YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2021 Trường THCS Bồng Sơn

Tải về
 
NONE

Với mong muốn đem đến cho các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kì thi HK2 sắp đến, ban biên tập HỌC247 xin gửi đến các em Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2021 Trường THCS Bồng Sơn dưới đây. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS BỒNG SƠN

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN: NGỮ VĂN 8

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (4.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:

Nhà gác đơn sơ một góc vườn

Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn

Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối

Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.

 (Thăm cõi Bác xưa – Tố Hữu)

a. Đoạn thơ trên gợi cho em nhớ đến bài thơ nào mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 8 cũng nói về nếp sinh hoạt của Bác? Tác giả là ai? (1 điểm)

b. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (1 điểm)

c. Đặt một câu cảm thán bày tỏ tình cảm của em đối với Bác Hồ. (1.0 điểm)

d. Từ nội dung đoạn thơ trên, bản thân em sẽ làm gì để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Nêu 2 hành động cụ thể). (1.0 điểm)

Câu 2: (6 điểm) Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng học tủ, học vẹt của học sinh hiện nay.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1.

a.

* Phương pháp: Đọc kĩ đoạn thơ.

* Cách giải:

- Bài thơ gợi em nhớ tới bài thơ: Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh.

b.

* Phương pháp: Đọc kĩ đoạn thơ và đưa ra nội dung chính.

* Cách giải:

- Nội dung: đoạn thơ nói về nếp sống thanh bạch, giản dị của Bác với những đồ dùng đơn sơ, mộc mạc trong căn nhà sàn nhỏ.

c.

* Phương pháp: Căn cứ vào bài học “Câu cảm thán”.

* Cách giải:

Gợi ý:

- Bác đã ra đi hơn nửa thế kỉ rồi mà con dân Việt Nam vẫn nhớ Bác xiết bao!

d.

* Phương pháp: Căn cứ vào những lời dạy học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

* Cách giải:

Gợi ý: Để làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta cần:

- Ra sức học tập và tu dưỡng đạo đức ngay từ bây giờ.

- Nhân ái, vị tha, khoan dung và luôn sẵn sàng giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn.

Câu 2.

* Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.

* Cách giải:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản.

+ Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Yêu cầu nội dung:

I. Mở bài

- Dẫn dắt, nêu khái quát về vấn đề học vẹt và học tủ trong xã hội ngày nay.

- Sơ lược nhận định, ý kiến của em về vấn đề này.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Học tủ: Chỉ học một hoặc một vài phần trong số những kiến thức, bài học cần thiết.

- Học vẹt: Học thuộc vanh vách câu từ nhưng không hiểu ý nghĩa bài học.

- Học tủ, học vẹt là cách học sai lầm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng học tập.

---(Để xem tiếp đáp án câu 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

Cuộc đời cách mạng thật là sang.”

 (Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh)

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ.

Câu 3. Câu thơ “Cuộc đời cách mạng thật là sang.” thuộc kiểu câu gì?         

Câu 4. Nêu nội dung chính của bài thơ.

Phần II. Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Từ nội dung phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (từ 8 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần lạc quan.

Câu 2. (5.0 điểm)

Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (Ngữ văn 8, tập II, SGK), hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I

Câu 1.

* Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm Tức cảnh Pác Bó

* Cách giải:

- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.

Câu 2.

* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ)

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên: biểu cảm, miêu tả, tự sự.

Câu 3.

* Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm Tức cảnh Pác Bó

* Cách giải:

Cách thực hiện hành động nói của các câu trên:

- Câu (2): Hỏi.

- Câu (4): Khuyên bảo.

Câu 4.

* Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm Tức cảnh Pác Bó

* Cách giải:

- Nội dung chính: Bài thơ cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hào hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn nên dù trong gian khổ, người vẫn cảm thấy vui.

Phần II

Câu 1.

* Phương pháp:

- Sử dụng các thao tác lập luận phân tích, tổng hợp để tạo lập một đoạn văn nghị luận xã hội.

* Cách giải:

- Về kĩ năng:

+ Viết đoạn văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.

+ Đoạn văn đáp ứng hình thức, lập luận thuyết phục, không mắc lỗi diễn đạt.

- Về kiến thức: Có thể tham khảo một số ý sau:

+ Giới thiệu vấn đề nghị luận: tinh thần lạc quan.

+ Giải thích: Lạc quan là luôn vui tươi, vui cười dù có bất kì chuyện gì xảy ra

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa thể xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.         

(Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2 trang 57)

Câu 1 (1.0 điểm). Em cho biết tên tác giả, tác phẩm có đoạn trích trên. Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

Câu 2 (1.0 điểm). Chỉ rõ một biện pháp tu từ em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8 được sử dụng trong đoạn văn trên? Nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 3 (1.0 điểm). Từ nội dung đoạn trích, em hãy nêu một số biểu hiện về lòng yêu nước của thế hệ trẻ hiện nay?

PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của nhà thơ Tế Hanh trong đoạn thơ sau:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

 (Quê hương, Tế Hanh, Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2)

Câu 2. (5.0 điểm)

Hiện nay, một bộ phận các bạn trẻ vẫn dành quá nhiều thời gian chơi các trò chơi điện tử mà sao nhãng việc học. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ về tác hại của hiện tượng học sinh nghiện các trò chơi điện tử.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I

Câu 1.

* Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm Hịch tướng sĩ.

* Cách giải:

- Tác phẩm: Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn.

- Hoàn cảnh sáng tác: Được viết vào khoảng thời gian trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai (1285): Khi giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ hai, lúc này quân giặc rất mạnh muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân, vì vậy Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch này để kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc

Câu 2.

* Phương pháp: Căn cứ vào những biện pháo tu từ đã học trong chương trình Ngữ văn 8 (nói quá; nói giảm, nói tránh).

* Cách giải:

- Biện pháp tu từ được dùng trong đoạn văn trên: nói quá (ruột đau như cắt; xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù).

- Tác dụng: cho thấy tình yêu nước, tinh thần dân tộc và nhấn mạnh lòng căm thù giặc cao độ của tác giả.

Câu 3

* Phương pháp: Căn cứ vào những biểu hiện của giới trẻ thể hiện lòng yêu nước

* Cách giải:

Học sinh có thể tham khảo những gợi ý sau:

- Lòng yêu nước của thế hệ trẻ hiện nay thể hiện qua việc:

+ Không ngừng nỗ lực học tập và rèn luyện đạo đức để góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

+ Qua những tình cảm giản dị, gần gũi: tình yêu gia đình, tình yêu thiên nhiên, tình yêu thương giữa con người với con người…

+ Trăn trở trước những vấn đề của đất nước, dùng hành động thực tế để giải quyết những vấn đề đó.

Phần II.

Câu 1.

* Phương pháp:

- Sử dụng các thao tác lập luận phân tích, tổng hợp để tạo lập một đoạn văn nghị luận văn học.

* Cách giải:

- Về kĩ năng:

+ Viết đoạn văn nghị luận văn học.

+ Đoạn văn có lập luận thuyết phục, không mắc lỗi diễn đạt.

- Về kiến thức: Hiểu tình cảm của tác giả và nội dung đoạn thơ. Có thể tham khảo một số ý sau:

+ Nội dung: Đoạn thơ nói về nỗi nhớ da diết, tình cảm thắm thiết của tác giả với quê hương của mình.

+ Nghệ thuật:

  • Liệt kê một loạt các hình ảnh của làng quê: “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồn vôi”, “con thuyền rẽ sóng”,… thể hiện nỗi nhớ quê hương chân thành, da diết của tác giả.
  • Câu thơ cuối: “mùi nồng mặn” – mùi của biển khơi, cá tôm, mùi của con người thể hiện hương vị đặc trưng của quê hương miền biển. Câu cảm thán như một lời nói thốt ra từ chính trái tim của người con xa quê với một tình yêu thủy chung, gắn bó với nơi đã bao bọc mình.

---(Đáp án chi tiết của phần II vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

Là hương hoa đồng cỏ nội

Bay trong giấc ngủ đêm hè

Quê hương là vàng hoa bí

Là hồng tím giậu mồng tơi

Là đỏ đôi bờ dâm bụt

Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

 (Quê hương – Đỗ Trung Quân)

a. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của đoạn thơ? (0.5 điểm)

b. Chỉ ra các loại hoa được nhắc đến trong khổ thơ sau: (0.5 điểm)

Quê hương là vàng hoa bí

Là hồng tím giậu mồng tơi

Là đỏ đôi bờ dâm bụt

Màu hoa sen trắng tinh khôi

c. Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (1.0 điểm)

d. Hãy đặt một câu cảm thán có nội dung nói về đoạn thơ trên và nêu chức năng của câu cảm thán? (1.0 điểm)

II. TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm) Quê hương luôn là tình cảm thiêng liêng trong trái tim của mỗi con người. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương.

---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: (4 điểm)

1. Phân biệt sự khác nhau giữa đoạn văn diễn dịch và quy nạp. (1 điểm)

2. Hãy gạch chân câu văn thể hiện luận điểm trong đoạn văn sau và cho biết đoạn văn đã được trình bày theo cách diễn dịch hay qui nạp? (1 điểm)

"Tôi quyết trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng lúc một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu...".

(Hoài Thanh)

Câu 2: (6 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Quê hương thể hiện tình yêu làng quê trong sáng, đằm thắm của Tế Hanh”.

Viết lời giới thiệu về tác giả Tế Hanh, tác phẩm Quê hương để làm sáng tỏ nội dung ý kiến trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1:

1. Phân biệt sự khác nhau giữa đoạn văn diễn dịch và quy nạp.

a) Đoạn văn diễn dịch: là đoạn văn có câu chủ đề ở đầu đoạn. Các câu còn lại mang ý cụ thể (giải thích, chứng minh...) làm rõ câu chủ đề.

b) Đoạn văn quy nạp: là đoạn văn có câu chủ đề nằm cuối đoạn văn. Cách trình bày nội dung đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các chi tiết đến ý khái quát, từ ý luận cứ cụ thể đến ý kết luận bao trùm.

2. 

а. Câu văn chứa luận điểm, đó là câu: " Tôi quyết trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này".

b. Đoạn văn trên được viết theo cách diễn dịch.

Câu 2:

Dàn ý tham khảo:

1. Mở bài:

- Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm: Tác giả Tế Hanh với tuyệt tác Quê hương của ông.

- “Quê hương thể hiện tình yêu làng quê trong sáng, đằm thắm của Tế Hanh”.

2. Thân bài:

а. Tác giả Tế Hanh:

- Tế Hanh sinh năm 1921 tại xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

- Sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho nghèo ở nông thôn, bố dạy học và làm thuốc.

- Tế Hanh làm thơ và chịu ảnh hưởng không nhỏ của những nhà thơ trong phong trào Thơ mới.

- Các tác phẩm tiêu biểu: tập thơ Hoa niên, Những số kiếp, Gửi miền Bắc, Khúc ca mới...

- Ông được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I.

b. Tác phẩm :

- Xuất xứ bài thơ Quê hương -. Viết năm 1938, khi nhà thơ đang học ở Huế. Bài thơ in trong tập thơ Hoa niên.

- Thể loại: Thể thơ tám chữ, gieo vần liên tiếp, gieo vần bằng và vần trắc nhịp nhàng, uyển chuyển.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2021 Trường THCS Bồng Sơn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF