YOMEDIA
NONE

Soạn bài Thương nhớ bầy ong - Ngữ văn 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Thương nhớ bầy ong là tác phẩm thể hiện những triết lý đầy ý nghĩa, khiến người đọc phải suy ngẫm và rút ra bài học cho bản thân mình. Để cảm nhận được một cách đầy đủ về những triết lý đó, Học247 mời các em cùng tham khảo bài soạn Thương nhớ bầy ong chi tiết dưới đây nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Thương nhớ bầy ong tóm tắt.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

- Thương nhớ bầy ong là hồi ức của nhân vật tôi về những đõ ong mà nhân vật tôi đã từng được nhìn thấy, cảm nhận, mê đắm ngày nhỏ. Kèm theo những hồi ức tươi đẹp ấy là nỗi buồn không dứt, buồn đến phát khóc khi chúng rời xa. Từ đó nêu lên triết lí, những vật nhỏ bé, vô tri vô giác đều gây vương vấn, ám ảnh vào tâm hồn, ảnh hưởng đến thơ ca, nghệ thuật của mỗi người.

1.2. Nghệ thuật

- Hồi kí kết hợp các biện pháp tu từ: so sánh, câu hỏi tu từ, đối lập.

- Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc.

2. Soạn bài Thương nhớ bầy ong

2.1. Chuẩn bị đọc

Câu 1. Đã bao giờ em phải chia tay mãi mãi với một con vật nuôi, một đồ chơi, một vật dụng… hết sức thân thiết đối với mình? Tâm trạng của em khi ấy thế nào?

Trả lời:

- Tâm trạng khi phải chia tay mãi mãi với một con vật nuôi, một đồ chơi, một vật dụng: buồn bã, tiếc nuối.

Câu 2. Em hãy tìm hiểu về công việc nuôi ong và tình cảm của người nuôi ong với bầy ong của mình.

Trả lời:

- Công việc nuôi ong gồm có kĩ thuật chăm sóc, kĩ thuật tạo chúa và chia đàn, kĩ thuật khai thác phấn hoa

- Tình cảm: nâng niu, trân trọng và yêu quý.

2.2. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu hỏi: Câu văn nào trong đoạn văn giải thích thế nào là ong trại?

Trả lời:

- “Ong trại” có nghĩa là một phần đàn ong rời xa, mang theo một ong chúa (con duy nhất trong đàn ong có khả năng sinh sản).

2.3. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Những dấu hiệu nào đã giúp em biết văn bản trên thuộc thể hồi kí?

Trả lời:

Văn bản thuộc thể loại hồi kí vì nó mang những đặc điểm đặc trưng của thể loại:

- Kể lại những sự việc mà người viết trực tiếp tham dự trong quá khứ. Trong văn bản, tác giả đã kể lại sự việc trong quá khứ khi gia đình nuôi ong và chứng kiến cảnh ong trai với tâm trạng buồn bã.

- Người kể chuyện: ngôi thứ nhất, xưng “tôi”.

- Hình thức ghi chép: tác gia ghi chép lại những sự việc có thật khi tác giả chứng kiến ong trại và truyện được kể hấp dẫn, sâu sắc, thể hiện những tâm sự, chiêm nghiệm của tác giả.

Câu 2. Trong câu văn “Và ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi, mỗi lần ong trại”, theo em, có thể bỏ bớt cụm từ  “sau này” hoặc “ngày thơ bé” được không? Vì sao? Từ đó nêu tác dụng của việc sử dụng các cụm từ chỉ thời gian trong hồi kí.

Trả lời:

- Theo em, không thể bỏ bớt cụm từ  “sau này” hoặc “ngày thơ bé” vì câu văn thể hiện những cảm xúc, suy tư trong quá khứ đã ảnh hưởng đến ý thơ, những cảm xúc trong thơ của tác giả sau này. Đó là mối liên hệ giữa quá khứ với hiện tại và tương lai. Nên nếu bỏ bớt cụm từ, người đọc sẽ không thể hiểu được ý nghĩa của câu văn.

- Các sự việc trong hồi kí thường được kể theo trình tự thời gian. Vì vậy cần có các cụm từ chỉ thời gian để xác định được thời điểm xảy ra sự việc.

Câu 3. Tìm trong văn bản một số từ ngữ, câu văn diễn tả nỗi buồn của nhân vật “tôi” khi chứng kiến bầy ong bỏ tổ bay đi. Em có nhận xét gì về tình cảm mà cậu bé dành cho bầy ong?

Trả lời:

- Một số từ ngữ, câu văn:

  • Tôi nhìn theo, buồn không nói được.
  • Cái buồn của đứa bé rộng lớn đến bao nhiêu, các thi sĩ, văn nhân đã ai nói đến chưa?
  • Nhìn ong trại ra đi, tưởng như một mảnh hồn của tôi đã san đi nơi khác.

- Tình cảm của cậu bé dành cho bầy ong: trân trọng, yêu mến và hết sức gắn bó như người thân.

Câu 4. Để tái hiện lại quá khứ một cách chân thực, sinh động người viết hồi kí có thể tập trung kể lại sự việc, cũng có thể vừa kể lại sự việc vừa kể lại cảm xúc, suy tư của mình trước sự việc ấy. Theo em, Thương nhớ bầy ong thuộc trường hợp nào trong hai trường hợp trên? Dựa vào đâu có thể khẳng định như vậy?

Trả lời:

- Văn bản Thương nhớ bầy ong thuộc kiểu hồi kí vừa kể lại sự việc vừa kể lại cảm xúc, suy tư của mình trước sự việc ấy. Có thể khẳng định được điều ấy vì nhân vật tôi đã kể về những lần ong trại và từ đó thể hiện những suy nghĩ, chiêm nghiệm của mình: những vật vô tri vô giác, nhỏ nhẻ, vụn vặt cũng mang một linh hồn vương vấn với hồn ta và khiến ta yêu mến. Những cảm xúc ngày thơ bé đó cũng đã ảnh hưởng, ám ảnh đến tác giả về sau.

Câu 5. Em có nhận xét gì về cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên, loài vật của nhân vật tôi?

Trả lời:

- Tác giả đã thể hiện nhân vật tôi có cách quan sát tỉ mỉ, thể hiện những hiểu biết về đặc điểm loài ong, cách cảm nhận về thiên nhiên, loài vật vô cùng tinh tế và phát hiện ra những điều sâu sắc: mọi vật đều mang trong nó một linh hồn, gần gũi và thân thuộc với con người.

Câu 6. Đọc Thương nhớ bầy ong, có bạn khẳng định rằng nhân vật cậu bé xưng “tôi”, trong văn bản chính là tác giả Cù Huy Cận, một số bạn khác lại cho là không phải như vậy. Cho biết ý kiến của em về các nhận định trên.

Trả lời:

- Theo em, nhân vật cậu bé xưng “tôi”, trong văn bản chính là tác giả Cù Huy Cận được thể hiện qua câu văn “Và ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi, mỗi lần ong trại”. Ông là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta, những bài thơ của ông thường thấm đẫm một nỗi buồn mênh mang khó tả.

Các em có thể tham khảo bài giảng Thương nhớ bầy ong để củng cố hơn nội dung bài học.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về nhân vật tôi trong “Thương nhớ bầy ong”.

Trả lời:

Nhân vật “tôi” trong văn bản Thương nhớ bầy ong của Huy Cận là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thương nhớ bầy ong là hồi ức của nhân vật tôi về những đõ ong mà nhân vật tôi đã từng được nhìn thấy, cảm nhận, mê đắm ngày nhỏ. Kèm theo những hồi ức tươi đẹp ấy là nỗi buồn không dứt, buồn đến phát khóc khi chúng rời xa. Hồi kí bắt đầu với kí ức “ngày xưa” thời ông nội còn sống, khi trong nhà có thật nhiều đõ ong. Cậu bé đã say mê bầy ong và yêu quý chúng suốt cả quãng ấu thơ. Dù bị ong đốt, chú vẫn thích ngắm nhìn và còn buồn da diết khi ong bỏ bay đi. Đó là tình cảm yêu thương, là tấm lòng nhân hậu và sự trân trọng của cậu bé với những anh bạn nhỏ. Bầy ong không chỉ cho mật, cho ngọt ngào hoa trái mà chúng còn vẽ nên một mảng màu tuổi thơ đẹp đẽ cho cậu bé trong câu chuyện. Chính vì vậy mà khi ong bỏ đi, cậu bé đã buồn đến mức “tưởng như một mảnh hồn tôi đã san đi nơi khác”. Có thể trong suy nghĩ của nhiều người, những vật vụn vặt thì không có giá trị nhưng đối với cậu bé, bầy ong đó đã nằm sâu trong linh hồn của cậu. Từ hồi ức về bầy ong, nhân vật “tôi” đã nêu lên triết lí, những vật nhỏ bé, vô tri vô giác đều gây vương vấn, ám ảnh vào tâm hồn, ảnh hưởng đến thơ ca, nghệ thuật của mỗi người, từ đó mà vun vén nên những tác phẩm độc đáo mang cho đời những màu sắc, dư âm.

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Thương nhớ bầy ong

Tác phẩm Thương nhớ bầy ong đã tái hiện thành công nỗi buồn da diết của tác giả về bầy ong tuổi thơ. Để cảm nhận được một cách đầy đủ về tác phẩm này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu về văn bản Thương nhớ bầy ong dưới đây:

5. Hỏi đáp về bài Thương nhớ bầy ong Ngữ văn 6

Trong quá trình tìm hiểu bài soạn này, nếu có bất cứ khó khăn gì các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON