Với mong muốn giúp các em học sinh dễ dàng hơn trong việc học tập môn Hóa học, cũng như làm quen với những đề thi HSG lớp 11, HỌC247 xin giới thiệu đến các em Đề thi HSG môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Vùng Duyên Hải và Đồng Bằng Bắc Bộ. Mời các em cùng tham khảo và luyện tập thêm. Chúc các em học tốt!
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ BẮC NINH |
ĐỀ THI MÔN HÓA HỌC LỚP 11 NĂM 2019-2020 KÌ THI HSG VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ THỜI GIAN: 180 PHÚT |
Câu 1: Tốc độ phản ứng
Cho phản ứng A(k) ⇔ B(k) là phản ứng thuận nghịch bậc 1. Thực hiện phản ứng trong bình kín X có thể tích 5 lít. Thành phần % về thể tích của khí A trong hỗn hợp sản phẩm tại các thời điểm khác nhau được ghi trong bảng sau:
Thời gian( giây) |
0 |
60 |
120 |
180 |
380 |
574 |
\(\infty \) |
%V(A) |
100 |
88,86 |
79,27 |
71,01 |
50,94 |
39,05 |
20 |
1. Hãy xác định hằng số tốc độ của phản ứng thuận( kt) và hằng số tốc độ của phản ứng nghịch( kn)?
2. Nếu ban đầu trong bình phản ứng có 5 mol khí A và 1 mol khí B thì tại thời điểm cân bằng, nồng độ mol của mỗi khí bằng bao nhiêu?
Câu 2: Dung dịch điện li
Có hai hỗn hợp A và B. Hỗn hợp A chứa Na2CO3 và NaHCO3. Hỗn hợp B chứa Na2CO3 và NaOH. Hòa tan một trong hai hỗn hợp này vào nước và pha thành 100 ml dung dịch. Chuẩn độ 20,00 ml dung dịch thu được bằng dung dịch HCl 0,200M với chất chỉ thị phenolphtalein thì hết 38,20 ml dung dịch HCl. Nếu sử dụng chất chỉ thị metyl da cam thì thể tích dung dịch HCl cần tiêu thụ là 45,70 ml.
1. Hãy cho biết( có giải thích) phản ứng nào đã xảy ra hoàn toàn khi dung dịch chuyển màu?
2. Hãy cho biết( có giải thích) hốn hợp phân tích là hỗn hợp A hay hỗn hợp B?
3. Tính thành phần % về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp đã phân tích?
Biết H2CO3 có pK1 = 6,35; pK2 = 10,33, khoảng chuyển màu của metyl da cam là: pH= 4,2 – 6,3; của phenolphtalein là: pH = 8,3 - 10
Câu 3: Điện hóa học
Điện phân dung dịch A gồm Zn(NO3)2 0,10M và Pb(NO3)2 0,01M trong dung dịch đệm có pH = 4 với hai điện cực platin phẳng, cường độ dòng điện là 0,2A ở 250C.
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra ở các điện cực? Tính điện áp tối thiểu cần đặt vào bình điện phân để xảy ra sự điện phân?
2. Nếu kết thúc điện phân khi nồng độ của Pb2+ là 10-4 M thì điện áp tác dụng lên hai điện cực phải bằng bao nhiêu?( coi điện trở của bình điện phân và quá thế không thay đổi trong quá trình điện phân)
3. Tính xem khi khí H2 thoát ra thì chì đã tách ra hoàn toàn chưa? Tại thời điểm này, chì đã tách ra được bao nhiêu %?
4. Nếu khi ngừng điện phân, ở catot thoát ra 0.414 gam Pb thì thời gian điện phân là bao nhiêu?
Biết: Pb = 207; độ giảm thế của bình điện phân do bình điện phân có điện trở là 0,35V
Thế điện cức chuân E0 của: Pb2+/Pb = -0,130V; Zn2+/Zn = -0,760V; O2,H+/H2O = 1,230V; 2H+/H2 = 0V.
Các giá trị quá thế: \({\eta _{Pb(Pt)}} = 0,0005V;{\eta _{Zn(Pt)}} = 0,00085V;{\eta _{{H_2}(Pt)}} = 0,197V;{\eta _{{O_2}(Pt)}} = 0,470V\)
Câu 4: Bài tập tính toán vô cơ tổng hợp
Quy trình phân tích crom trong mẫu thép không gỉ chứa Fe, Cr và Mn được tiến hành như sau:
Pha dung dịch chuẩn FeSO4: Hòa tan 11,0252 gam muối Mohr( FeSO4.(NH4)2SO4.6H2O) vào bình định mức 250ml có H2SO4 và định mức đến vạch bằng nước cất.
1, Tính nồng độ mol của dung dịch FeSO4 thu được?
Chuẩn hóa dung dịch KMnO4: Lấy 25,0 ml dung dịch FeSO4 vừa pha chế ở trên cho vào bình nón, thêm 1 ml dung dịch H3PO4 đặc( để tạo phức không màu với Fe3+), chuẩn độ dung dịch thu được bằng dung dịch KMnO4 thấy vừa hết 24,64 ml
2, Tính nồng độ mol của dung dịch KMnO4.
Chuẩn bị mẫu: Hòa tan 0,2800 gam mẫu thép trong dung dịch hỗn hợp H3PO4 và H2SO4 đặc, đun nóng cho đến khi thu được dung dịch trong suốt màu xanh( khi đó, Fe Fe3+; Cr Cr3+; Mn Mn2+). Làm lạnh dung dịch đến nhiệt độ phòng. Thêm 5 ml dung dịch AgNO3 1%, 20 ml dung dịch (NH4)2S2O8 20%. Sau vài phút dung dịch có màu hồng( pesunfat oxi hóa Mn2+ thành MnO , Cr3+ thành Cr2O7 , Ag+ đóng vai trò làm xúc tác). Đun sôi dung dịch để phân hủy hết ion pesunfat còn dư( sinh ra SO và O2). Thêm từ từ từng giọt HCl đặc đến khi dung dịch chuyển từ màu hồng sang màu vàng( HCl phản ứng chọn lọc với MnO4- ). Sau khi kết thúc phản ứng thấy có kết tủa trắng ở đáy bình.
3, Viết phương trình phản ứng của Cr3+, Mn2+ với S2O82- trong môi trường axit.
4, Viết phương trình phản ứng loại MnO4- bằng dung dịch HCl đặc.
5, Hãy cho biết kết tủa trắng là chất gì? Được tạo thành như thế nào?
Tiến hành chuẩn độ: Chuyển dung dịch thu được ở trên vào bình định mức 250 ml rồi định mức đến vạch bằng nước cất được dung dịch A. Lấy 50 ml dung dịch A cho vào bình nón, thêm tiếp 25,0 ml dung dịch FeSO4 ở trên. Lượng FeSO4 dư được chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 đã được chuẩn hóa ở trên thấy vừa hết 19,89 ml.
6, Viết phương trình phản ứng của Fe2+ với Cr2O .
7, Tính thành phần % của crom trong mẫu thép( Cr = 52)
Bài 5. Sơ đồ biến hóa, cơ chế, đồng phân lập thể, danh pháp
Hoàn thành các phương trình phản ứng sau dạng công thức cấu tạo:
A+ NaOH → B + C + NaCl (1)
B + NaOH → D + Na2CO3 (2)
D + O2 → E + H2O (3)
E + AgNO3 + NH3→ L + Ag + H2O (4)
E → G (5)
G + H2→ C (6)
G + AgNO3 + NH3→ M + Ag( 7)
M + NaOH → B + H2O (8)
Biết A là hợp chất hữu cơ, tỉ lệ mol nA : nB : nC = 1 : 2 : 1
nE : nAg+ = 1:4
nG: nAg+ = 1:2
Cho sơ đồ biến hóa sau:
Hoàn thiện sơ đồ trên dạng công thức cấu tạo .
Viết cơ chế phản ứng 2,4,5.
Một loại pheromon của côn trùng được tổng hợp theo sơ đồ sau:
Hoàn thành sơ đồ trên và viết cấu trúc đồng phân lập thể, gọi tên D, E.
Bài 6. Tổng hợp các chất, so sánh nhiệt độ sôi, nóng chảy, tính axit, bazo.
1. Thực hiện chuyển hóa sau từ các hợp chất hữu cơ không quá 2C, các chất vô cơ và điều kiện phản ứng coi như có đủ.
2. Từ axetilen, axeton,và CH3COCH2COOEt cùng các hóa chất vô cơ cần thiết khác tổng hợp
3. Ba trong số các dị vòng quan trọng của thiên nhiên là indol, purin, benzimidazole :
a. So sánh nhiệt độ nóng chảy
b. So sánh tính bazo
c. So sánh tính axit
Bài 7. Nhận biết, tách chất, xác định công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ
1. Khi oxi hóa không hoàn toàn ancol etylic thu được hỗn hợp A gồm 4 chất. Hãy trình bày phương pháp hóa học tách riêng từng chất hữu cơ ra khỏi hỗn hợp A.
a. Ba hợp chất A, B, C mạch hở có công thức phân tử tương ứng là C3H6O, C3H4O, C3H4O2 có các tính chất sau:
- A và B không tác dụng Na, khi cộng hợp H2 cùng tạo ra 1 sản phẩm như nhau
- B cộng hợp H2 tạo ra A
- A có đồng phân A’ khi bị oxi hóa A’ tạo ra B
- C có đồng phân C’ cùng thuộc loại đơn chức như C
- Khi oxi hóa B thu được C’
Hãy phân biệt A, A’, B, C’ trong 4 lọ mất nhãn.
2. Hợp chất thiên nhiên X chứa 66,67 % C; 6,67 % H còn lại là O. Biết phân tử khối X là 180. X tác dụng với anhidrit axetic ( Ac2O) cho A (C14H16O5), với HBr lạnh cho B (C10H11BrO2, gồm 2 đồng phân cấu tạo B1, B2), với CH3I có mặt NaOH cho D (C11H13O3), với HI đun nóng cho CH3I, với O3 sau đó là Zn/HCl cho E (C8H8O3). E tác dụng với HI nóng cũng cho CH3I, khử được AgNO3/NH3. X, B, E tan trong dung dịch NaOH nhưng không tan trong dung dịch NaHCO3. A và D không tan trong dung dịch NaOH nhưng dễ làm mất màu dung dịch KMnO4 loãng, dung dịch Br2 loãng.
a. Xác định công thức phân tử và các nhóm chức có trong phân tử X.
b. Xác định công thức cấu tạo X, A, B, D và E biết E là đồng phân có pKa thấp nhất.
c. Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra và giải thích sự tạo thành B.
Bài 8. Bài tập tính toán hữu cơ tổng hợp
Hai hợp chất X, Y đều chứa các nguyên tố C, H, O khối lượng phân tử của chúng lần lượt là MX, MY trong đó MX < MY < 130. Hòa tan 2 chất đó vào dung môi trơ được dung dịch E. Cho E tác dụng với NaHCO3 dư thì số mol CO2 bay ra luôn luôn bằng tổng số mol của X và Y, không phụ thuộc vào tỉ lệ số mol của chúng trong hỗn hợp. Lấy 1 lượng dung dịch E có chứa 3,6 gam hỗn hợp X, Y, ứng với tổng số mol của X, Y là 0,05, cho tác dụng hết với Na thu được 784 ml H2 đktc.
a. Xác định công thức phân tử của chúng, biết chúng không có phản ứng tráng bạc, không làm mất màu nước brom.
b. Khi tách loại 1 phân tử H2O khỏi Y, thu được Z là hỗn hợp 2 đồng phân cis- trans, trong đó có một đồng phân có thể tách bớt 1 phân tử nước nữa tạo ra chất P mạch vòng, P không phản ứng NaHCO3. Xác định công thức cấu tạo Y và viết phương trình chuyển hóa Y→ Z → P.
Câu 9: Cân bằng hóa học
Trong một hệ có cân bằng 3 H2 + N2 ⇔ 2 NH3 (*) được thiết lập ở 400 K người ta xác định được các áp suất phần sau đây:
PH2 = 0,376.105 Pa , PN2 = 0,125.105 Pa , PNH3 = 0,499.105 Pa
1) Tính hằng số cân bằng Kp và ΔG0 của phản ứng (*) ở 400 K.
2) Tính lượng N2 và NH3, biết hệ có 500 mol H2.
3) Thêm 10 mol H2 vào hệ này đồng thời giữ cho nhiệt độ và áp suất tổng cộng không đổi. Bằng cách tính, hãy cho biết cân bằng (*) chuyển dịch theo chiều nào?
4) Trong một hệ cân bằng H2/N2/NH3 ở 410 K và áp suất tổng cộng 1.105 Pa, người ta tìm được: Kp = 3,679.10-9 Pa-2, nN2 = 500 mol , nH2 = 100 mol và nNH3 = 175 mol. Nếu thêm 10 mol N2 vào hệ này đồng thời giữ cho nhiệt độ và áp suất không đổi thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nào?
Cho: Áp suất tiêu chuẩn P0 = 1,013.105 Pa; R = 8,314 JK-1mol-1; 1 atm = 1,013.105 Pa.
Câu 10: Phức chất
1) Ion glyxinat H2N – CH2 – COO- là một phối tử hai càng, tạo phức trisglyxinatocrom(III)
a) Hãy vẽ các đồng phân hình học của phức trên?
b) Đồng phân hình học nào ở trên là bất đối?
2) Một phức chất đơn nhân của crom có thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố như sau: 13%Cr; 60%Br; 3%H và 24%O. Hòa tan 0,46 gam phức vào 100ml nước. Thêm tiếp 10ml dung dịch HNO32M. Thêm lượng dư dung dịch AgNO3. Lọc, rửa kết tủa và đem sấy khô thu được 0,2162 gam chất rắn.
a) Xác định công thức của phức?
b) Vẽ các đồng phân lập thể( nếu có) của phức?
---(Để xem đáp án chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HSG môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Vùng Duyên Hải và Đồng Bằng Bắc Bộ. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Các em quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:
- Đề thi chọn HSG môn Hóa học 11 năm 2018 - 2019 Tỉnh Nghệ An
- Đề thi chọn HSG môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Tỉnh Thanh Hóa
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt ,nâng cao kỹ năng giải bài tập môn Vật lý và đạt thành tích cao hơn trong học tập .
Chúc các em học tốt !