YOMEDIA

Đề thi chọn HSG môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Tỉnh Thanh Hóa

Tải về
 
NONE

Với mong muốn giúp các em học sinh dễ dàng hơn trong việc học tập môn Hóa học, cũng như làm quen với những đề thi HSG lớp 11, HỌC247 xin giới thiệu đến các em Đề thi chọn HSG môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Tỉnh Thanh Hóa. Mời các em cùng tham khảo và luyện tập thêm. Chúc các em học tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA

SỞ GD&ĐT THANH HÓA

      ĐỀ CHÍNH THỨC

 

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2019

ĐỀ THI MÔN: HÓA

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

 

Câu 1: (2 điểm) Cho nguyên tố X, ở trạng thái cơ bản có 11 electron thuộc các phân lớp p. X có hai đồng vị hơn kém nhau hai nơtron. Trong đồng vị số khối lớn, số hạt mang điện gấp 1,7 lần hạt không mang điện.

a. Viết cấu hình electron của X.

b. Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn.

c. Xác định thành phần cấu tạo của hai đồng vị và thành phần % theo khối lượng của mỗi đồng vị trong X tự nhiên biết nguyên tử khối (NTK) trung bình của X bằng 35,48. Coi NTK có giá trị bằng số khối.

Câu 2: (2 điểm) Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm được mô tả sau:

a. Hòa tan FeCl2 vào nước rồi thêm H2SO4 loãng dư, sau đó thêm dung dịch KMnO4 dư thấy có khí màu vàng lục thoát ra và dung dịch thu được có chứa muối mangan (II).

b. Hòa tan Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư được dung dịch A và khí B mùi hắc. Sục khí B vào dung dịch brom hoặc dung dịch KMnO4 đều thấy các dung dịch này bị nhạt màu.

Câu 3: (2 điểm) Phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hiđro (trong đó R có số oxi hóa thấp nhất) là a%, còn trong oxit cao nhất là b%.

a. Xác định R biết a:b = 11:4.

b. Viết công thức phân tử, công thức electron, công thức cấu tạo của hai hợp chất trên.

c. Viết phương trình phản ứng khi cho oxit cao nhất của R tác dụng với dung dịch NaClO, dung dịch Na2CO3.

Câu 4: (2 điểm) Cho m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng. Khi Fe tan hết thu được dung dịch A chỉ chứa 1 chất tan và 6,72 lít (đktc) khí NO (sản phẩm khử duy nhất).

a. Cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan.

b. Tính thể tích dung dịch HNO3 2 M đã dùng

Câu 5: (2 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một anken X thu được m gam H2O và m + 15,6 gam CO2.

a. Tính m

b. Xác định CTPT và viết các công thức cấu tạo của X

c. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho đồng phân mạch nhánh của X tác dụng với: H2 (Ni, toC), dung dịch Br2, H2O (có xúc tác H2SO4 loãng, t0C).

Câu 6: (2 điểm) Cho hỗn hợp X gồm: CH4, C2H4, C2H2. Chia 13,44 lít X (đo ở đktc) làm 2 phần bằng nhau. Phần 1: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 36 gam kết tủa. Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch Br2 dư thấy có 64 gam Br2 phản ứng.

a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra

b. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.

Câu 7: (2 điểm) Hòa tan hoàn toàn m gam oxit MO (M là kim loại) trong 78,4 gam dung dịch H2SO4 6,25% (loãng) thì thu được dung dịch X trong đó nồng độ H2SO4 còn dư là 2,433%. Mặt khác, khi cho CO dư đi qua m gam MO nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua 500 ml dung dịch NaOH 0,1M thì chỉ còn một khí duy nhất thoát ra, trong dung dịch thu được có chứa 2,96 gam muối. Xác định kim loại M và tính m.

Câu 8: (2 điểm) Có 5 lọ hóa chất khác nhau, mỗi lọ chứa một dung dịch của một trong các hóa chất sau: NaOH, HCl, H2SO4, BaCl2, Na2SO4. Chỉ được dùng thêm phenolphtalein (các điều kiện và dụng cụ thí nghiệm có đủ). Hãy trình bày phương pháp hóa học nhận ra 5 hóa chất trên và viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có).

Câu 9: (2 điểm) Điện phân dung dịch NaCl một thời gian được dung dịch A và khí thoát ra chỉ có V lít H2 (ở đktc). Cho dung dịch A vào dung dịch H2S, lắc kỹ để dung dịch A phản ứng vừa đủ với H2S được 0,16 gam chất rắn màu vàng và dung dịch B (không có khí thoát ra). Cho từ từ dung dịch Br2 0,1M vào dung dịch B đến khi thôi mất màu brom thấy hết 50 ml dung dịch và được dung dịch C. Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch C được 2,33 gam kết tủa.

a) Viết các phương trình phản ứng, xác định thành phần của A, B, C.

b) Tính V.

Câu 10: (2 điểm) Cho sơ đồ thí nghiệm như hình vẽ:

Hãy cho biết hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm khi khóa K đóng, khóa K mở và giải thích. Biết các chất X, Y, Z, T  trong mỗi thí nghiệm lần lượt là:

Thí nghiệm 1: H2SO4 đặc, C, dung dịch KMnO4, dung dịch Br2.

Thí nghiệm 2: dung dịch HCl, KMnO4, dung dịch KBr, dung dịch FeCl2.

...

Trên đây là trích đoạn nội dung Đề và đáp án kì thi chọn HSG môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Tỉnh Thanh Hóa. Để xem toàn nhiều tài liệu hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON