Bài soạn Thực hành Tiếng Việt (Trang 35) tóm tắt - Kết nối tri thức Ngữ văn 6 dưới đây nhằm giúp các em học sinh nhận biết được biện pháp tu từ điệp ngữ trong một văn bản cụ thể. Chúc các em có một tiết học thú vị nhé!
1. Khái quát chung
- Nghĩa của từ được hình thành do các yếu tố khác nhau tác động trong đó có có yếu tố ngoài ngôn ngữ: Sự vật, hiện tượng, tư duy. Nhân tố trong ngôn ngữ đó là cấu trúc của ngôn ngữ.
- Điệp ngữ là một biện pháp tu từ lặp lại một cụm từ, hoặc một từ nhằm nhấn mạnh biểu đạt, cảm xúc và ý nghĩa giúp làm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong câu. Như vậy, khái niệm điệp từ là gì trên đây đã giúp bạn hiểu rõ phần nào ý nghĩa của biện pháp tu từ này.
- Hình thức của điệp ngữ:
+ Điệp ngữ cách quãng.
+ Điệp ngữ nối tiếp.
+ Điệp ngữ chuyển tiếp.
2. Hướng dẫn soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 35)
Câu 1. Giải thích nghĩa của các từ ngữ in đậm trong câu sau:
a. Quanh năm hai vợ chồng chăm chút cho nên cây khế xanh mơn mởn, quả lúc lỉu sát đất, trẻ lên ba cũng với tay được.
b. Từ đó ròng rã một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm làm quả vợi hẳn đi.
Gợi ý:
a.
- Mơn mởn: (xanh) non, tươi
- Lúc lỉu: (trạng thái) nhiều quả trên khắp các cành
b.
- Ròng rã: (thời gian) kéo dài, liên tục
- Vợi hẳn: giảm đi đáng kể.
Câu 2. So sánh những lời kể về vợ chồng người em và vợ chồng người anh (khi chuẩn bị theo chim ra đảo, khi lấy vàng bạc trên đảo) và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:
Vợ chồng người em |
Vợ chồng người anh |
Hai vợ chồng nghe lời chim may một túi vải, bề dọc bề ngang vừa đúng ba gang. |
Hai vợ chồng cuống quýt bàn cãi may túi, sau lại sợ chim không ưng, bèn chỉ mang ra một túi như em nhưng to gấp ba lần, thành ra như một cái tay nải lớn. |
Người chồng xách túi ra, chim rạp mình xuống đất cho anh trèo lên lưng rồi vỗ cánh bay lên. |
Người chồng tót ngay lên chim ưng, còn người vợ vái lấy vái để chim thần. |
Anh thấy hang sâu và rộng nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra hiệu cho chim bay về. |
Trên lưng chim bước xuống, anh ta đã hoa mắt vì của quý. Vào trong hang, anh ta lại càng mê mẩn tâm thần, quên đói, quên khát, cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy tay nải. Tay nải đã đầy, anh ta còn lấy thêm cả vàng dồn vào ống tay áo, ống quần đến nỗi nặng quá phải lê mãi mới ra khỏi hang. |
a. Tìm những động từ hoặc cụm động từ thể hiện rõ sự khác biệt về hành động giữa vợ chồng người em và vợ chồng người anh.
b. Giải thích nghĩa của những động từ hoặc cụm động từ tìm được ở trên.
Gợi ý:
a. Những động từ hoặc cụm động từ thể hiện rõ sự khác biệt về hành động giữa vợ chồng người em và vợ chồng người anh:
- Nghe lời - cuống quýt bàn cãi
- Xách túi ra, trèo lên lưng - tót ngay lên lưng chim
- Chỉ dám nhặt, ra hiệu - mê mẩn tâm thần, cố nhặt cho thật đầy, lấy thêm vàng dồn vào ống tay áo, ống quần.
b. Giải thích nghĩa của một số động từ, cụm động từ:
- Tót: di chuyển lên một nơi khác bằng động tác rất nhanh, gọn và đột ngột.
- Cuống quýt: vội vã, rối rít do bị cuống, không bình tĩnh.
- Mê mẩn tâm thần: tâm trí, tinh thần không còn tỉnh táo hoặc quá say mê đến mất bình tĩnh.
- Nghe lời chim: lắng nghe và làm theo lời chỉ dẫn của chim,…
Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu văn sau và nêu tác dụng:
a. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hét lại đầy.
b. Chim bay mãi, bay mãi, qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả.
Gợi ý:
a. Biện pháp tu từ điệp ngữ nhấn mạnh hành động “ăn” rất lâu và rất nhiều, như thể không bao giờ dừng.
b. Biện pháp tu từ điệp ngữ nhấn mạnh hành động “bay” rất lâu và rất xa.
Câu 4. Đặt một câu có sử dụng biện pháp tu từ được chỉ ra ở bài tập 3.
Gợi ý:
- Tôi đi mãi, đi mãi mà vẫn chưa đến nơi.
- Biện pháp tu từ điệp ngữ: đi mãi.
Trên đây là bài Soạn văn 6 Thực hành Tiếng Việt (Trang 35) tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Thực hành Tiếng Việt (Trang 35).
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm