Qua nội dung tài liệu Chuyên đề Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa giúp các em học sinh lớp 11 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện và củng cố kiến thức về nội dung này được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em.
Chúc các em có kết quả học tập tốt!
CHUYÊN ĐỀ CUNG - CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA
1. Lý thuyết
1.1. Khái niệm cung - cầu
- Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.
Ví dụ: Ông A mua xe đạp cho con đi học, thanh toán hết 700000 đồng.
- Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường hay có thể đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.
Ví dụ: Sau mùa thu hoạch lúa, ông A đã bán 10 tấn lúa và 5 tấn mía, còn lại 50 tấn lúa do sự biến động của giá cả trên thị trường ông A không bán số lúa còn lại mà chờ khi giá tăng lên ông mới bán.
1.2. Mối quan hệ cung - cầu.
a. Nội dung khái quát quan hệ cung - cầu
- Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.
b. Biểu hiện của nội dung quan hệ cung - cầu:
- Cung – cầu tác động lẫn nhau.
+ Khi cầu tăng → sản xuất mở rộng → cung tăng
+ Khi cầu giảm → sản xuất thu hẹp → cung giảm
- Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
+ Khi cung lớn hơn cầu → giá giảm
+ Khi cung bé hơn cầu → giá tăng
+ Khi cung bằng cầu → giá ổn định
- Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu.
+ Khi giá tăng → sản xuất mở rộng → cung tăng
+ Khi giá giảm → sản xuất thu hẹp → cung giảm
⇒ giá cả và cung tỉ lệ thuận với nhau
+ Khi giá tăng → cầu giảm
+ Khi giá giảm → cầu tăng
⇒ giá cả và cầu tỉ lệ nghịch với nhau.
c. Vai trò của quan hệ cung - cầu
- Lí giải vì sao giá cả và giá trị hàng hoá không ăn khớp với nhau.
- Là căn cứ để các doanh nghiệp quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất
+ Khi giá tăng thì các doanh nghiệp → Mở rộng SX
+ Khi giá giảm thì các doanh nghiệp → Thu hẹp SX
- Giúp người tiêu dùng lựa chọn việc mua hàng hoá phù hợp.
+ Khi nào nên mua hàng hoá: Cung > cầu
+ Khi nào không nên mua hàng hoá: Cung < cầu
1.3. Vận dụng quan hệ cung – cầu.
a. Đối với Nhà nước:
- Cung < cầu do khách quan Nhà nước sử dụng lực lượng dự trữ quốc gia để tăng cung.
- Cung < cầu do đầu cơ tích trữ Nhà nước sử dụng lực lượng dự trữ để điều tiết và xử lý kẻ đầu cơ tích trữ.
- Cung > cầu Cung Nhà nước dùng biện pháp kích cầu.
b. Đối với nhà sản xuất, kinh doanh:
- Tăng sản xuất kinh doanh khi cung < cầu, giá cả > giá trị.
- Thu hẹp sản xuất kinh doanh khi cung > cầu, giá cả < giá trị.
c. Đối với người tiêu dùng:
- Giảm mua các mặt hàng khi cung < cầu, giá cao.
- Mua các mặt hàng khi cung > cầu, giá thấp.
1.4. Củng cố kiến thức
Câu 1: Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định được gọi là
A. Cung.
B. Cầu.
C. Giá trị.
D. Quy luật cung – cầu.
Đáp án:
Cầu: là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định. Cầu được hiểu là tên gọi tắt của nhu cầu có khả năng thanh toán.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định được gọi là
A. Cung.
B. Cầu.
C. Giá trị.
D. Quy luật cung – cầu.
Đáp án:
Cung: là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với
A. Khả năng thanh toán.
B. Khả năng sản xuất.
C. Giá cả và giá trị xác định.
D. Giá cả và thu nhập xác định.
Đáp án:
Cầu: là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định. Cầu được hiểu là tên gọi tắt của nhu cầu có khả năng thanh toán
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định
A. giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.
B. khả năng sản xuất của thị trường.
C. nhu cầu của thị trường.
D. giá cả và nhu cầu xác định.
Đáp án:
Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu tăng thì người sản xuất có xu hướng
A. Thu hẹp sản xuất.
B. Mở rộng sản xuất.
C. Giữ nguyên sản xuất.
D. Ngừng sản xuất.
Đáp án:
Khi cầu tăng, người sản xuất có xu hướng mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường, từ đó cung có xu hướng tăng lên.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu giảm, cung có xu hướng
A. Tăng.
B. Giảm.
C. Giữ nguyên.
D. Bằng cầu.
Đáp án:
Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu giảm sản xuất sẽ bị thu hẹp khiến cung có xu hướng giảm.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường so với giá trị hàng hóa trong sản xuất sẽ
A. Thấp hơn.
B. Cao hơn.
C. Bằng nhau.
D. Tương đương.
Đáp án:
Trường hợp cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường thường thấp hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả thị trường so với giá trị hàng hóa trong sản xuất sẽ
A. Thấp hơn.
B. Cao hơn.
C. Bằng nhau.
D. Tương đương.
Đáp án:
Trường hợp cung nhỏ hơn cầu thì giá cả thị trường thường cao hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, giá cả và nhu cầu của người tiêu dùng
A. Tỉ lệ thuận.
B. Tỉ lệ nghịch.
C. Bằng nhau.
D. Tương đương nhau.
Đáp án:
Khi giá cả giảm xuống, thì nói chung cầu có xu hướng tăng lên và ngược lại. Vì vậy, giá cả và nhu cầu của người tiêu dùng tỉ lệ nghịch với nhau.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, giá cả và cung của nhà sản xuất
A. Tỉ lệ thuận.
B. Tỉ lệ nghịch.
C. Bằng nhau.
D. Tương đương nhau.
Đáp án:
Khi giá cả tăng lên, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lượng cung tăng lên và ngược lại. Vì vậy, giá cả và cung tỉ lệ thuận với nhau.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Trên thị trường giả định không mua bán chịu mà mua bán trả tiền ngay. Trong điều kiện đó, khái niệm cầu được hiểu là tên gọi tắt của
A. Nhu cầu có khả năng thanh toán.
B. Nhu cầu của người tiêu dùng.
C. Mong muốn chính đáng của người dân.
D. Nhu cầu đúng đắn.
Đáp án:
Trên thị trường giả định không mua bán chịu mà mua bán trả tiền ngay. Trong điều kiện đó, khái niệm cầu được hiểu là tên gọi tắt của nhu cầu có khả năng thanh toán, tức là nhu cầu mà người tiêu dùng cần mua, được bảo đảm bằng số lượng tiền mà họ sẵn có tương ứng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Theo em, trường hợp nào sau đây có lợi cho người mua hàng trên thị trường?
A. Cung lớn hơn cầu.
B. Cung bằng cầu.
C. Cung nhỏ hơn cầu.
D. Cung gấp đôi cầu.
Đáp án:
Khi cung lớn hơn cầu, giá cả thị trường nhỏ hơn giá trị sản xuất, vì vậy người mua hàng sẽ được lợi hơn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Theo em, trường hợp nào sau đây có lợi cho người bán hàng trên thị trường?
A. Cầu nhỏ hơn cung.
B. Cung bằng cầu.
C. Cầu lớn hơn cung.
D. Cung gấp đôi cầu.
Đáp án:
Khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả thị trường sẽ lớn hơn giá trị sản xuất, người sản xuất và người bán hàng sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Chị H đang kinh doanh mặt hàng X nhưng trên thị trường cung mặt hàng này đang lớn hơn cầu. Theo em, chị H nên làm gì?
A. Ngừng kinh doanh, chuyển sang làm công việc khác.
B. Tích cực quảng cáo, tăng cường khuyến mãi để thu hút khách hàng.
C. Nhanh chóng mở thêm chi nhánh, mở rộng kinh doanh.
D. Chuyển đổi kinh doanh sang mặt hàng mới có cung nhỏ hơn cầu.
Đáp án:
Khi thị trường cung lớn hơn cầu, người kinh doanh nên điều chỉnh để lựa chọn mặt hàng kinh doanh mới có cung nhỏ hơn cầu để có thể bán được hàng và thu lợi nhuận.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Trong dịp Tết Nguyên Đán, nhiều doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, tích trữ hàng đến gần tết mới bán, đẩy giá một số mặt hàng lên cao. Theo em, lúc đó, nhà nước thể hiện vai trò điều tiết khi
A. Tổ chức các điểm bán hàng bình ổn giá, điều tiết cung – cầu.
B. Khuyến khích các doanh nghiệp tích trữ hàng hóa.
C. Cấp phép cho các doanh nghiệp tích trữ hàng hóa.
D. Không quan tâm đến vấn đề đầu cơ tích trữ.
Đáp án:
Nhà nước thực hiện điều tiết cung – cầu trên thị trường thông qua pháp luật, chính sách nhằm cân đối lại cung – cầu ổn định giá cả và đời sống của nhân dân.
Đáp án cần chọn là: A
2. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Cung – cầu trên thị trường bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào dưới đây?
A. Người sản xuất B. Hàng hóa C. Giá cả D. Tiền tệ
Câu 2: Khi cầu về mặt hàng quạt điện giảm mạnh vào mùa đông, yếu tố nào dưới đây của thị trường sẽ giảm theo?
A. Cạnh tranh B. Giá trị C. Giá trị sử dụng D. Giá cả
Câu 3: Mối quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động giữa ai với ai?
A. Người sản xuất với người tiêu dùng B. Người bán và người bán
C. Cả a, c đúng D. Người mua và người bán
Câu 4: Biều hiện nào dưới đây không phải là cầu?
A. Chị Mai cần mua một chiếc xe đạp điện với giá 15 triệu đồng
B. Bạn Lan đi siêu thị mua hàng thanh toán hết 500.000đ
C. Bác Hùng có nhu cầu mua ô tô nhưng không đủ tiền
D. Anh Nam mua một chiếc xe máy bằng hình thức trả góp
Câu 5: Khi giá cả hàng hóa tăng lên thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng nào dưới đây?
A. Cung tăng, cầu giảm B. Cung tăng, cầu tăng
C. Cung giảm, cầu tăng D. Cung giảm, cầu giảm
Câu 6: Ở trường hợp cung – cầu nào dưới đây thì người tiêu dùng sẽ có lợi khi mua hàng hóa ?
A. Cung = cầu B. Cung > cầu C. Cung ≤ cầu D. Cung < cầu
Câu 7: Khi giá cả giảm thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng nào dưới đây?
A. Cung tăng, cầu tăng B. Cung giảm, cầu tăng
C. Cung giảm, cầu giảm D. Cung tăng, cầu giảm
Câu 8: Phương án nào dưới đây là đúng?
A. Giá cả tăng do cung > cầu B. Giá cả tăng do cung = cầu
C. Giá cả tăng do cung ≤ cầu D. Giá cả tăng do cung < cầu
Câu 9: Gia đình H có 1 ha trồng rau sạch cung cấp cho thị trường, hiện nay giá của các loại rau sạch đều tăng. Bố H quyết định mở rộng diện tích trồng, mẹ H thì muốn giữ nguyên quy mô sản xuất, chị H thì lại khuyên thu hẹp diện tích gieo trồng. Theo em, nên làm theo ý kiến của ai để gia đình H có them lợi nhuận?
A. Chị H B. Mẹ H và chị H C. Bố H D. Mẹ H
Câu 10: Khi nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng nào đó tăng cao thì người sản xuất sẽ làm theo phương án nào dưới đây?
A. Thu hẹp sản xuất B. Mở rộng sản xuất
C. Giữ nguyên quy mô sản xuất D. Tái cơ cấu sản xuất
Câu 11: Giả sử cung về ô tô trên thì trường là 30.000 chiếc, cầu về mặt hàng này là 20.000 chiếc, giả cả của mặt hàng này trên thị trường sẽ
A. Giảm B. Tăng C. Tăng mạnh D. ổn định
Câu 12: Biểu hiện nào dưới đây không phải là cung?
A. Công ty sơn H hàng tháng sản xuất được 3 triệu thùng sơn để đưa ra thị trường
B. Rau sạch được các hộ gia đình trồng để ăn, không bán
C. Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị thu hoạch 10 tấn lúa để xuất khẩu
D. Quần áo được bày bán ở các cửa hàng thời trang
Câu 13: Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định, tương ứng với giá cả và thu nhập được gọi là
A. Cung B. Cầu C. Nhu cầu D. Thị trường
Câu 14: Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến cầu?
A. Giá cả, thu nhập
B. Thu nhập, tâm lý, phong tục tập quán
C. Giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu
D. Giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu, phong tục tập quán.
Câu 15: Vận dụng quan hệ cung – cầu để lí giải tại sao có tình trạng “cháy vé” trong một buổi ca nhạc có nhiều ca sĩ nổi tiếng biểu diễn?
A. Do cung > cầu B. Do cung, cầu rối loạn
C. Do cung = cầu D. Do cung < cầu
Câu 16: Nội dung của quan hệ cung cầu được biểu hiện như thế nào?
A. Cả a, b, c đúng. B. Cung cầu tác động lẫn nhau
C. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả D. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu
Câu 17: Khi cầu tăng dẫn đến sản xuất mở rộng dẫn đến cung tăng là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ cung - cầu?
A. Cung cầu tác động lẫn nhau B. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu
C. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả D. Thị trường chi phối cung cầu
Câu 18: Trường hợp nào sau đây được gọi là cung?
A. Dự kiến công ty A ngày mai sẽ sản xuất thêm 1 triệu sản phẩm
B. Cả a, b đúng
C. Công ty A còn trong kho 1 triệu sản phẩm.
D. Công ty A đã bán ra 1 triệu sản phẩm.
Câu 19: Khi trên thị trường cung lớn hơn cầu thì xảy ra trường hợp nào sau đây?
A. Giá cả giảm B. Giá cả bằng giá trị C. Giá cả giữ nguyên D. Giá cả tăng
Câu 20: Khi là người mua hàng trên thị thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây:
A. Cung < cầu. B. Cung # cầu C. Cung = cầu. D. Cung > cầu.
Câu 21: Giả sử cầu về lượng bia trong dịp Tết Nguyên đán là 12 triệu lít, cung về lượng bia là 15 triệu lít. Số liệu trên phản ánh
A. Cung = cầu B. Cung ≤ cầu C. Cung < cầu D. Cung > cầu
Câu 22: Khi trên thị trường giá cả tăng thì xảy ra trường hợp nào sau đây?
A. Cung tăng, cầu giảm B. Cung và cầu tăng
C. Cung và cầu giảm D. Cung giảm, cầu tăng
Câu 23: Khi trên thị trường giá cả giảm thì xảy ra trường hợp nào sau đây?
A. Cung giảm, cầu tăng B. Cung và cầu tăng
C. Cung và cầu giảm D. Cung tăng, cầu giảm
Câu 24: Ở trường hợp cung – cầu nào dưới đây thì người sản xuất bị thiệt hại?
A. Cung < cầu B. Cung ≤ cầu C. Cung = cầu D. Cung > cầu
Câu 25: Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ
A. Đang lưu thông trên thị trường
B. Do các doanh nghiệp sản xuất đưa ra thị trường
C. Hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường
D. Đã có mặt trên thị trường
Câu 26: Thực chất của quan hệ cung – cầu là mối quan hệ giữa các chủ thể nào dưới đây?
A. Nhà nước với doanh nghiệp B. Người sản xuất với người tiêu dùng
C. Người kinh doanh với Nhà nước D. Doanh nghiệp với doanh nghiệp
Câu 27: Khi cầu giảm dẫn đến sản xuất mở rộng dẫn đến cung giảm là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ cung - cầu?
A. Thị trường chi phối cung cầu B. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả
C. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu D. Cung cầu tác động lẫn nhau
Câu 28: Cầu và giá cả có mối quan hệ như thế nào?
A. Giá thấp thì cầu tăng B. Giá cao thì cầu tăng
C. Giá cao thì cầu giảm D. Cả a, c đúng.
Câu 29: Mối quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động giữa ai với ai?
A. Người sản xuất với người sản xuất B. Người bán và người bán
C. Người mua và người bán D. Cả a, c đúng
Câu 30: Khi trên thị trường cung nhỏ hơn cầu thì xảy ra trường hợp nào sau đây?
A. Giá cả tăng B. Giá cả bằng giá trị C. Giá cả giảm D. Giá cả giữ nguyên
Câu 31: Những chủ thể nào dưới đây cần vận dụng quan hệ cung – cầu?
A. Nhà nước, người sản xuất, người tiêu dùng
B. Nhà nước, mọi công dân, mọi doanh nghiệp
C. Mọi tầng lớp nhân dân và các công ty sản xuất
D. Mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
Câu 32: Chủ thể nào dưới đây vận dụng quan hệ cung – cầu bằng cách ra các quyết định mở rộng hay thu hẹp việc sản xuất kinh doanh?
A. Người sản xuất B. Người tiêu dùng C. Nhà nước D. Nhân dân
Câu 33: Trong nền kinh tế hàng hoá khái niệm cầu được dùng để gọi tắt cho cụm từ nào?
A. Nhu cầu của mọi người. B. Nhu cầu của người tiêu dùng.
C. Nhu cầu có khả năng thanh toán. D. nhu cầu tiêu dùng hàng hoá.
Câu 34: Chủ thể nào dưới đây cần vận dụng quan hẹ cung – cầu bằng cách điều tiết các trường hợp cung – cầu trên thị trường thông qua các giải pháp thích hợp ?
A. Người tiêu dùng B. Người sản xuất C. Nhà nước D. Nhân dân
Câu 35: Khi là người bán hàng trên thị thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây:
A. Cung # cầu B. Cung > cầu. C. Cung < cầu. D. Cung = cầu.
Câu 36: Trường hợp nào sau đây được gọi là cầu?
A. Anh A mua xe máy thanh toán trả góp B. Ông B mua xe đạp hết 1 triệu đồng.
C. Chị C muốn mua ô tô nhưng chưa có tiền D. Cả a và b đúng.
Câu 37: Trên thực tế, sự vận động của cung, cầu diễn ra ntn?
A. Cầu thường lớn hơn cung.
B. Cung, cầu thường cân bằng
C. Cung thường lớn hơn cầu
D. Cung, cầu thường vận động không ăn khớp nhau
Câu 38: Khái niệm tiêu dùng được hiểu như thế nào?
A. Tiêu dùng cho đời sống cá nhân B. Tiêu dùng cho sản xuất
C. Tiêu dùng cho gia đình D. Cả a và b đúng.
Câu 39: Yếu tố nào ảnh hưởng đến cung mang tính tập trung nhất?
A. Giá cả B. Nguồn lực
C. Năng suất lao động D. Chi phí sản xuất
Câu 40: Thực chất quan hệ cung- cầu là gì?
A. Là mqh tác động qua lại giữa cung và cầu HH trên thị trường
B. Là mqh tác động qua lại giữa cung, cầu HH và giá cả trên thị trường
C. Là mối quan hệ tác động giữa người mua và người bán hay người SX và người TD đang diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng HH, dịch vụ.
D. Là mqh tác động qua lại giữa giá cả thị trường và cung, cầu HH. Giá cả thấp thì cung giảm, cầu tăng và ngược lại.
Câu 41: Nhu cầu về mặt hàng vật liệu xây dựng tăng mạnh vào cuối năm, nhưng nguồn cung không đáp ứng đủ thì sẽ xảy ra tình trạng gì dưới đây?
A. Giá vật liệu xây dựng tăng B. Giá cả ổn định
C. Thị trường bão hòa D. Giá vật liệu xây dựng giảm
Câu 42: Trong nền sản xuất hàng hoá mục đích của sản xuất là gì?
A. Để tiêu dùng. B. Để bán. C. Để trưng bày D. Cả a và b đúng
Câu 43: Cung và giá cả có mối quan hệ như thế nào?
A. Giá cao thì cung giảm
B. Giá cao thì cung tăng
C. Giá thấp thì cung tăng
D. Giá biến động nhưng cung không biến động.
3. Đáp án
1 |
C |
11 |
A |
21 |
D |
31 |
A |
41 |
A |
2 |
D |
12 |
B |
22 |
A |
32 |
A |
42 |
D |
3 |
C |
13 |
B |
23 |
A |
33 |
C |
43 |
B |
4 |
C |
14 |
A |
24 |
D |
34 |
C |
||
5 |
A |
15 |
D |
25 |
C |
35 |
C |
||
6 |
B |
16 |
A |
26 |
B |
36 |
B |
||
7 |
B |
17 |
A |
27 |
D |
37 |
D |
||
8 |
D |
18 |
B |
28 |
D |
38 |
B |
||
9 |
C |
19 |
A |
29 |
C |
39 |
A |
||
10 |
B |
20 |
D |
30 |
A |
40 |
C |
Trên đây là nội dung Chuyên đề Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
- Chuyên đề Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Tổng hợp kiến thức Chủ nghĩa xã hội
- Tổng hợp kiến thức Nhà nước Xã hội chủ nghĩa
Chúc các em học tập tốt!