Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi bắt đầu từ hình ảnh chật chội của lớp học để đưa đến hình ảnh rộng lớn của dòng sông Mê Kông, đem đến cho người đọc những hiểu biết về dòng sông cùng con người Nam Bộ. Qua đó thấy được tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước của tác giả. Để hiểu hơn về bài thơ này, Học247 mời các em cùng tham khảo bài soạn Cửu Long Giang ta ơi tóm tắt - Kết nối tri thức Ngữ văn 6 dưới đây nhé!
1. Khái quát chung
1.1. Bố cục bài học
- Hình ảnh lớp học ở đầu và cuối bài thơ.
- Hình ảnh sông Mê Kông qua bài giảng của thầy.
- Hình ảnh dòng sông gắn bó với con người.
1.2. Nghệ thuật
- Thể thơ tự do với kết cấu đặc biệt cùng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, điệp,...
- Ngôn ngữ thơ giàu tính biểu cảm cao.
2. Hướng dẫn soạn bài Cửu Long Giang ta ơi
Câu 1. Theo em, nhan đề bài thơ có gì đặc biệt. Nhan đề ấy gợi lên ấn tượng, cảm xúc gì?
Gợi ý:
Nhan đề bài thơ Cửu Long Giang ta ơi rất đặc biệt:
- Nhan đề như một tiếng gọi trìu mến.
- Nổi bật với phép nhân hóa dòng sông Cửu Long, khiến sự vật hiện lên sinh động.
- Thể hiện niềm tự hào về dòng sông Cửu Long.
Câu 2. Em hình dung thế nào về "tấm bản đồ rực rỡ"? Nhân vật trong bài thơ có cảm xúc như thế nào khi nhìn tấm bản đồ ấy?
Gợi ý:
- Tấm bản đồ rực rỡ được tác giả nhắc trong bài chính là tấm bản đồ quê hương xứ sở của tác giả.
- Nhân vật trữ tình cảm thấy hạnh phúc khi nhìn tấm bản đồ qua phép so sánh “như đồng hoa gặp một đêm mơ”. Trong niềm hứng thú của cậu học trò ngẩng lên cõi mộng, bài địa lý bỗng có một chiều sâu không ngờ.
Câu 3. Tìm những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Mê Kông.
Gợi ý:
- Những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Mê Kông :
+ Mê Kông sông dài hơn hai ngàn cây số
+ Chín nhánh Mê kông phù sa nổi váng.
+ Mê Kông quặn đẻ...
→ Trong dòng chảy của nó, Mê Kông hiện lên với nhiều vẻ đẹp khác nhau. Khi chảy vào vùng đất Nam Bộ, sông Mê Kông (đoạn này gọi là sông Cửu Long) được đặc tả ở vẻ trù phú.
Câu 4. Hình ảnh người nông dân Nam Bộ được tác giả khắc họa qua chi tiết nào? Những chi tiết đó gợi cho em cảm nhận gì về con người nơi đây?
Gợi ý:
- Hình ảnh người nông dân Nam Bộ được tác giả khắc họa qua chi tiết: Nông dân Nam Bộ gối đất nằm sương/Mồ hôi và bãi lầy thành đồng lúa.
- Những chi tiết đó gợi cho em cảm nhận về con người nơi đây: cần cù, chịu thương chịu khó.
Câu 5. Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Em thích những hình ảnh nào? Tại sao?
Gợi ý:
- Những hình ảnh mà em yêu thích: Chín nhánh Mê Kông phù sa nổi váng/ Ruộng bãi Mê Kông trồng không hết lúa/ Bến nước Mê Kông tôm cá ngợp thuyền.
- Nguyên nhân: Những hình ảnh trên cho thấy sự trù phú của dòng sông Mê Kông.
Câu 6. Nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kông, với quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ.
Gợi ý:
- Tình yêu đó lớn dần theo năm tháng trong nhà thơ, những nhận thức về dòng sông cũng dần nhiều hơn và đặc biệt là sự biết ơn về lịch sử và truyền thống ông cha.
Trên đây là bài Soạn văn 6 Cửu Long Giang ta ơi tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Cửu Long Giang ta ơi.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm