YOMEDIA

Ôn tập chương 7, 8 môn Hóa 11 - Trường THPT Lại Sơn, Kiên Giang

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em nội dung Ôn tập chương 7, 8 môn Hóa 11 - Trường THPT Lại Sơn, Kiên Giang. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA

Sở GD - ĐT Tỉnh Kiên Giang

Trường THPT Lại Sơn

Ôn tập chương 7, 8 – Kiểm tra 1 tiết lần 4

Hóa Học 11

                                       

Câu 1. Để phân biệt hai chất etylen glicol và propan-1-ol có thể dùng chất nào sau đây?

A. CuO.                                B. NaOH.                        C. HCl.                             D. Cu(OH)2.

Câu 2. Tên quốc tế (IUPAC) của hợp chất có công thức: CH3–CH(C2H5)–CH(OH)-CH3 là:

A. 3-metyl petan-2-ol                                                   B. 3-etyl hexan-5-ol

C. 2-etyl butan-3-ol                                                      D. 4-metyl pentan-2-ol

Câu 3. Phản ứng nào dưới đây chứng minh phenol có tính axit?

A. 2C6H5OH  + 2Na    2C6H5ONa  + H2

B. C6H5ONa  + CO2 + H2O    C6H5OH  + NaHCO3

C. C6H5OH  + NaOH    C6H5ONa  + H2O

D. C6H5OH  + 3Br2    C6H2OHBr3  + 3HBr

Câu 4. Cho 2,3 gam một ancol đơn chức X tác dụng với Na (dư), thu được 0,56 lít khí H2 (đktc). Tên của X là:

A. ancol isopropylic.                                                    B. ancol etylic.                 

C. ancol propylic.                                                         D. ancol metylic.

Câu 5. Phản ứng nào dưới đây không đúng:

A. C6H5ONa + CO2 + H2O  C6H5OH + NaHCO3

B. C6H5OH + NaOH  C6H5ONa + H2O

C. C2H5OH + NaOH  C2H5ONa + H2O

D. C6H5OH + 3Br2  C6H2OHBr3 + H2O

Câu 6. Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, C6H5CH3 (toluen), C6H6 (benzen), CH2=CH-CH2OH. Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là

A. 3.                                      B. 4.                                C. 5.                                  D. 6.

Câu 7. Tên gọi của ancol: (CH3)2CHCH2CH2OH (theo IUPAC) là:

A. 2-metyl butan-1-ol                                                   B. 3-metyl butan-1-ol.

C. 3-metyl butan-2-ol.                                                  D. 1,1-đimetyl propan-2-ol.

Câu 8. X có công thức cấu tạo thu gọn: CH3-CH(CH3)-CH2-CH2OH. Tên IUPAC của X là

A. 3-metylbutan-1-ol.                                                   B. 2-metylbutan-2-ol.

C. 3-metylbutan-2-ol.                                                   D. 2-metylbutan-1-ol.

Câu 9. Cho Na phản ứng hoàn toàn với 18,8 gam hỗn hợp 2 ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, sinh ra 5,6 lit H2 (đktc). CTPT của 2 ancol đó là:

A. C3H7OH, C4H9OH          B. CH3OH, C2H5OH       C. C4H9OH, C5H11OH    D. C2H5OH, C3H7OH

Câu 10. Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch brom. X có thể là

A. phenol.                                                                     B. stiren.                           

C. axetilen.                                                                   D. metanol.

Câu 11. Cho 45 gam axit axetic (CH3COOH) tác dụng với 69 gam ancol etylic thu được 41,25 gam este etyl axetat. Hiệu suất phản ứng este hóa là:

A. 62,5%.                             B. 62%.                            C. 30%.                             D. 65%.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai

A. Phenol là axit yếu, nhưng tính axit vẫn mạnh hơn axit cacbonic

B. Phenol là một axit yếu, không làm đổi màu quỳ tím

C. Phenol cho kết tủa trắng với dd nước brom

D. Phenol rất ít tan trong nước lạnh

Câu 13. Chất nào sau đây bị oxi hóa tạo sản phẩm là anđehit?

A. (CH3)3COH                           B. CH3-CH2-OH.            C. CH3-CHOH- CH3.       D. C6H4(OH)CH3

Câu 14. Đốt cháy hoàn toàn một ancol no, đơn chức (X) thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Công thức của ancol (X) là

A. C3H7OH.                                                                 B. C4H9OH.                     

C. C2H5OH.                                                                 D. CH3OH.

Câu 15. X là một ancol no đa chức, khi đốt cháy 4,5 gam X thu được 8,8 gam CO2 và 4,5 gam H2O. Công thức phân tử của X là:              

A. C4H10O2                          B. C6H5O3                        C. C8H20O4                      D. C10H20(OH)5

Câu 16. Cho 9,6 gam ancol metylic tác dụng với một lượng vừa đủ kali tạo ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là:

A. 3,36.                                 B. 2,24.                           C. 1,12.                             D. 0,28.

Câu 17. Hiện tượng xảy ra khi đun nóng benzen với dung dịch KMnO4 

A. Dung dịch KMnO4 bị mất màu, sủi bọt khí.  

B. Dung dịch KMnO4 bị mất màu, xuất hiện kết tủa trắng.

C. Dung dịch KMnO4 bị mất màu, xuất hiện kết tủa đen.

D. Dung dịch KMnO4 không bị mất màu.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Phenol phản ứng với nước brom xuất hiện kết tủa trắng.

B. Hợp chất C6H5-CH2-OH thuộc loại ancol thơm.

C. Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.

D. Ancol và phenol đều có thể tác dụng với Na sinh ra H2.

Câu 19. Cho 12 gam ancol X no, đơn chức, mạch hở phản ứng với Na (dư) thu được 2,24 lit khí H2 (đktc). Công thức phân tử của X là:

A. C2H5OH.                         B. C3H7OH.                    C. CH3OH.                       D. C4H9OH

Câu 20. Số đồng phân cấu tạo ancol có công thức phân tử C3H8O là

A. 1.                                      B. 2.                                C. 3.                                  D. 4.

...

Trên đây là phần trích dẫn Đề cương ôn tập chương 7, 8 môn Hóa 11 - Trường THPT Lại Sơn, Kiên Giang, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF