Mời các em cùng tham khảo:
Nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Địa lí 11 năm 2021 - Trường THPT Vĩnh Yên có đáp án do ban biên tập HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về địa lí tự nhiên, dân cư,... ở một số khu vực và quốc gia trên thế giới.
TRƯỜNG THPT VĨNH YÊN
|
KIỂM TRA GIỮA HK2 NĂM HỌC: 2020 - 2021 MÔN ĐỊA LÍ – Khối lớp 11 Thời gian làm bài : 45 phút (không kể thời gian phát đề) |
1. ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản là:
A. Xe gắn máy.
B. Sản phẩm tin học.
C. Công nghiệp chế tao.
D. Rô-bốt (người máy)
Câu 2: Trở ngại chính về tự nhiên trong phát triển nông nghiệp ở Trung Quốc là gì?
A. Lũ lụt ở đồng bằng Hoa Nam.
B. Khô hạn ở miền Tây.
C. Ở các đồng bằng đất bạc màu.
D. Ý A và B đúng.
Câu 3: Đứng hàng thứ bảy và thứ hai trên thế giới là đặc điểm nào của Ấn Độ hiện nay?
A. Sản lượng bông và dân số.
B. Diện tích và sản lượng cao su.
C. Quặng sắt và sản lượng hải sản.
D. Diện tích và dân số.
Câu 4: Loại gió nào hoạt động mạnh nhất ở Ấn Độ từ tháng VI đến tháng IX hằng năm?
A. Gió mùa Đông Bắc.
B. Gió mùa mùa hạ.
C. Gió mùa Đông Nam.
D. Các ý trên sai.
Câu 5: Diện tích tự nhiên Nhật Bản 378 nghìn km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 14%, tương đương với khoảng bao nhiêu km2?
A. Gần 50 nghìn km2.
B. Gần 53 nghìn km2.
C. Gần 56 nghìn km2.
D. Gần 65 nghìn km2.
Câu 6: Tại sao sản lượng cá khai thác của Nhật Bản ngày càng giảm?
A. Các nước thực hiện đặc quyền kinh tế 200 hải lí.
B. Nhiều thiên tai xảy ra.
C. Thị trường xuất hiện thu hẹp.
D. Phương tiện đánh bắt cá chậm phát triển.
Câu 7: Sự kiện nào đây là quan trọng nhất của Trung Quốc năm 2002?
A. Thu hồi lại Hồng Công.
B. Thu hồi lại Ma Cao.
C. Thành viên chính thức WTO.
D. Thành công tàu vũ trụ “Thần Châu V”.
Câu 8: Cuối những năm 1990, Trung Quốc có chính sách gì phát triển kinh tế vùng nội địa?
A. Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp.
B. Đầu tư 60% dự án công nghiệp cả nước.
C. Phát triển chăn nuôi đại gia súc.
D. Mở rộng diện tích trồng rừng.
II. Phần tự luận
Câu 1: Nhận xét về vai trò của công nghiệp nông thôn ở Trung Quốc.
Câu 2: Vì sao sản xuất nông nghiệp Trung Quốc lại chủ yếu tập trung ở miền Đông?
ĐÁP ÁN
I. Phần trắc nghiệm
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
C |
B |
D |
B |
B |
A |
C |
B |
II. Phần tự luận
Câu 1: Vai trò của công nghiệp nông thôn ở Trung Quốc.
- Trung Quốc có khoảng 95 triệu ha đất canh tác, chiếm 7% diện tích đất canh tác toàn thế giới, nhưng phải nuôi sống 20% dân số toàn cầu, đất nông nghiệp bình quân trên đầu người thấp.
- Phát triển các ngành công nghiệp ở nông thôn có vai trò sau:
+ Sử dụng lực lượng lao động dư thừa, thu hút 100 triệu lao động.
+ Khai thác nguyên vật liệu sẵn có ở nông thôn.
+ Cung cấp hơn 20% giá trị hàng hóa ở nông thôn.
Câu 2: Sản xuất nông nghiệp Trung Quốc lại chủ yếu tập trung ở miền Đông vì:
Miền Đông Trung Quốc có nhiều thuận lợi để phát triển nông nghiệp là:
- Có các đồng bằng ở hạ lưu các sông lớn, đất đai màu mỡ.
- Có lượng mưa lớn, nguồn nước dồi dào.
- Lao động đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn phát triển , tập trung nhiều cơ sở công nghiệp chế biến lượng thực, thực phẩm.
2. ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Chiếm 20% giá trị thu nhập công nghiệp là ngành công nghiệp nào ở Nhật Bản hiện nay?
A. Sản xuất điện tử.
B. Xây dựng và công trình công cộng.
C. Dệt và may mặc.
D. Sản phẩm điện tử.
Câu 2: Ở phía Tây Nam Ấn Độ tiếp giáp với?
A. Biển A-ráp.
B. Vịnh Ben-gan.
C. Biển Địa Trung Hải.
D. Biển Ban-tích.
Câu 3: Nhà khoa học vũ trụ vĩ đại của Liên Xô trước đây là:
A. Lô-mô-nô-xốp.
B. Mên-đê-lê-ép.
C. Kô-rô-lốp.
D. Trai-cốp-ski.
Câu 4: Trung Quốc thực hiện chính sách công nghiệp mới từ đầu năm 1994 ở những ngành nào?
A. Khai thác, sản xuất máy bay và điện tử.
B. Sản xuất ôtô và chế tạo máy.
C. Thủy điện và sản xuất phân đạm.
D. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ôtô và xây dựng.
Câu 5: Trở ngại lớn nhất trong sản xuất ôtô ở Trung Quốc hiện nay là gì?
A. Thiếu vốn đầu tư.
B. Thị trường xuất khẩu hẹp.
C. Kĩ thuật công nghệ hạn chế.
D. Thiếu lao động kĩ thuật trình độ cao.
Câu 6: Ở phía Tây và Tây Nam LB Nga giáp với biển nào sau đây?
A. Biển Ban-tích.
B. Biển Ban-tích, Biển Đen, biển Ca-xpi.
C. Biển Bắc và Địa Trung Hải.
D. Biển Ca-xpi, biển Ba-ren.
Câu 7: Tại sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản?
A. Do thiếu nguồn lao động.
B. Do nông nghiệp không phải ngành truyền thống.
C. Do diện tích đất nông nghiệp quá ít.
D. Do vốn đầu tư cho nông nghiệp quá cao.
Câu 8: Xa-pô-rô, Mu-rô-an là những trung tâm công nghiệp lớn nằm ở đảo nào ở Nhật Bản?
A. Đảo Xi-cô-cư.
B. Đảo Kiu-xiu.
C. Đảo Hôn-su.
D. Đảo Hô-cai-đô.
ĐÁP ÁN
I. Phần trắc nghiệm
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
B |
A |
C |
D |
C |
B |
C |
D |
{-- Nội dung đề và đáp án phần tự luận các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
3. ĐỀ 3
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Tài nguyên chính ở miền Tây Trung Quốc là:
A. Phát triển cây công nghiệp lâu năm.
B. Đồng cỏ phát triển chăn nuôi.
C. Rừng, đồng cỏ, các khoáng sản.
D. Rừng và trồng lúa mì.
Câu 2: Chính sách kế hoạch hóa gia đình ở Ấn Độ đang gặp trở ngại lớn nhất là:
A. Y tế kém.
B. Thiếu ngân sách để thực hiện.
C. Ít phổ biến về truyền thông dân số.
D. Luật lệ riêng của tôn giáo.
Câu 3: Mật độ dân số trung bình ở Nhật Bản (năm 2005) đạt:
A. 338 người/km2. B. 383 người/km2.
C. 410 người/km2. D. 438 người/km2.
Câu 4: Giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản (năm 2004) đứng sau nước nào?
A. Hoa Kì, LB Nga.
B. Hoa Kì, Anh.
C. Hoa Kì, Pháp và Hà Lan.
D. Hoa Kì, LB Đức, Trung Quốc.
Câu 5: Chiếm 50% diện tích canh tác là loại cây trồng nào ở Nhật Bản?
A. Lúa mì. B. Chè và mía.
C. Lúa gạo. D. Lạc và ngô.
Câu 6: Có chiều dài khoảng 9.000km, là khoảng cách nào ở Trung Quốc?
A. Đường bờ biển.
B. Biên giới với Mông Cổ.
C. Khoảng cách từ Đông sang Tây.
D. Kinh tuyến 105°Đ trên lãnh thổ Trung Quốc.
Câu 7: Giàu tài nguyên, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt tập trung ở vùng nào của LB Nga?
A. Vùng Tây Bắc.
B. Vùng Viễn Đông.
C. Vùng Trung tâm đất đen.
D. Vùng Tây Xi-bia.
Câu 8: Khí hậu Trung Quốc phân hóa khác nhau nhưng cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt đới thích hợp nhất là vùng nào?
A. Bồn địa Thiên Sơn, Nam Sơn.
B. Bồn địa Ta-rim.
C. Vùng Đông Nam.
D. Phía Bắc sông Liêu Hà.
ĐÁP ÁN
I. Phần trắc nghiệm
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
C |
D |
A |
D |
C |
A |
D |
C |
{-- Còn tiếp --}
4. ĐỀ 4
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Ở những năm của thập niên 90 thế kỉ XX đặc điểm nổi bật nhất ở LB Nga là gì?
A. Có tốc độ tăng trưởng GDP cao.
B. Xuất khẩu đứng thứ tư thế giới.
C. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội.
D. Trả hết nợ từ Liên Xô cũ.
Câu 2: Đảo nào ở Nhật Bản có diện tích rộng nhất, dân số đông nhất, kinh tế phát triển nhất?
A. Đảo Hôn-su.
B. Đảo Kiu-xiu.
C. Đảo Xi-cô-cư.
D. Đảo Hô-cai-đô.
Câu 3: Hệ thống đường sắt xuyên Xi-bia và đường sắt BAM đóng vai trò quan trọng để phát triển vùng nào ở Liên bang Nga?
A. Vùng núi U-ran.
B. Vùng Tây Nam.
C. Vùng đồng bằng Đông Âu.
D. Vùng Đông Xi-bia.
Câu 4: Đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu là sản phẩm nào của Pháp hiện nay?
A. Thủy sản, chế biến.
B. Hàng dệt may.
C. Công nghiệp chế tạo vũ khí.
D. Hoa quả và rau.
Câu 5: Với chính sách thích hợp nên tăng trưởng GDP của LB Nga (năm 2005) là:
A. 5,2%. B. 6,4%. C. 7,9%. D. 8,2%.
Câu 6: Loại sản phẩm nào mà Nhật Bản có sản lượng đứng hàng đầu thế giới hiện nay?
A. Tơ tằm.
B. Lúa gạo.
C. Nuôi trồng thủy sản.
D. Cao su và bông.
Câu 7: Hình thành ‘Cộng đồng các quốc gia độc lập” trên lãnh thổ Liên Xô cũ vào năm nào?
A. Năm 1990. B. Năm 1991.
C. Năm 1992. D. Năm 2000.
Câu 8: Hãy nối một ý ở cột bên trái thích hợp với một ý ở cột bên phải trong bảng sau:
Sản phẩm của LB Nga |
Sản lượng năm 2005 (triệu tấn) |
1. Dầu thô. 2. Than. |
A. 470,0 B. 66,3 C. 298,3 |
ĐÁP ÁN
I. Phần trắc nghiệm
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
C |
A |
D |
C |
B |
A |
B |
1/A, 2/C |
{-- Còn tiếp --}
5. ĐỀ 5
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Năm 2004, giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc sau nước nào trên thế giới?
A. Hoa Kì và LB Đức.
B. Nhật Bản và LB Nga.
C. Hoa Kì, Nhật Bản và Pháp.
D. Hoa Kì, Nhật Bản.
Câu 2: Biện pháp hàng đầu để nông dân miền Tây và miền Trung ở Trung Quốc tăng thêm thu nhập là:
A. Xây dựng thị trường nông nghiệp thống nhất.
B. Mua giá nông sản cao hơn.
C. Ưu tiên xuất khẩu cho hai vùng.
D. Chính phủ hỗ trợ giá nông sản.
Câu 3: Ấn Độ đã thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình từ năm nào?
A. Năm 1947. B. Năm 1951.
C. Năm 1957. D. Năm 1960.
Câu 4: Hiện nay tỉ lệ dân thành thị ở Pháp chiếm bao nhiêu % dân số?
A. 60%. B. 75%. C. 78%. D. 80%.
Câu 5: Phía Bắc Liên bang Nga có điều kiện thuận lợi để phát triển loại gia súc nào?
A. Bò và thủy cầm.
B. Lạc đà.
C. Hươu và gia súc có lông quý.
D. Các ý trên sai.
Câu 6: Năm 2005, sản xuất lương thực của LB Nga là:
A. Đạt 63 triệu tấn.
B. Đạt 75 triệu tấn.
C. Đạt 80 triệu tấn.
D. Đạt 98 triệu tấn.
Câu 7: Trung Quốc thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung chủ yếu vào năm ngành là năm nào?
A. Năm 1978. B. Năm 1984.
C. Năm 1994. D. Năm 2000.
Câu 8: Chiếm 7% đất của toàn thế giới đó là loại đất nào ở Trung Quốc?
A. Đất canh tác.
B. Đất trồng lúa mì.
C. Đất đồng cỏ chăn nuôi.
D. Đất lâm nghiệp.
ĐÁP ÁN
I. Phần trắc nghiệm
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
A |
A |
B |
B |
C |
B |
C |
A |
{-- Còn tiếp --}
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Địa lí 11 năm 2021 - Trường THPT Vĩnh Yên có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Địa lí 11 năm 2021 - Trường THPT Yên Lạc có đáp án
- Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Địa lí 11 năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Duy Thì có đáp án
Ngoài ra, các em có thể thử sức với các đề online tại đây:
- Đề thi giữa HK2 môn Địa lí 11 năm 2021 - Trường THPT Lê Trung Kiên
- Đề thi giữa HK2 môn Địa lí 11 năm 2021 - Trường THPT Lê Thành Phương
Chúc các em học tập tốt !