Đề thi định kỳ lần 2 môn Hóa lớp 11 năm 2019 có kết cấu đề thi gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm, có gợi ý giải sẽ giúp các em học sinh củng cố lại kiến thức đồng thời rèn luyện kỹ năng giải bài chuẩn bị thật tốt cho kì thi THPT QG sắp đến. Mời các em cùng tham khảo.
Đề thi định kỳ lần 2 môn Hóa lớp 11 năm 2019 - Trường THPT Chuyên Bắc Ninh
Câu 1: Hoà tan hoàn toàn 3,84 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được 0,896 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Kim loại M và giá trị m là:
A. Cu; 11,28
B. Fe; 11,28
C. Fe; 11,2
D. Cu; 11,2
Câu 2: Dãy chỉ gồm những chất điện li mạnh là:
A. HCl, CuSO4, H2S, Ba(OH)2
B. K2SO4, Ba(OH)2, HNO3, AgNO3
C. NH4NO3, HNO2, NaOH, AgCl
D. H2O, NaCl, H2SO4, Na3PO4
Câu 3: Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrat đều cho sản phẩm là kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi là:
A. AgNO3, Pb(NO3)2
B. AgNO3, Hg(NO3)2
C. Zn(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2
D. Cu(NO3)2, KNO3, AgNO3
Câu 4: Cho phương trình hóa học của phản ứng sau: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O. Hệ số cân bằng của H2O bằng
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 5: Muối được sử dụng để làm xốp bánh là:
A. KNO3
B. Na2CO3
C. NH4HCO3
D. NH4Cl
Câu 6: Cho từ từ 150ml dung dịch NaOH 2M vào một cốc đựng 100 ml dung dịch AlCl3 nồng độ x mol/l, sau khi phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 0,1 mol chất kết tủa. Thêm tiếp 100ml dung dịch NaOH 2M vào cốc, phản ứng kết thúc thu được 0,14 mol kết tủa. Giá trị của x là
A. 1,0.
B. 1,6.
C. 0,8.
D. 2,0.
Câu 7: Dung dịch HNO3 có pH = 3. Cần pha loãng dung dịch trên bao nhiêu lần để thu được dung dịch có pH = 4 ?
A. 10 lần
B. 1,5 lần
C. 2 lần
D. 5 lần
Câu 8: Dung dịch HCl 0,001M thì:
A. pH=11 và làm quì tím hoá đỏ.
B. pH=3 và làm quì tím hoá xanh.
C. pH=3 và làm quì tím hoá đỏ.
D. pH=11 và làm quì tím hoá xanh.
Câu 9: Nung nóng 18,8 gam Cu(NO3)2 một thời gian thì thu được 13,4 gam chất rắn. Vậy hiệu suất của phản ứng phân hủy Cu(NO3)2 là
A. 25%
B. 20%
C. 50%
D. 75%
Câu 10: Khi nhận xét về khí cacbon đioxit, điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Chất khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính.
B. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.
C. Chất khí dùng để dập tắt đám cháy magie.
D. Chất khí không cháy và không duy trì sự cháy của nhiều chất.
Câu 11: Cho khí CO khử hoàn toàn hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít khí CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích khí CO (đktc) tham gia phản ứng là:
A. 3,36 lít
B. 4,48 lít
C. 2,24 lít
D. 1,12lít
Câu 12: Cho 12,3 gam hỗn hợp Al và Cu tác dụng vừa đủ với 1 lít dung dịch HNO3 loãng thì thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Nồng độ mol/lít của dung dịch HNO3 trên là:
A. 0,8M
B. 0,4M
C. 0,6M
D. 0,2M
Câu 13: Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về sự điện li ?
A. Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước tạo ra dung dịch.
B. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước.
C. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.
D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa khử.
Câu 14: Nhỏ từ từ đến hết 60 ml dung dịch H2SO4
0,5M vào 100ml dung dịch chứa Na2CO3 0,1M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là:
A. 0,04
B. 0,01
C. 0,02
D. 0,03
Câu 15: Chỉ dùng một dung dịch thuốc thử nào dưới đây để phân biệt các dung dịch không màu đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn: NH4Cl, (NH4)2SO4, BaCl2, NaOH, Na2CO3
A. NaOH
B. Ba(OH)2
C. NaCl
D. AgNO3
Câu 16: Phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Photpho đỏ dễ bốc cháy trong không khí ở điều kiện thường.
B. Fe tác dụng với HNO3 đặc, nguội, dư tạo muối Fe(NO3)3.
C. Nhiệt phân hoàn toàn AgNO3, thu được chất rắn Ag2O.
D. Dung dịch hỗn hợp HCl và NaNO3 hòa tan được bột đồng.
Câu 17: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là
A. 5.
B. 6.
C. 8.
D. 7.
Câu 18: Công thức hóa học của magie photphua là:
A. Mg5P2
B. Mg3(PO4)2
C. MgHPO4
D. Mg3P2
Câu 19: Cho sơ đồ sau : X + Y → CaCO3 + BaCO3 + H2O. X, Y có thể là:
A. Ba(AlO2)2 và Ca(OH)2
B. Ba(OH)2 và CO2
C. BaCl2 và Ca(HCO3)2
D. Ba(OH)2 và Ca(HCO3)2
Câu 20: Cho 8,4 gam Fe vào 1 lít dung dịch X chứa hai chất tan là HCl 1M và KNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là
A. 3,36
B. 4,48
C. 1,12
D. 2,24
Câu 21: Chất nào sau đây không thể chứa trong bình thuỷ tinh ?
A. H2SO4
B. HBr
C. HNO3
D. HF
Câu 22: CaCO3 là thành phần hoá học chính của:
A. đá mài.
B. đá vôi.
C. đá đỏ.
D. đá tổ ong.
Câu 23: Cho 300 ml dung dịch KOH dư vào 100 ml dung dịch H2SO4 1M đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 23,0 gam chất rắn khan. Nồng độ mol/lít của dung dịch KOH bằng:
A. 2,0M.
B. 0,5M.
C. 1,5M.
D. 1,0M.
Câu 24: Những phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn trong dung dịch ?
(1)H2SO4+ 2NaOH → Na2SO4+ 2H2O
(2) H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4+ 2H2O
(3)HNO3 + KOH → KNO3 + H2O
(4)3HCl + Fe(OH)3 → FeCl3 + 3H2O
(5) Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
(6) Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaCO3+ 2H2O
A. 2 và 4
B. 5 và 6
C. 2 và 3
D. 1 và 3
Câu 25: Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng hóa học nào dưới đây ?
A. C + O2 → CO2
B. C + H2O → CO + H2
C. 3C + 4Al → Al4C3
D. C + ZnO → Zn + CO
Trên đây là phần trích dẫn nội dung đề thi định kỳ lần 2 môn Hóa lớp 11 năm 2019 của trường Chuyên Bắc Ninh, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô đăng nhập để tải về máy. Ngoài ra, các em học sinh có thể thực hiện để thi online tại đây: