấu mới thấy được...
c. Kết bài
- Khẳng định, nhìn nhận về giá trị của truyện ngắn
- Liên tưởng và mở rộng vấn đề
Bài văn mẫu
Đề bài: Thuyết minh truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
Gợi ý làm bài
Bài văn mẫu 1
Tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính Lão Hạc xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phủ phàng phủ đè lên những cuộc đời của những con người lương thiện.
Con chó cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Trong tác phẩm có nhiều giọng điệu, kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và trữ tình. Đặc biệt, bút pháp khắc hoạ nhân vật tài tình của Nam Cao cũng được bộc lộ rõ rệt với ngôn ngữ sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và sức gợi cảm.
Có thể nói “Lão Hạc” là một truyện ngắn hết sức thành công của Nam Cao. Nhà văn vừa thể hiện được tấm lòng nhân đạo của mình, đồng thời đánh bật được nét phong cách nghệ thuật độc đáo hiếm có của ông.
Học 247 tin rằng, tài liệu văn mẫu thuyết minh truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao đã giúp các em bao quát những kiến thức cần thiết về truyện ngắn Lão Hạc trong chương trình Ngữ văn 8 . Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay và thú vị.
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)