YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Công nghệ Cơ khí 11 KNTT năm 2023-2024

Tải về
 
NONE

HOC247 mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Công nghệ Cơ khí 11 KNTT năm 2023-2024 đã được HOC247 biên soạn dưới đây. Thông qua tài liệu này, các em có thể khái quát hệ thống kiến thức và rèn luyện kĩ năng giải bài tập để làm bài thi thật tốt.  Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng giải trắc nghiệm Công nghệ 11 Kết nối tri thức để làm bài kiểm tra chương và bài thi thật tốt. Chúc các em học sinh đạt kết quả cao trong kì thi giữa HK1 sắp tới!

ATNETWORK

1. Tóm tắt lí thuyết

1.1 Giới thiệu chung về cơ khí chế tạo

1.1.1. Khái quát về cơ khí chế tạo

Hình 1. Các sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo trong sản xuất và đời sống

Khái niệm, vai trò của cơ khí chế tạo

Cơ khí chế tạo là ngành Kĩ thuật công nghệ sử dụng các kiến thức của Toán học, nguyên lí của Vật lí, các kết quả của công nghệ vật liệu để nghiên cứu và thực hiện quá trình thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các máy, thiết bị, chỉ tiết phục vụ cho sản xuất và đời sống của con người.

Vai trò của cơ khí chế tạo trong đời sống và sản xuất gồm:

+ Chế tạo ra các công cụ, máy giúp cho lao động trở nên nhẹ nhàng, nâng cao năng suất lao động, thay thế cho lao động thủ công.

+ Chế tạo ra các đồ dùng, dụng cụ giúp cuộc sống của con người trở nên tiện nghi và thú vị, nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Chế tạo ra các thiết bị, máy và công cụ phục vụ nghiên cứu, chinh phục thiên nhiên, vũ trụ.

Đặc điểm của cơ khí chế tạo

+ Đối tượng lao động của ngành cơ khí chế tạo là các vật liệu cơ khí gồm vật liệu kim loại và hợp kim; vật liệu phi kim loại và một số loại vật liệu khác.

+ Công cụ lao động của ngành cơ khí chế tạo là các máy công cụ như tiện, phay, bào, hàn,... để thực hiện các phương pháp gia công như tiện, phay, bào, hàn,...

Các bước cơ bản trong quy trình chế tạo cơ khí

Để tạo thành sản phẩm cơ khí, cần phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Quy trình chế tạo cơ khí gồm 5 bước cơ bản sau đây:

+ Bước 1: Đọc bản vẽ chi tiết

+ Bước 2: Chế tạo phôi

+ Bước 3: Thực hiện gia công các chi tiết máy của sản phẩm

+ Bước 4: Xử lí và bảo vệ bề mặt của sản phẩm

+ Bước 5: Lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm

1.1.2. Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo

Một số công việc trong lĩnh vực cơ khí chế tạo

Hình 2. Một số công việc trong lĩnh vực cơ khí chế tạo

Thiết kế sản phẩm cơ khí

Thiết kế sản phẩm cơ khí là việc nghiên cứu, ứng dụng các kiến thức về toán học, khoa học và kĩ thuật vào việc chọn vật liệu, thiết kế tính toán kích thước và các thông số của các chi tiết máy để đảm bảo yêu cầu kinh tế - kĩ thuật đặt ra.

Gia công cơ khí

+ Gia công cơ khí là quá trình chế tạo ra sản phẩm cơ khí.

+ Đó là việc sử dụng các máy, công cụ, công nghệ và áp dụng các nguyên lí vật lí để tạo ra các thành phẩm từ vật liệu ban đầu.

Lắp ráp sản phẩm cơ khí

+ Sản phẩm cơ khí là tổ hợp của nhiều chi tiết.

+ Quá trình gia công cơ khí là giai đoạn chủ yếu của quá trình sản xuất nhằm chế tạo được các chi tiết đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật đề ra.

+ Lắp ráp là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất nhằm tổ hợp các chi tiết thành thiết bị hoặc sản phẩm hoàn chỉnh.

- Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị cơ khí

Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị cơ khí là các công việc chăm sóc, thực hiện kiểm tra, chẩn đoán trạng thái kĩ thuật, theo dõi thường xuyên, ngăn ngừa hỏng hóc, xử lí sự cố, sửa chữa các sai hỏng nhằm duy trì sự hoạt động ổn định, đảm bảo độ tin cậy, an toàn và kéo dài tuổi thọ của các thiết bị cơ khí.

1.2. Vật liệu cơ khí

1.2.1. Tổng quan về vật liệu cơ khí

a. Khái niệm về vật liệu cơ khí

- Vật liệu cơ khí: sử dụng trong sản xuất cơ khí (thiết bị máy móc,...) và nhiều lĩnh vực khác như: giao thông, y tế, văn hoá, giáo dục,...

b. Các yêu cầu chung đối với vật liệu cơ khí

- Yêu cầu về tính sử dụng

- Yêu cầu về tính công nghệ

- Yêu cầu về tính kinh tế

c. Phân loại vật liệu cơ khí

Hình 4. Phân loại vật liệu cơ khí

1.2.2. Vật liệu kim loại và hợp kim

a.  Phân loại vật liệu kim loại và hợp kim

Hình 5. Phân loại kim loại và hợp kim

b. Tính chất cơ bản của vật liệu kim loại và hợp kim

- Tính chất cơ học

- Tính chất vật lí

- Tính chất hoá học

- Tính công nghệ

c. Một số vật liệu kim loại và hợp kim thông dụng

- Gang

- Thép carbon

- Thép hợp kim

- Nhôm và hợp kim nhôm

- Đồng và hợp kim đồng

- Nickel và hợp kim nickel

d. Một số phương pháp đơn giản nhận biết tính chất cơ bản của kim loại và hợp kim

- Quan sát màu sắc và mặt gãy của các mẫu

- Xác định tính cứng, tính dẻo

- Xác định khả năng biến dạng

- Xác định tính giòn của vật liệu

- Xác định khối lượng riêng

1.2.3. Vật liệu phi kim loại

a. Phân loại vật liệu phi kim loại

Hình 6. Phân loại vật liệu phi kim loại

b. Tinh chất cơ bản của vật liệu phi kim loại

- Tính chất cơ học

- Tính chất vật lí

- Tính chất hoá học

- Tính công nghệ

c. Một số vật liệu phi kim loại thông dụng

- Nhựa nhiệt dẻo

- Nhựa nhiệt rắn

- Cao su

d. Một số phương pháp đơn giản nhận biết tính chất cơ bản của vật liệu phi kim loại

- Quan sát đặc trưng quang học

- Xác định khối lượng riêng

- Phá huỷ của mẫu khi chịu tác động cơ học

1.2.4. Vật liệu mới

a. Khái niệm vật liệu mới

Vật liệu mới là những loại vật liệu không nằm trong danh mục vật liệu truyền thống sẵn có đang được sử dụng để sản xuất.

b. Một số loại vật liệu mới

- Vật liệu nano

- Vật liệu composite

- Vật liệu có cơ tính biến thiên

- Hợp kim nhớ hình

2. Trắc nghiệm luyện tập

Câu 1: Sản phẩm của cơ khí chế tạo là

A. Các công trình

B. Các loại máy móc

C. Các phương tiện giao thông

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Đâu là công việc của ngành cơ khí chế tạo?

A. Thiết kế cơ khí

B. Gia công cắt gọt kim loại

C. Lắp ráp cơ khí

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Đâu là vai trò của cơ khí chế tạo?

A. Chế tạo các công cụ, máy móc giúp cho lao động trở nên nhẹ nhàng, nâng cao năng suất lao động, thay thế cho lao động thủ công

B. Chế tạo các đồ dùng, dụng cụ giúp cuộc sống của con người trở nên tiện nghi và thú vị, nâng cao chất lượng cuộc sống

C. Chế tạo các thiết bị, máy và công cụ phục vụ nghiên cứu, chinh phục thiên nhiên, vũ trụ

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 4: Cơ khí chế tạo là ngành nghề

A. Thiết kế ra các loại máy móc, thiết bị, đồ dùng

B. Thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các loại máy móc, thiết bị, đồ dùng

C. Xây dựng các công trình kiến trúc

D. Chăn nuôi để sản xuất thực phẩm

Câu 5: Sản phẩm nào của cơ khí chế tạo giúp nâng cao chất lượng cuộc sống?

A. Máy thêu công nghiệp

B. Máy khai thác khoáng sản

C. Máy điều hòa không khí

D. Máy thi công đường

Câu 6: Đâu không là sản phẩm của cơ khí chế tạo?

A. Nhà xưởng

B. Trung tâm thương mại

C. Tàu thủy

D. Máy bơm nước

Câu 7: Đâu là sản phẩm của cơ khí chế tạo?

A. Ô tô

B. Máy giặt

C. Giàn khoan

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 8: Đâu không phải đặc điểm của ngành cơ khí chế tạo?

A. Đối tượng lao động của ngành cơ khí chế tạo là các vật liệu cơ khí gồm vật liệu kim loại và hợp kim; vật liệu phi kim loại và một số loại vật liệu khác.

B. Công cụ lao động của ngành cơ khí chế tạo là các máy công cụ như tiện, phay, bào, hàn,... để thực hiện các phương pháp gia công như tiện, phay, bào, hàn....

C. Để sản xuất ra sản phẩm trong ngành cơ khí chế tạo đòi hỏi phải có hồ sơ kĩ thuật gồm các bản vẽ kĩ thuật, quy trình gia công sản phẩm,...

D. Các sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo không phổ biến, có mặt trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, xã hội cũng như lao động, sản xuất

Câu 9: Đâu không phải đặc điểm của ngành cơ khí chế tạo?

A. Đối tượng lao động của ngành cơ khí chế tạo là các vật liệu cơ khí gồm vật liệu kim loại và hợp kim; vật liệu phi kim loại và một số loại vật liệu khác

B. Phần lớn sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo là các chi tiết máy của các máy móc sản xuất. Các sản phẩm này không đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật như độ chính xác kích thước, độ bóng bề mặt,...

C. Để sản xuất ra sản phẩm trong ngành cơ khí chế tạo đòi hỏi phải có hồ sơ kĩ thuật gồm các bản vẽ kĩ thuật, quy trình gia công sản phẩm,...

D. Các sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo rất phổ biến, có mặt trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, xã hội cũng như lao động, sản xuất

Câu 10: Bản vẽ kĩ thuật có vai trò gì trong quá trình chế tạo cơ khí?

A. Nâng cao hiệu quả, đảm bảo yêu cầu kĩ thuật cho quá trình chế tạo

B. Giúp người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm một cách hiệu quả và an toàn

C. Cung cấp thông tin cho quá trình gia công, lắp ráp

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 11: Công việc chủ yếu trong lĩnh vực cơ khí chế tạo là?

A. Thiết kế sản phẩm cơ khí

B. Gia công, lắp ráp cơ khí

C. Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị cơ khí

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 12: Công việc cần có kiến thức chuyên môn sâu liên quan đến quy trình sản xuất cơ khí, truyền động, lắp ghép các chi tiết, am hiểu các vấn đề kĩ thuật cơ khí, biết sử dụng các phần mềm phục vụ thiết kế, mô phỏng là?

A. Thiết kế sản phẩm cơ khí

B. Gia công cơ khí

C. Lắp ráp sản phẩm cơ khí

D. Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị cơ khí

Câu 13: Việc thiết kế cơ khí thường được thực hiện bởi

A. Kĩ sư cơ khí

B. Kĩ sư cơ học

C. Thợ gia công cơ khí

D. Thợ lắp ráp cơ khí

Câu 14: Yêu cầu về năng lực cần có của người thực hiện công việc thiết kế sản phẩm cơ khí là?

A. Có kiến thức chuyên môn sâu liên quan đến quy trình sản xuất cơ khí, truyền động, lắp ghép các chi tiết

B. Am hiểu các vấn đề kĩ thuật cơ khí: tính toán thiết kế, gia công cơ khí

C. Biết sử dụng các phần mềm phục vụ thiết kế, mô phỏng là

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 15: Công việc nghiên cứu, ứng dụng các kiến thức về toán học, khoa học và kĩ thuật vào việc chọn vật liệu, thiết kế tính toán, kích thước các thông số của các chi tiết máy để đảm bảo yêu cầu kinh tế - kĩ thuật đặt ra là?

A. Thiết kế sản phẩm cơ khí

B. Gia công cơ khí

C. Lắp ráp sản phẩm cơ khí

D. Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị cơ khí

Câu 16: Nhóm vật liệu được sử dụng chủ yếu trong sản xuất cơ khí là?

A. Vật liệu kim loại

B. Vật liệu phi kim loại

C. Vật liệu mới

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 17: Vật liệu mới là

A. Hợp kim nhôm

B. Cao su

C. Vật liệu nano

D. Nhựa

Câu 18: Nhóm chính của kim loại màu và hợp kim màu là:

A. Đồng và hợp kim của đồng

B. Nhôm và hợp kim của nhôm

C. Sắt và hợp kim của sắt

D. Đáp án A và B

Câu 19: Các tính chất cơ bản của vật liệu kim loại và hợp kim là?

A. Tính chất cơ học, tính chất vật lí, tính chất hóa học

B. Tính chất cơ học, tính chất vật lí, tính chất hóa học, tính chất sinh học

C. Tính chất cơ học, tính chất vật lí, tính chất hóa học, tính chất công nghệ

D. Tính chất cơ học, tính chất vật lí, tính chất hóa học, tính chất sinh học, tính chất công nghệ

Câu 20: Đâu là vật liệu cơ khí mới?

A. Hợp kim đồng

B. Gốm ôxit

C. Nhựa nhiệt rắn

D. Composite nền kim loại

Trên đây là nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Công nghệ 11 KNTT năm 2023-2024​. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON