YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Sinh học 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Yên Lãng có đáp án

Tải về
 
NONE

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Sinh học 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Yên Lãng có đáp án được HỌC247 tổng hợp và biên soạn dựa trên các kiến thức ôn tập. Tài liệu bao gồm cả kiến thức cần nhớ và những câu hỏi từ cơ bản đến nâng cao sẽ hỗ trợ các em lớp 11 trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT YÊN LÃNG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ 2

NĂM HỌC: 2021 – 2022

MÔN: SINH HỌC 11

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Nêu diễn biến của quá trình truyền tin qua xinap hóa học?

Câu 2. Chất Curare thường được người thổ dân tẩm vào đầu các mũi tên để săn bắt. Khi trúng tên con thú không thể chạy được nữa và ngã xuống. Dựa vào truyền tin qua xinap, hãy giải thích vì sao?

Câu 3. Cho các tập tính sau: Nhện giăng tơ, xiếc khỉ đi xe đạp, ve sầu kêu vào mùa hè, chuột chạy khi nghe tiếng mèo kêu. Tập tính nào là tập tính bẩm sinh, tập tính học được? Phân biệt khái niệm, cơ sở thần kinh của 2 dạng tập tính này?

Câu 4. Dựa vào các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở người. Hãy giải thích:

- Tuyến yên tiết quá ít hoặc quá nhiều hoocmon sinh trưởng (GH) vào giai đoạn trẻ em, gây hậu quả gì? Vì sao?

- Tại sao thiếu iôt trẻ em ngừng lớn hoặc chậm lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ chậm phát triển?

ĐÁP ÁN

Câu 1.

3 giai đoạn

+ giai đoạn 1: Xung thần kinh đến chùy xinap -> làm Ca2+ đi vào trong chùy

+ giai đoạn 2: Ca2+ làm bóng chứa chất TGHH gắn vào màng trước, vỡ ra, chất TGHH đi qua khe, đến màng sau

+ giai đoạn 3: chất TGHH gắn vào thụ thể màng sau xinap-> làm xuất hiện xung thần kinh lan truyền.

Câu 2.

Vì Curare có tác dụng:

+ phong bế màng sau xinap thần kinh-cơ

+ gây liệt cơ

+ khi trúng tên -> thú không chạy được (xung thần kinh ở nõa không thể truyền đến cơ xương).

Câu 3.

Tập tính bẩm sinh: Nhện giăng tơ, ve sầu kêu vào mùa hè

Tập tính học được: xiếc khỉ đi xe đạp, chuột chạy khi nghe tiếng mèo kêu

 

Tập tính bẩm sinh

Tập tính học được

Khái niệm

- Là tập tính sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài

- Là tập tính hình thành trong quá trình sống, do học tập, rút kinh nghiệm.

Cơ sở thần kinh

- Là 1 chuỗi phản xạ không điều kiện

- Là 1 chuỗi phản xạ có điều kiện

Câu 4.

- Hoocmon GH  ở giai đoạn trẻ em tiết ra:

+ Quá nhiều: gây bệnh khổng lồ; quá ít: người bé nhỏ

+ Vì GH có tác dụng: kích thích phân chia tế bào, tăng tổng hợp prôtêin, kích thích phát triển xương (to và dài)

- Do iot là thần phần cấu tạo nên hoocmon Tirôxin.

+ Thiếu iôt -> thiếu tirôxin -> quá trình chuyển hóa và sinh trưởng phát triển sẽ không bình thường -> gây hậu quả trên.

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC 11 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT YÊN LÃNG- ĐỀ 02

Câu 1. Trong cung phản xạ, gồm lần lượt các bộ phận là?

A. tiếp nhận kích thích → phân tích và tổng hợp thông tin → phản hồi thông tin.

B. tiếp nhận kích thích → thực hiện phản ứng → phân tích và tổng hợp thông tin → phản hồi thông tin.

C. tiếp nhận kích thích → phân tích và tổng hợp thông tin → thực hiện phản ứng.

D. tiếp nhận kích thích → trả lời kích thích → thực hiện phản ứng

Câu 2. Người ta sử dụng auxin nhằm mục đích

A. kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, hạn chế tỉ lệ thụ quả,  tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật.

B. kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết,  tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật

C. hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết,  tăng tỷ lệ thụ quả,  tạo quả không hạt,  nuôi cấy mô và tế bào thực vật.

D. kích thích ra rễ ở cành giâm,  cành chiết,  giảm tỉ lệ thụ quả,  tạo quả không hạt,  nuôi cấy mô và tế bào thực vật.

Câu 3. Cho các tập tính sau:

(1) Chim tu hú đẻ trứng vào tổ của loài chim khác.

(2) Hươu đực quệt dịch ở tuyến nằm cạnh mắt vào cây.

(3) Chim di cư theo mùa để tránh rét.

(4) Trong đàn gà, con đàu đàn có thể mổ bất kì con nào.

Trong các tập tính trên, tập tính nào là tập tính bảo vệ lãnh thổ?

A. 1                 B. 2                 C. 3                 D. 4

Câu 4. Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở?

A. màng trước xináp       B. khe xináp                        C. chùy xináp       D. màng sau xináp

Câu 5. Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây.

A. do mô phân sinh bên của cây thân thảo tạo ra.

B. do mô phân sinh bên của cây thân gỗ tạo ra.

C. do mô phân sinh bên của cây Một lá mầm tạo ra.

D. do mô phân sinh lóng của cây tạo ra.

Câu 6. Cho các ứng dụng những hiểu biết về tập tính ở động vật như sau:

(1) Dạy chó cắn người.

(2) Dạy khỉ, voi làm xiếc

(3) Sử dụng chó nghiệp vụ để phát hiện ma túy và bắt kẻ gian.

(4) Nghe tiếng kẻng trâu bò nuôi trở về chuồng.

Có bao nhiêu trường hợp không phải là ứng dụng những hiểu biết về tập tính ở động vật?

A. 1                 B. 2                 C. 3                 D. 4

Câu 7. Nhằm tăng sản lượng đường thu được trên một đơn vị diện tích trồng mía, người ta sử dụng hoocmon nào sau đây để phun lên cây mía?

A. Auxin                     B. Gibêrelin                 C. Xitokinin                D. Axit abxixic           

Câu 8. Cho các phát biểu sau:

(1) Đối với cây lấy sợi, xử lí giberelin sẽ giúp tăng chiều dài sợi đáng kể.

(2) Chỉ có đỉnh sinh trưởng của thân chính mới có khả năng tổng hợp được auxin.

(3) Các loài thực vật như tre, mía, bắp…có sinh trưởng thứ cấp nhờ mô phân sinh lóng.

(4) Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở cây 2 lá mầm.

Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 1                 B. 2                 C. 3                 D. 4

Câu 9. Ở người, hoocmon tirôxin do tuyến nội tiết nào trong cơ thể tiết ra?

A. Buồng trứng                       B. Tinh hoàn               C. Tuyến yên              D. Tuyến giáp

Câu 10. Biện pháp nào sau đây không phải là biện pháp tác động lên sinh trưởng và phát triển ở động vật nhằm nâng cao năng suất.

A. Sử dụng chất kích thích sinh trưởng                      B. Cải tạo giống bằng phương pháp lai

C. Ứng dụng công nghệ phôi                          D. Cải thiện môi trường sống của động vật

Câu 11. Cho các hình thức sau:

(1) Bóng đen ập xuống lần đầu thì gà con ẩn nấp nhưng lặp lại nhiều lần, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu học khôn.

(2) Ngỗng con mới nở chạy theo người là kiểu học tập in vết

(3) Sau nhiều lần gõ kẻng và cho cá ăn, cứ gõ kẻng là cá nổi lên mặt nước, đây là kiểu học tập quen nhờn

(4) Tinh tinh xếp các thùng gỗ chồng lên nhau để lấy chuối trên cao là kiểu học khôn.

Xác định ý đúng (Đ)/sai (S)?

A. 1S, 2Đ, 3Đ, 4S                                           A. 1S, 2Đ, 3S, 4Đ      

C. 1S, 2Đ, 3S, 4S                                            D. 1Đ, 2Đ, 3S, 4S

Câu 12. Cho các ý sau:

(1) Thúc quả chóng chín                     (2)  ức chế rụng lá và rụng quả  

(3)  kích thích rụng lá, rụng quả         (4) kìm hãm rụng lá, rụng quả

Ý nào đúng về vai trò của etilen là?

A. (2), (4) và (3)         B. (2), (3)                    C. (1), (3)        D. (1), (3) và (4)

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đ/A

C

B

B

D

B

A

B

B

D

A

B

C

II. Tự luận

Câu 1.

Nội dung

HTK dạng lưới

HTK dạng chuỗi hạch

HTK dạng ống

Đại điện (Động vật)

Thủy tức, hải quỳ

Giun tròn, chuồn chuồn, tôm

Cá miệng tròn, ếch, thỏ

Cấu tạo cơ bản

- Các tế bào thần kinh, dây thần kinh, nằm rải khắp cơ thể

-> mạng lưới

- Hạch thần kinh: Hạch não, hạch ngực, hạch bụng

- Các dây thần kinh

- TK trung ương: Não, tủy sống

- TK ngoại biên: dây thần kinh, hạch thần kinh.

Hiệu quả

- Phản ứng toàn thân, chưa chính xác, tốn nhiều năng lượng

- Phản ứng định khu, chính xác hơn, tốn ít năng lượng hơn dạng lưới

- Phản ứng chính xác, tốn ít năng lượng.

Câu 2.

Nội dung

Mô phân sinh đỉnh

Mô phân sinh bên

Mô phân sinh lóng

Vị trí

Chồi đỉnh, chồi nách, đỉnh rễ

Thân

Mắt lóng

Vai trò

- Làm cho thân, rễ dài ra

- Làm dày (to) thân, rễ

- Làm cho lóng dài ra

---{Để xem nội dung đề phần tự luận đề số 2, các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247 để xem online hoặc tải về}---

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC 11 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT YÊN LÃNG- ĐỀ 03

Câu 1: So sánh sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật? (Vị trí, mô phân sinh, kết quả, lớp thực vật)?

Câu 2: Trong sản xuất nông nghiệp khi sử dụng hoocmon thực vật nhân tạo cần chú ý điều gì?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

- Giống nhau: Đều là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.
- Khác nhau:

 

Sinh trưởng sơ cấp

Sinh trưởng thứ cấp

Vị trí

Đỉnh thân, đỉnh rễ

Trong thân, rễ

Do hoạt động của mô phân sinh

Mô phân sinh đỉnh

Mô phân sinh bên

Kết quả

Tăng chiều dài của thân và rễ

Tăng bề ngang của thân và rễ

Lớp thực vật

Cây 1 và 2 lá mầm

Cây 2 lá mầm

 

Câu 2: Trong sản xuất nông nghiệp khi sử dụng hoocmôn thực vật nhân tạo cần chú ý không nên dùng nó đối với nông phẩm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn. Vì hoocmôn thực vật nhân tạo không có enzim phân giải nên được tích lũy trong nông phẩm gây độc hại cho người và động vật.

---{Còn tiếp}---

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC 11 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT YÊN LÃNG- ĐỀ 04

Câu 1:  Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là trường hợp ấu trùng phát triển

    A.  chưa hoàn thiện, qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành.

    B.  chưa hoàn thiện, qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành.

    C.  hoàn thiện, qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành.

    D.  chưa hoàn thiện, qua một lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành.

Câu 2:  Có các nhân tố chi phối sự ra hoa: tuổi cây, sự xuân hóa, quang chu kỳ và phitôcrôm. Bằng chứng nào dưới đây là ví dụ của hiện tượng xuân hóa?

    A.  Cây bắp cải ra hoa khi nhiệt độ là – 30C.

    B.  Cây lúa mì châu Âu ra hoa khi nhiệt độ là 40C.

    C.  Cây hoa thược dược ra hoa trong tháng 12 nhiều hơn khi được bấm ngón vào tháng 11.

    D.  Cây ngắn ngày ra hoa vào tháng 10.

Câu 3:  Bần, mạch rây thứ cấp, mạch gỗ thứ cấp là kết quả của hoạt động của:

    A.  mô phân sinh đỉnh.                                            B.  mô phân sinh bên.

    C.  tầng phân sinh bên.                                           D.  tầng sinh bần.

Câu 4:  Những hoocmôn nào sau đây thuộc nhóm hoocmôn kích thích?

    A.  AIA, êtilen, axit abxixic.                                  B.  xitôkinin, êtilen, axit abxixic.

    C.  AIA, GA, xitôkinin.                                           D.  AIA, GA, êtilen. 

Câu 5:  Nhân tố nào sau đây là nhân tố bên trong tham gia điều hòa quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật?

    A.  Thức ăn.                   B.  Hoocmon.                    C.  Ánh sáng.                    D.  Nhiệt độ.

Câu 6:  Khi nói về biến thái ở động vật, phát biểu nào sau đây là đúng?

    A.  Giữa các giai đoạn có sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật trong quá trình sinh trưởng và phát triển.

    B.  Giữa các giai đoạn có sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật trong giai đoạn hậu phôi.

    C.  Giữa các giai đoạn có sự thay đổi đột ngột về hình thái trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật.

    D.  Giữa các giai đoạn có sự thay đổi đột ngột về sinh lí trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật.

Câu 7:  Hậu quả của việc tuyến yên sản xuất ra lượng hooc môn sinh trưởng không bình thường ở giai đoạn trẻ em là:

(1) Người bé nhỏ khi có quá ít hooc môn sinh trưởng được sản xuất.

(2) Người khổng lồ khi cơ thể sản xuất quá nhiều hooc môn sinh trưởng.

(3) Người bình thường khi lượng hooc môn sinh trưởng được sản xuất nhiều hoặc ít.

(4) Tạo nên người dị dạng khi thừa hoặc thiếu hooc môn sinh trưởng.

    A.  (1), (2) và (3).               B.  (1) và (3).              C.  (1), (2) và (4).         D.  (1) và (2).

Câu 8:  Cho các phát biểu sau:

I. Trong hạt khô, GA đạt trị số cực đại, AAB rất thấp. Trong hạt nảy mầm GA giảm xuống rất mạnh; còn AAB đạt trị số cực đại.

II. Giberelin có tác dụng làm dài các lóng thân ở cây 1 lá mầm.

III. Auxin có tác dụng kích thích ra rễ phụ ở cành giâm.

IV. Etilen có tác dụng gây rụng lá, rụng quả.

Số phát biểu sai là:

    A.  2.                               B.  4.                                   C.  1.                                   D.  3.

Câu 9:  Xét các yếu tố sau:

(1) Căng thẳng thần kinh (stress).

(2) Thiếu ăn, suy dinh dưỡng.

(3) Chế độ ăn không hợp lý gây rối loạn trao đổi chất của cơ thể.

(4) Sợ hãi, lo âu.

(5) Buồn phiền kéo dài và nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện ma túy.

(6) Nhiệt độ môi trường tăng giảm đột ngột.

Có bao nhiêu yếu tố gây rối loạn quá trình sinh trứng và làm giảm khả năng sinh tinh trùng?

    A.  4.                               B.  3.                                   C.  6.                                   D.  5.

Câu 10:  Ròng là mạch

    A.  gỗ thứ cấp trẻ.                                                    B.  rây thứ cấp già.

    C.  rây thứ cấp trẻ.                                                   D.  gỗ thứ cấp già.

ĐÁP ÁN

1

B

6

A

11

A

16

C

21

B

26

B

2

B

7

D

12

C

17

D

22

A

27

C

3

B

8

C

13

A

18

B

23

B

28

A

4

C

9

D

14

B

19

B

24

D

29

B

5

B

10

D

15

D

20

D

25

C

30

C

---{Còn tiếp}---

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC 11 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT YÊN LÃNG- ĐỀ 05

Câu 1. Giải phẩu mặt cắt ngang thân sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:

A. Bần → Tầng sinh bần → Mạch rây sơ cấp →Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.

B. Bần → Tầng sinh bần → Mạch rây thứ cấp → Mạch rây sơ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.

C. Bần → Tầng sinh bần → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ sơ cấp → Gỗ thứ cấp → Tuỷ.

D. Tầng sinh bần → Bần → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.

Câu 2. Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?

A. Làm tăng kích thước chiều dài của cây.

B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.

C. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.

D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

Câu 3. Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của mạch rây và gỗ trong sinh trưởng sơ cấp như thế nào?

A. Gỗ nằm phía ngoài còn mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch.

B. Gỗ và mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch.

C. Gỗ nằm phía trong còn mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.

D. Gỗ và mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.

Câu 4. Mô phân sinh bên và phân sinh lóng có ở vị trí nào của cây?

A. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.

B. Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.

C. Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.

D. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.

Câu 5. Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn là:

A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.                     

B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.

C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.            

D. Châu chấu, ếch, muỗi.

Câu 6. Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây?

A. Ở đỉnh rễ.                           

B. Ở thân.

C. Ở chồi nách.                        

D. Ở chồi đỉnh.

Câu 7. Hoocmôn sinh trưởng (GH) được sản sinh ra ở:

A. Tinh hoàn. 

B. Tuyến giáp.   

C. Tuyến yên.   

D. Buồng trứng.

Câu 8. Sinh trưởng sơ cấp của cây là:

A. Sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

B. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động phân hoá của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.

C. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây hai lá mầm.

D. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây một lá mầm.

Câu 9. Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp?

A. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây.

B. Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm.

C. Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch.

D. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ).

Câu 10. Sinh trưởng thứ cấp là:

A. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân thảo hoạt động tạo ra.

B. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.

C. Sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra.

D. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra.

ĐÁP ÁN

1A

2B

3C

4C

5C

6B

7C

8A

9B

10C

11B

12A

13C

14A

15D

16C

17A

18B

19B

20D

21C

22A

23C

24B

25D

26D

27D

28D

29D

30D

---{Còn tiếp}---

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Sinh học 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Yên Lãng có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em có thể tham khảo thêm các tài liệu khác tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON