YOMEDIA

Soạn bài Thương nhớ bầy ong tóm tắt - Chân trời sáng tạo Ngữ văn 6

 
NONE

Bài soạn Thương nhớ bầy ong tóm tắt - Chân trời sáng tạo Ngữ văn 6 nhằm giúp các em hiểu được  triết lí, những vật nhỏ bé, vô tri vô giác đều gây vương vấn, ám ảnh vào tâm hồn, ảnh hưởng đến thơ ca, nghệ thuật của mỗi người. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK

1. Khái quát chung

1.1. Bố cục bài học

- Phần 1: Từ đầu đến "bầy ong trại" -> Bầy ong trong kí ức tuổi thơ của nhân vật tôi và nỗi buồn của nhân vật tôi trong hiện tại.

- Phần 2: Còn lại -> Bài học rút ra.

1.2. Nghệ thuật

- Hồi kí kết hợp các biện pháp tu từ: so sánh, câu hỏi tu từ, đối lập.

- Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc.

2. Hướng dẫn soạn bài Thương nhớ bầy ong

2.1. Chuẩn bị đọc

Câu 1. Đã bao giờ em phải chia tay mãi mãi với một con vật nuôi, một đồ chơi, một vật dụng… hết sức thân thiết đối với mình? Tâm trạng của em khi ấy thế nào?

Gợi ý:

- Em đã từng chia tay chú chó nhỏ của mình vì chú bị trộm chó bắt đi. Tâm trạng của em lúc đó rất buồn, giống như mất đi một người bạn, một người thân.

Câu 2. Em hãy tìm hiểu về công việc nuôi ong và tình cảm của người nuôi ong với bầy ong của mình.

Gợi ý:

- Công việc nuôi ong: là công việc vô cùng khó khăn, đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiến thức chuyên môn của các khâu nuôi ong và khai thác mật.

- Người nuôi ong phải có sự kiên nhẫn, nâng niu đàn ong và yêu thương chúng.

2.2. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu hỏi: Câu văn nào trong đoạn văn giải thích thế nào là ong trại?

Gợi ý:

- “Ong trại” có nghĩa là một phần đàn ong rời bỏ tổ nhà, mang theo một ong chúa - con duy nhất trong đàn ong có khả năng sinh sản.

2.3. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Những dấu hiệu nào đã giúp em biết văn bản trên thuộc thể hồi kí?

Gợi ý:

- Ngôi kể chuyện: Ngôi thứ nhất, người kể xưng “tôi”.

- Nội dung: Kể lại việc gia đình nuôi ong và chứng kiến cảnh ong trai với tâm trạng buồn bã.

- Hình thức ghi chép: Những sự việc có thật được chứng kiến về việc ong trại.

Câu 2. Trong câu văn “Và ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi, mỗi lần ong trại”, theo em, có thể bỏ bớt cụm từ  “sau này” hoặc “ngày thơ bé” được không? Vì sao? Từ đó nêu tác dụng của việc sử dụng các cụm từ chỉ thời gian trong hồi kí.

Gợi ý:

- Không thể bỏ bớt cụm từ “sau này” hoặc “ngày thơ bé”.

- Những cụm từ trên thể hiện mối quan hệ giữa quá khứ và tương lai, ảnh hưởng đến suy nghĩ và cảm nhận của nhân vật “tôi”.

- Các sự việc trong hồi kí được kể lại theo trình tự thời gian. Bởi vậy, các cụm từ chỉ thời gian nhằm xác định thời điểm cụ thể xảy ra sự việc.

Câu 3. Tìm trong văn bản một số từ ngữ, câu văn diễn tả nỗi buồn của nhân vật “tôi” khi chứng kiến bầy ong bỏ tổ bay đi. Em có nhận xét gì về tình cảm mà cậu bé dành cho bầy ong?

Gợi ý:

Một số từ ngữ, câu văn diễn tả nỗi buồn của nhân vật “tôi” khi chứng kiến bầy ong bỏ tổ bay đi:

- Tôi nhìn theo, buồn không nói được.

- Cái buồn của đứa bé rộng lớn đến bao nhiêu, các thi sĩ, văn nhân đã ai nói đến chưa?

- Nhìn ong trại đi, tưởng như một mảnh hồn của tôi đã san đi nơi khác.

=> Cho thấy cậu bé có tình cảm yêu mến đặc biệt với bầy ong.

Câu 4. Để tái hiện lại quá khứ một cách chân thực, sinh động người viết hồi kí có thể tập trung kể lại sự việc, cũng có thể vừa kể lại sự việc vừa kể lại cảm xúc, suy tư của mình trước sự việc ấy. Theo em, Thương nhớ bầy ong thuộc trường hợp nào trong hai trường hợp trên? Dựa vào đâu có thể khẳng định như vậy?

Gợi ý:

- Văn bản Thương nhớ bầy ong thuộc kiểu hồi kí vừa kể lại sự việc vừa kể lại cảm xúc.

- Có thể khẳng định được điều ấy vì nhân vật tôi đã kể về những lần ong trại và từ đó thể hiện những suy nghĩ, chiêm nghiệm của mình.

Câu 5. Em có nhận xét gì về cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên, loài vật của nhân vật tôi?

Gợi ý:

- Nhận xét về cách cảm nhận của nhân vật “tôi”: Cách quan sát tỉ mỉ, cảm nhận thiên nhiên loài vật vô cùng tinh tế.

Câu 6. Đọc Thương nhớ bầy ong, có bạn khẳng định rằng nhân vật cậu bé xưng “tôi”, trong văn bản chính là tác giả Cù Huy Cận, một số bạn khác lại cho là không phải như vậy. Cho biết ý kiến của em về các nhận định trên.

Gợi ý:

- Ý kiến: Nhân vật cậu bé xưng “tôi”, trong văn bản chính là tác giả Cù Huy Cận.

- Nguyên nhân:

  • Câu chuyện mang những đặc điểm của thể loại hồi kí (đã chứng minh ở trên)
  • Ở phần cuối, nhân vật “tôi” đã có những chiêm nghiệm sâu sắc về việc sáng tác thơ ca. Huy Cận được biết đến là một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam.

Trên đây là bài Soạn văn 6 Thương nhớ bầy ong tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Thương nhớ bầy ong.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON