YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Hùng Vương

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh có tài liệu ôn tập và chuẩn bị cho kì thi giữa HK2 sắp tới, HOC247 xin gửi đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Hùng Vương với phần đề bài và đáp án cụ thể. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích các em học tập và thi tốt. Chúc các em đạt điểm số thật cao!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN: LỊCH SỬ 11

NĂM HỌC 2021 – 2022

Thời gian: 45 phút

ĐỀ SỐ 1

Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1918 - 1929 là

   A. Đảng Quốc Đại.

   B. Đảng Cộng sản Ấn Độ.

   C. Đảng Đại hội dân tộc.

   D. Đảng dân chủ.

Câu 2. Cuộc khởi nghĩa lớn nhất và kéo dài nhất của nhân dân Lào chống lại ách cai trị của thực dân Pháp ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

   A. khởi nghĩa của A-cha Xoa.

   B. khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha.

   C. khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.

   D. khởi nghĩa của Ong kẹo và Com-ma-đam.

Câu 3. Tư tưởng đấu tranh hòa bình, bất bạo động của M.Gan-đi được các tầng lớp nhân dân Ấn Độ hưởng ứng vì

   A. nhân dân Ấn Độ sợ bị tổn thất hi sinh.

   B. dễ dàng được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi.

   C. phù hợp với đặc điểm dân tộc và tôn giáo của Ấn Độ.

   D. nhân dân Ấn Độ không có kinh nghiệm đấu tranh vũ trang.

Câu 4. Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

   A. xuất hiện con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản.

   B. xuất hiện xu hướng cải cách, duy tân đất nước.

   C. tồn tại song song hai xu hướng tư sản và vô sản.

   D. xu hướng tư sản chiếm ưu thế tuyệt đối.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?

   A. Chiến tranh kết thúc dẫn đến thay đổi căn bản tình hình thế giới.

   B. Mĩ giữ vai trò lãnh đạo phe Đồng minh từ khi chiến tranh bùng nổ.

   C. Liên Xô giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tiêu diệt phát xít.

   D. Chiến tranh kết thúc mở ra thời kì phát triển mới của lịch sử thế giới.

Câu 6. Nội dung nào không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?

   A. Sau hai cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới mới được thiết lập.

   B. Chiến tranh kết thúc dẫn đến sự thay đổi căn bản tình hình thế giới.

   C. Chiến tranh để lại những tổn thất nặng nề về sức người và sức của.

   D. Sau khi chiến tranh kết thúc, trật tự thế giới “đa cực” được hình thành.

Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1 (3 điểm).Trình bày những nét chính về nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa cuả Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc (1919).

Câu 2 (4 điểm). Trình bày nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Có đúng hay không khi cho rằng “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai ”?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I. Trắc nghiệm

 

1A

2D

3C

4C

5B

6A

 

 

Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1 Trình bày những nét chính về nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa cuả Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc (1919). 3

    a. Nguyên nhân

   - Dưới ách áp bức của đế quốc, phong kiến, đời sống của các tầng lớp nhân dân Trung Quốc lâm vào tình trạng khổ cực, bần cùng. 0.5

   - Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân Trung Quốc đứng lên đấu tranh giành độc lập, tự do. 0.25

   - Tại hội nghị Véc-xai (1919 – 1920), các nước đế quốc chuyển giao chủ quyền tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc từ tay Đức sang tay Nhật Bản. 0.25

   => Phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến của nhân dân Trung Quốc bùng lên mạnh mẽ. 0.25

   b. Diễn biến chính

   - Phong trào Ngũ tứ bùng nổ ngày 4 - 5 - 1919, mở đầu bằng cuộc biểu tình của 3000 học sinh, sinh viên yêu nước ở Bắc Kinh. 0.25

   - Phong trào đã nhanh chóng lan rộng ra khắp 22 tỉnh, 150 thành phố trong cả nước. 0.25

   - Phong trào đấu tranh lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, đặc biệt là giai cấp công nhân, nông dân. 0.25

   c. Kết quả: Chính quyền Trung Hoa dân quốc buộc phải thả những người bị bắt và từ chối kí vào Hòa ước Véc-xai => phong trào Ngũ tứ giành thắng lợi. 0.25

   d. Ý nghĩa

   - Mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc. 0.25

   - Đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. 0.25

   - Tạo điều kiện truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào Trung Quốc. 0.25

Câu 2 Trình bày nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Có đúng hay không khi cho rằng “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai ”? 4

   a. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai

   - Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ trước hết là do những mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa. 0.5

   - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, dẫn đến việc lên cầm quyền của các thế lực phát xít ở Đức, I-ta-lia, Nhật Bản,... Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết với nhau thành liên minh phát xít (còn được gọi là Trục Béc-lin – Rô-ma – Tô-ki-ô). Khối này tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác trên thế giới. 0.5

   - Thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ, dung dưỡng của Anh, Pháp, Mĩ đối với các nước phát xít hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô, đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng. 0.5

   b. Có đúng hay không khi cho rằng “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai ”?

   * Phát biểu về nhận định: “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai” là nhận định chính xác. 0.5

   * Chứng minh nhận định

   - Các nước Anh, Pháp, Mĩ có chung một mục đích là giữ nguyên trạng hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Do đó, Anh, Pháp, Mĩ không có thái độ quyết liệt trong việc chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, mà ngược lại, họ lại dung dưỡng, thảo hiệp với phát xít. 0.5

   + Giới cầm quyền các nước Anh, Pháp đã không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để cùng chống phát xít. Trái lại, họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô với âm mưa làm suy yếu cả hai kẻ thù (Liên Xô và chủ nghĩa phát xít). 0.25

   + Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo “chủ nghĩa biệt lập”, tháng 8/1935, Quốc hội Mĩ thông qua “Đạo luật trung lập” – thực hiện không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ. Hành động này của Mĩ đã gián tiếp tiếp tay cho chủ nghĩa phát xít tăng cường bành trướng ảnh hưởng. 0.25

   - Thái độ dung dưỡng, thỏa hiệp với của các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng, thúc đẩy sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai. 0.5

    => Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít, mà đại diện là ba nước: Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản; nhưng các nước Anh, Pháp, Mĩ cũng phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc chiến tranh này.

ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 11 TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG- ĐỀ 02

Câu 1. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, những quốc gia đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là

    A. Anh, Pháp, Mĩ.

   B. Anh, Trung Quốc, Liên Xô.

   C. Anh, Pháp, Trung Quốc.

   D. Liên Xô, Mĩ, Anh.

Câu 2. Ngày 4/5/1919, ở Trung Quốc diễn ra sự kiện gì?

   A. Cuộc biểu tình của 3000 học sinh, sinh viên yêu nước Bắc Kinh tại Quảng trường Thiên An Môn.

   B. Nhật Bản phát động cuộc chiến tranh xâm lược vùng Đông Bắc Trung Quốc.

   C. Viên Thế Khải tuyên thệ nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc.

   D. Trung Quốc Đồng minh hội phát động cuộc khởi nghĩa Vũ Xương.

Câu 3. Sau khi xé bỏ Hòa ước Vécxai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu

   A. chuẩn bị xâm lược các nước Tây Âu.

   B. chuẩn bị lực lượng tấn công Liên Xô.

   C. thành lập một nước “Đại Đức”.

   D. thôn tính vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc.

Câu 4. Sự kiện nào đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp vô sản Trung Quốc?

   A. Trung Quốc Đồng minh hội được thành lập.

   B. Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.

   C. Quốc Dân đảng được thành lập.

   D. Đảng Nhân quyền Trung Hoa được thành lập.

Câu 5. Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

   A. xuất hiện xu hướng vô sản.

   B. xuất hiện xu hướng cải cách đất nước.

   C. xu hướng tư sản chiếm ưu thế tuyệt đối.

   D. tồn tại song song hai xu hướng tư sản, vô sản.

Câu 6. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân khiến Nhật Bản chấp nhận đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện (15/8/1945)?

   A. Thất bại của phát xít Đức, Italia khiến quân phiệt Nhật Bản mất chỗ dựa.

   B. Phong trào đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh của nhân dân Nhật Bản dâng cao.

   C. Liên Xô ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hirosima và Nagasaki của Nhật Bản.

   D. Phong trào đấu tranh chống Nhật của nhân dân các nước thuộc địa diễn ra mạnh mẽ.

Câu 7. Sự phát triển của phong trào công nhân ở Ấn Độ trong những năm 1918 - 1925 đã dẫn tới sự ra đời của

    A. Đảng Quốc đại.

   B. Đảng Cộng sản Ấn Độ.

   C. Đảng Đại hội dân tộc.

   D. Đảng Đoàn kết dân tộc.

Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

   A. Thái độ thù ghét chủ nghĩa cộng sản của các nước đế quốc.

   B. Thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ chủ nghĩa phát xít của các nước Anh, Pháp, Mĩ.

   C. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa.

   D. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933).

Câu 9. Phong trào Ngũ tứ mở đầu cho cao trào cách mạng ở Trung Quốc chống lại các thế lực

   A. đế quốc và phong kiến.

   B. đế quốc và tư sản mại bản.

   C. tư sản và phong kiến.

   D. tư sản, phong kiến và đế quốc.

Câu 10. Trong nửa đầu thập niên 30 thế kỉ XX, sự kiện đánh dấu phong trào cách mạng Lào và Campuchia chuyển sang một thời kì mới là

   A. Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời.

   B. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào thành lập.

   C. Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia thành lập.

   D. Chính quyền Xô viết được thành lập ở Nghệ An, Hà Tĩnh (Việt Nam).

Câu 11. Trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918 - 1922), chủ trương và phương pháp đấu tranh của M.Gan-đi là

   A. tiến hành cuộc vận động cải cách duy tân.

   B. vận động quần chúng khởi nghĩa vũ trang giành độc lập.

   C. kết hợp giữa bạo động và cải cách.

   D. bất bạo động và bất hợp tác với thực dân Anh.

Câu 12. Chiến thắng nào của Hồng quân Liên Xô đã tạo nên bước ngoặt của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai?

   A. Chiến thắng Mát-xcơ-va (12/1941).

   B. Chiến thắng Xta-lin-grat (2/1943).

   C. Chiến thắng Béc-lin (4/1945).

   D. Chiến thắng tại Cuốc-xcơ (8/1943).

Câu 13. Ở Trung Quốc, phong trào Ngũ tứ bùng nổ nhằm

   A. chống lại triều đình phong kiến Mãn Thanh.

   B. chống đế quốc và phong kiến Mãn Thanh.

   C. đòi quyền lợi cho giai cấp tư sản Trung Quốc.

   D. phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.

Câu 14. Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất có điểm gì khác biệt so với Chiến tranh thế giới thứ hai?

   A. Cuộc chiến tranh mang tính chất phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến.

   B. Từ tính chất phi nghĩa chuyển sang chính nghĩa sau sự tham chiến của Mĩ.

   C. Mang tính chất chính nghĩa, chống lại chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới.

   D. Tính chất phi nghĩa thuộc về phe Liên minh; tính chất chính nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.

Câu 15. Lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1918 - 1929 là

   A. Đảng Quốc đại.

   B. Đảng Cộng sản.

   C. Đảng Dân chủ.

   D. Đảng Đại hội dân tộc.

--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 11 TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG- ĐỀ 03

Câu 1. Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá sâu rộng vào Trung Quốc kể từ sau

   A. phong trào Ngũ tứ.

   B. phong trào Nghĩa hòa đoàn.

   C. phong trào Duy tân Mậu tuất.

   D. cách mạng Tân Hợi.

Câu 2. Sự phát triển của phong trào công nhân ở Ấn Độ trong những năm 1918 - 1925 đã dẫn tới sự ra đời của

   A. Đảng Quốc đại.

   B. Đảng Cộng sản Ấn Độ.

   C. Đảng Đại hội dân tộc.

   D. Đảng Đoàn kết dân tộc.

Câu 3. Cuộc khởi nghĩa lớn nhất và kéo dài nhất của nhân dân Lào chống lại ách cai trị của thực dân Pháp ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

   A. khởi nghĩa của Chậu-pa-chay.

   B. khởi nghĩa của nông dân huyện Rô-lê-phan ở Công-pông Chơ-năng.

   C. khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha.

   D. khởi nghĩa của Ong kẹo và Com-ma-đam.

Câu 4. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), những quốc gia đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là

   A. Anh, Pháp, Mĩ.

   B. Anh, Trung Quốc, Liên Xô.

   C. Anh, Pháp, Trung Quốc.

   D. Liên Xô, Mĩ, Anh.

Câu 5. Lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1918 - 1929 là

   A. Đảng Quốc Đại.

   B. Đảng Cộng sản Ấn Độ.

   C. Đảng Đại hội dân tộc.

   D. Đảng dân chủ.

Câu 6. Thuộc địa được coi là quan trọng và giàu có nhất trong hệ thống thuộc địa của Pháp là

   A. ba nước Đông Dương.

   B. miền Xích đạo châu Phi.

   C. An-giê-ri.

   D. Tuy-ni-di.

Câu 7. Phương pháp đấu tranh nào được Đảng Quốc đại, đứng đầu là M.Gan-đi áp dụng trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918 – 1922)?

   A. vận động quần chúng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

   B. bất bạo động và bất hợp tác với chính quyền thực dân Anh.

   C. tiến hành cuộc vận động cải cách duy tân.

   D. kết hợp giữa bạo động và cải cách.

Câu 8. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), phong trào dân tộc tư sản ở các nước Đông Nam Á có những bước tiến bộ rõ rệt cùng với sự lớn mạnh của

   A. giai cấp vô sản.

   B. tầng lớp trí thức tiểu tư sản.

   C. giai cấp nông dân.

   D. giai cấp tư sản dân tộc.

Câu 9. Ngày 1/7/1921, ở Trung Quốc diễn ra sự kiện gì

   A. Trung Quốc Đồng minh hội được thành lập.

   B. Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời.

   C. Quốc Dân đảng được thành lập.

   D. Đảng Nhân quyền Trung Hoa ra đời.

Câu 10. Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là

   A. đòi thi hành những cải cách dân chủ.

   B. đòi tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị.

   C. đấu tranh đòi những quyền lợi kinh tế.

   D. đòi được tham gia vào bộ máy nhà nước.

Câu 11. Văn kiện quốc tế nào đã đánh dấu sự hình thành của Mặt trận Đồng minh chống phát xít?

   A. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.

   B. Hiến chương Liên Hợp quốc.

   C. Tuyên ngôn Liên Hợp quốc.

   D. Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế.

Câu 12. Phong trào Ngũ tứ mở đầu cho cao trào cách mạng ở Trung Quốc chống lại các thế lực

   A. đế quốc và phong kiến.

   B. đế quốc và tư sản mại bản.

   C. tư sản và phong kiến.

   D. tư sản, phong kiến và đế quốc.

Câu 13. Liên minh phát xít được hình thành trong những năm 30 của thế kỉ XX còn được gọi là

   A. phe Liên minh.

   B. phe Hiệp ước.

   C. phe Trục.

   D. phe Đồng minh.

Câu 14. Tháng 8/1939, để bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập, Liên Xô đã

   A. kí với Đức bản “Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau”.

   B. đưa quân sang Tiệp Khắc, giúp Tiệp Khắc chống xâm lược.

   C. viện trợ quân sự, giúp đỡ nhân dân Trung Quốc đánh bại quân xâm lược Nhật Bản.

   D. thông qua Đạo luật Trung lập - không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài lãnh thổ Liên Xô.

Câu 15. Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

   A. xuất hiện xu hướng vô sản.

   B. xuất hiện xu hướng cải cách, duy tân đất nước.

   C. xu hướng tư sản chiếm ưu thế tuyệt đối.

   D. tồn tại song song hai xu hướng tư sản và vô sản.

--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 11 TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG- ĐỀ 04

Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918 - 1922), chủ trương và phương pháp đấu tranh của M.Gan-đi là

   A. vận động quần chúng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

   B. bất bạo động và bất hợp tác với chính quyền thực dân Anh.

   C. tiến hành cuộc vận động cải cách duy tân.

   D. kết hợp giữa bạo động và cải cách.

Câu 2. Xu hướng cách mạng mới xuất hiện trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á từ những năm 20 của thế kỉ XX?

   A. Xu hướng tư sản.

   B. Xu hướng vô sản.

   C. Xu hướng cải cách.

   D. Xu hướng bạo động.

Câu 3. Nhân tố khách quan nào tác động đến sự bùng nổ của phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc (1919)?

   A. Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (1919).

   B. Thắng lợi của cách mạng tháng Hai ở Nga (1917).

   C. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười ở Nga (1917).

   D. Sự bùng nổ của cao trào cách mạng ở các nước tư bản châu Âu (1918).

Câu 4. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là gì?

   A. Thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ chủ nghĩa phát xít của các nước Anh, Pháp, Mĩ.

   B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa.

   C. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933).

   D. Thái độ thù ghét chủ nghĩa cộng sản của các nước đế quốc.

Câu 5. Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (tháng 9/1939), các nước đế quốc Anh, Pháp, thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít nhằm

   A. đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.

   B. chuẩn bị cho việc thành lập phe Đồng minh.

   C. khuyến khích Nhật gây chiến tranh ở châu Á.

   D. ngăn chặn Đức tấn công Ba Lan.

Câu 6. Cho các nhận định sau:

   1. Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.

   2. Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grat đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh.

   3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

   4. Giai đoạn đầu, Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, từ khi Liên Xô tham chiến, tính chất của cuộc chiến tranh có sự thay đổi: tính chất phi nghĩa thuộc về phe phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các dân tộc đã kiên cường chống chủ nghĩa phát xít, bảo về hòa bình thế giới.

   Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định chính xác?

   A. 1 nhận định.

   B. 2 nhận định.

   C. 3 nhận định.

   D. 4 nhận định.

Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Phân tích các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 2 (4 điểm). Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)

1B

2B

3C

4B

5A

6D

Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1 Phân tích các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. 3

    * Nhân tố khách quan

   - Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thực dân, đế quốc phương Tây (trừ Mĩ) suy yếu, khủng hoảng về kinh tế và mất ổn định về chính trị.

   => Tạo ra những điều kiện khách quan thuận lợi để nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc nổi dậy đấu tranh. 0.5

   - Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917).

   => Cổ vũ mạnh mẽ nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc đứng lên đấu tranh giành độc lập. 0.5

   - Sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế:

   + Cao trào đấu tranh của công nhân ở các nước tư bản Âu – Mĩ trong những năm 1918 – 1923, mà đỉnh cao là sự ra đời của nhà nước cộng hòa Xô viết ở Đức, Hung-ga-ri,...

   + Sự ra đời và hoạt động tích cực của Quốc tế Cộng sản (1919).

   + Sự ra đời của các Đảng Cộng sản ở nhiều quốc gia trên thế giới.

   => Cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc đứng lên đấu tranh; góp phần tích cực vào sự phát triển của khuynh hướng vô sản trong phong trào yêu nước, cách mạng của các nước Đông Nam Á. 1

   * Nhân tố chủ quan

   - Chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa của các nước thực dân, đế quốc. 0.5

   + Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản châu Âu (dù là nước thắng trận hay là nước bại trận đều phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề.

   + Để khắc phục hậu quả chiến tranh, các nước thực dân, đế quốc đã tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân trong nước và thực hiện khai thác, bóc lột nhân dân thuộc địa.

   => Chính sách vơ vét, bóc lột của thực dân, đế quốc phương Tây đã làm gay gắt thêm mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân thuộc địa với đế quốc. Đây là một trong những nguyên nhân thúc đẩy nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc nổi dậy đấu tranh. 0.5

--(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 11 TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG- ĐỀ 05

Câu 1: Vì sao phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng trong chiến tranh thế giới thứ hai? (4đ)

Câu 2: Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định là gì? (4đ)

Câu 3: Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta năm 1858? (2đ)

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Vì sao phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng trong chiến tranh thế giới thứ hai? (4đ)

Phát xít Đức đầu hàng:

  • 1944 cuộc tổng phản công LX, giải phóng các nước Trung, Đông Âu.
  • 6/1944 Anh - Mĩ mở mặt trận thứ 2 ở Tây Âu. Đức bị kẹp giữa hai gọng kìm Đông - Tây.
  • Tháng 2/1945 Hội nghị nguyên thủ ba cường quốc M, A, LX họp tại Ianta phân chia khu vực chiếm đóng nước Đức và Đông Âu..
  • Tháng 2/1945, quân Đồng minh tấn công quân Đức từ mặt trận phía Tây. Tháng 4/1945 HQLX tấn công Béc lin
  • 09/5/1945 Đức đầu hàng → CTTG II kết thúc Châu Âu.

Quân phiệt Nhật đầu hàng

  • Liên quân Anh-Mĩ mở cuộc tấn công TBD.
  • 08/8/1945 LX tuyên chiến Nhật tấn công 70 vạn quân Nhật ở Mãn Châu.
  • 15/8/1945 Nhật đầu hàng vô điều kiện.

Câu 2: Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định là gì? (4đ)

Không thể chiếm được Đà Nẵng, Pháp đưa quân vào Gia Định vì đây là một vị trí chiến lược quan trọng, có hệ thống giao thông đường thuỷ thuận lợi,

Chiếm vùng Nam Kỳ giàu có, uy hiếp CPC, chiếm lưu vực sông Mê Công gây khó khăn về lương thực cho triều đình Huế.

Ngày 17/2/ 1859 Pháp đánh thành Gia Định → Quân đội triều đình tan rã nhanh chóng. Quân ta chống cự quyết liệt, Pháp chuyển sang kế hoạch đánh lâu dài, đánh chếm VN từng bước.

Triều đình không biết tận dụng thời cơ đánh Pháp và thắng Pháp.

  • Giữa lúc tiến thoái lưỡng nan thì đại quân Pháp ở VN bị điều động sang chiến trường TQ, chỉ để lại một lực lượng nhỏ giữ các vị trí quanh Gia Định.
  • Tháng 3/1860, NTP vào Gia Định nhưng chỉ chú trọng xây dựng đồn Chí Hoà, không chủ động tấn công quân Pháp. Cơ hội tiêu diệt quân Pháp qua đi.

Câu 3: Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta năm 1858? (2đ)

- Cuộc kháng chiến nổ ra kịp thời, ngay khi Pháp nổ súng xâm lược.

- Lòng yêu nước và ý thức về một đất nước thống nhất của toàn dân.

- Ý chí quyết tâm cao.

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Hùng Vương. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF