YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 CTST năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Trần Quang Khải

Tải về
 
NONE

Một trong những tiêu chí HOC247 hướng đến là giúp các em có nhiều kiến thức bổ ích. Nhằm hỗ trợ học sinh Lớp 6 ôn tập cho kì thi giữa HK1 sắp tới, mời các em tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Trần Quang Khải dưới đây. Chúc các em học tập vui vẻ!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS TRẦN QUANG KHẢI

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6

CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

(Thời gian làm bài: 45 phút)

1. Đề thi số 1

Phần I. Trắc nghiệm (2.0đ)

Em hãy khoanh vào ý đúng nhất

Câu 1. Lịch sử là

A. những gì đã diễn ra trong quá khứ.

B. những gì đã diễn ra hiện tại.

C. những gì đã diễn ra.

D. bài học của cuộc sống.

Câu 2.  Truyện “Thánh Gióng” thuộc nguồn tư liệu nào?

 A. Truyền miệng.

B. Chữ viết.

 D. Hiện vật.

D. Không thuộc các tư liệu trên.

Câu 3. Năm 179 TCN cách ngày nay (năm 2021) bao nhiêu năm?

 A. 1839 năm.             B. 1840 năm.                C. 2195 năm.           D. 2200 năm.

Câu 4. Loài người là kết quả của quá trình tiến hóa từ

A. Người tối cổ            B. Vượn         C. Vượn người            D. Người tinh khôn

Câu 5: “Dân ta phải biết sử ta,

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” là câu nói của ai:

A. Phạm Văn Đồng                                      B. Tôn Đức Thắng

C. Võ Nguyên Giáp                                      D. Hồ Chí Minh

Câu 6. Tư liệu hiện vật là

A. di tích, đồ vật của người xưa còn được giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất

B. những lời mô tả về các hiện vật của người xưa được lưu truyền lại

C. đồ dùng mà thấy cô giáo em sử dụng để dạy học

D. bản ghi chép, nhật ký hành trình của các nhà thám hiểm trong quá khứ

Câu 7. Người xưa dựa vào đâu để làm ra lịch? 

 A. Sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất

 B. Sự chuyển động lên xuống của thủy triều

 C. Sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời.

 D.  Sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời và sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

Câu 8: Công xã thị tộc là

A. một nhóm người không cùng huyết thống, sống cạnh nhau.

B. một nhóm người có quan hệ huyết thống, sinh sống cùng nhau

C. một nhóm người không cùng huyết thống, sống cách xa nhau.

D. một nhóm người sống chung với nhau.

Phần II: Tự luận (3.0đ)

Câu 9: (1.0đ) Nêu tên gọi và thời gian các giai đoạn tiến hóa của loài người?

Câu 10: (2,0 điểm). Trình bày đặc điểm đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta?

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 1 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I. Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm. (2.0đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

ĐA

A

A

D

C

D

A

D

B

Phần II: Tự luận (3.0 đ)

Câu

Đáp án

Điểm

9

Quá trình tiến hóa của loài người trải qua 3 giai đoạn:

Vượn người (Cách ngày nay 6 triệu năm)

Người tối cổ (Cách ngày nay 4 triệu năm)

Người tinh khôn (Cách ngày nay 15 vạn năm)

 

0.5

0.5

10

Trình bày đặc điểm đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta.

Về đời sống vật chất:

+ Biết ghè đẽo, mài đá làm một số công cụ lao động: rìu, cuốc, chày, bôn…

- Về đời sống tinh thần:

+ Trong các di chỉ, người ta đã tìm thấy nhiều viên đất nung có dùi lỗ và xâu thành chuỗi, nhiều vỏ ốc biển được mài thủng, có thể xâu dây làm đồ trang sức, những bộ đàn đá, vòng tay, …

+ Hoa văn trên đồ gốm cũng dần mang tính chất nghệ thuật, trang trí.

+ Trong nhiều hang động, người ta đã phát hiện các mộ táng, có chôn theo công cụ và đồ trang sức.

+ Tình cảm gia đình, cộng đồng gắn bó, có đời sống tâm linh

+ Trong nhiều hang động, người ta đã phát hiện các mộ táng, có chôn theo công cụ và đồ trang sức.

 

 

0.5

 

0.5

 

 

0.25

0.25

 

 

0.5

2. Đề thi số 2

ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6 CTST NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS TRẦN QUANG KHẢI- ĐỀ 02

I. Phần trắc nghiệm: 3 điểm: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1: Lịch sử là

A. tất cả những gì đã sảy ra trong quá khứ.

B. tất cả những gì đang sảy ra trong hiện tại

C. tất cả những gì sắp sảy ra trong tương lai.

D. Là một sự kiện có chọn lọc đã sảy ra trong quá khứ.

Câu 2: Đâu không phải là tư liệu lịch sử?

A. Tư liệu hiện vật

B. Tư liệu chữ viết

C. Tư liệu truyền miệng

D. Hóa chất, dụng cụ xét nghiệm

Câu 3: Một cổ vật được chôn dưới đất từ năm 178 TCN, đến năm 1990 thì được các nhà khảo cổ khai quật được. Vậy cổ vật đó đã được chôn dưới đất bao nhiêu năm?

A. 1812 năm                      B. 1843 năm                 C. 2168 năm                D. 2199 năm

Câu 4: Câu nói “Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” là của ai?

A. Võ Nguyên Giáp       B. Hồ Chí Minh      C. Nông Đức Mạnh       D. Phạm Minh Chính

Câu 5. Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến

A.  đi qua thủ đô Pa ri (Pháp)

B.  đi qua ngoại ô Luân đôn (Anh)

C.  đi qua thủ đô Tô –ki- ô (Nhật Bản) 

D.  đi qua thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc)

Câu 6. Vĩ tuyến gốc là đường vĩ tuyến

A.  0 0                               B.  300                              C.  600                              D.  900

Câu 7. Để thể hiện các dòng sông trên bản đồ, loại kí hiệu được dùng là

A.  Kí hiệu diện tích                                         B.  Kí hiệu điểm

C.  Kí hiệu đường                                             D.  Cả 3 loại trên

Câu 8. Kí hiệu điểm được dùng để thể hiện đối tượng nào sau đây

A.  Đường sắt                  B.  Quố lộ                        C.  Vùng trồng lúa          D.  Trường học

Câu 9. Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần Mặt Trời?

A.  Thứ 2                        B.  Thứ 3                      C.  Thứ 4                        D.  Thứ 5

Câu 10. Hình dạng của Trái Đất là

A.  Hình vuông                                                          B.  Hình tròn

C.  Hình e líp                                                             D.  Hình cầu

Câu 11. Hướng chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất là

A.  Từ Tây sang Đông

B.  Từ Đông sang Tây

C.  Từ Bắc xuống Nam

D.  Từ Nam lên Bắc

Câu 12. Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời 1 vòng là

A.  360 ngày             B.  365 ngày                  C.  366 ngày             D.  365 ngày 6 giờ

II. Phần tự luận: 7 điểm

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm: 3,0 điểm, mỗi câu đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án đúng

A

B

C

B

B

A

Câu

7

8

9

10

11

12

Đáp án đúng

C

D

B

D

A

D

II. Phần tự luận: 7,0 điểm

Câu

Nội dung

Điểm

1

Có ý kiến cho rằng: “Lịch sử là những gì đã sảy ra, nó là những chuyện đã qua nên không cần phải học” Theo em ý kiến đó đúng hay sai? Tại sao?

2 điểm

- Ý kiến trên là sai

- Vì: + Học Lịch sử để giúp ta tìm hiểu quá khứ, tìm về cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ và rộng hơn là cả dân tộc, nhân loại.

       + Học Lịch sử còn giúp ta rút ra những bài học kinh nghiệm về sự thành công hay thất bại trong quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai.

0,5 điểm

0,75 điểm

 

0,75 điểm

2

a. Hai điểm A-B trên bản đồ có khoảng cách là 7,5cm, vậy trên thực tế hai điểm đó có khoảng cách là bao nhiêu biết bản đồ đó có tỉ lệ là 1: 2500.000.

1 điểm

Trên thực tế 2 điểm A-B cách nhau là: 7,5 x 2500.000 = 18750000 cm

Đổi 18750000 cm = 187,5 km

0,75 điểm

0,25 điểm

b. Trên thực tế 2 điểm M-N có khoảng cách là 250 km, vậy trên bản đồ có tỉ lệ 1:2000.000 hai điểm đó cách nhau bao nhiêu cm?

1, 5 điểm

Đổi 250 km = 25000000 cm

Trên bản đồ có tỉ lệ 1: 2000.000, hai điểm M-N cách nhau số cm là:

25000000: 2000000 = 12,5 cm

0,5 điểm

1 điểm

3

a. Một trận đấu bóng đá ở Việt Nam được truyền hình trực tiếp lúc 20 giờ ngày 12/10/2021. Hỏi lúc đó ở Nhật Bản và Ai Cập là mấy giờ, ngày, tháng, năm nào?

 (Biết VN ở khu vực giờ số +7, Nhật Bản số +9 và Ai Cập số +2)

1,5 điểm

- Nhật Bản ở KV giờ số +9, VN ở KV giờ số +7, giờ Nhật Bản sớm hơn giờ VN là 2 giờ.

Khi VN là 20 giờ ngày 12/10/2021 thì Nhật Bản là 20+2 = 22 giờ cùng ngày.

0,75 điểm

- Ai Cập ở KV giờ số +2, VN ở KV giờ số +7, giờ ở Ai Cập chậm hơn giờ VN là 5 giờ.

Khi VN là 20 giờ ngày 12/10/2021 thì Ai Cập là 20-5=15 giờ  cùng ngày.

0,75 điểm

b. Vào lúc 8 giờ sáng ngày 01/01/2021, bạn Hùng ở Hà Nội gọi điện cho bạn Minh ở Niu-Ooc để chúc mừng năm mới 2021. Hỏi lúc đó là mấy giờ của ngày, tháng, năm nào ở Niu-Ooc?

(Biết VN ở khu vực giờ số +7, Niu-Ooc ở khu vực giờ số -5)

1 điểm

VN ở khu vực giờ số +7, Niu-Ooc ở khu vực giờ số -5 nên giờ của Việt Nam sẽ sớm hơn giờ ở Niu-Ooc là : 7- (-5) = 12 giờ

Khi VN là 8 giờ ngày 01/01/2021 thì ở Niu-Ooc là: (8+24) -12 = 20 giờ ngày 31/12/2020.

( HS có thể làm cách khác nhưng kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa)

0,5 điểm

 

0,5 điểm

3. Đề thi số 3

ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6 CTST NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS TRẦN QUANG KHẢI- ĐỀ 03

A. NHẬN BIẾT

Câu 1: (1 điểm) Xã hội nguyên thủy đã trải qua những giai đoạn phát triển nào? Đặc điểm căn bản trong quan hệ của con người với nhau thời kì nguyên thủy?

Câu 2: :(1 điểm) Nêu một số nét cơ bản về đời sống tinh thần của người nguyên thủy?

B. THÔNG HIỂU

Câu 1: (1 điểm) Có ý kiến cho rằng: Lịch sử là những gì đã qua, không thể thay đổi được nên không cần thiết phải học môn Lịch sử. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?

Câu 2: (1 điểm) Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?

C. VẬN DỤNG

Câu 1: (1 điểm) Câu đồng dao “...Mười rằm trăng náu, mười sáu trăng treo....” thể hiện cách tính của người xưa theo âm lịch hay dương lịch?

Câu 2: (1 điểm) Lao động có vai trò như thế nào trong quá trình tiến hóa của người nguyên thủy?

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

A. NHẬN BIẾT

Câu 1: (1 điểm) Xã hội nguyên thủy đã trải qua những giai đoạn phát triển nào? Đặc điểm căn bản trong quan hệ của con người với nhau thời kì nguyên thủy?

Hai giai đoạn

+ Bầy người nguyên thủy:

+ Công xã thị tộc: của cải chung, làm chung, hưởng thụ bằng nhau

Câu 2: :(1 điểm) Nêu một số nét cơ bản về đời sống tinh thần của người nguyên thủy?

+ Đã có tục chôn cất người chếtkèm theo công cụ lao động

+ Đã biết sử dụng đồ trang sức,

+ Biết dùng màu, vẽ lên người để hoá trang hay làm đẹp.

+ Biết quan sát cuộc sống xung quanh và thể hiện ra bằng hình ảnh

B. THÔNG HIỂU

Câu 1: (1 điểm) Có ý kiến cho rằng: Lịch sử là những gì đã qua, không thể thay đổi được nên không cần thiết phải học môn Lịch sử. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?

Đồng ý

+ Để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước

+ Để hiểu được công lao của ông cha ta

+ Đúc kết kinh nghiệm của quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và tương lai

Câu 2: (1 điểm) Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?

+ Vào khoảng TNK IV TCN, con người phát hiện ra kim loại (đồng và quặng sắt)trong quá trình khai thác đá và làm đồ gốm  

+ Họ dùng kim loại làm công cụ lao động

+ Năng suất lao động tăng, xuất hiện của cải dư thừa, sản phẩm dư này thuộc về một số người

 + Xã hội phân hóa thành kẻ giàu, người nghèo.

C. VẬN DỤNG

Câu 1: (1 điểm) Câu đồng dao “...Mười rằm trăng náu, mười sáu trăng treo....” thể hiện cách tính của người xưa theo âm lịch hay dương lịch?

+ Âm lịch là cách tính thời gian theo chu kỳ mặt Trăng quay xung quanh Trái đất

+ Từ ngày 10 trở đi, tính theo lịch âm, trăng bắt đầu tỏ (trăng náu, nhìn rõ) và ngày 16 là trăng tròn nhất (trăng treo).

Câu 2: (1 điểm) Lao động có vai trò như thế nào trong quá trình tiến hóa của người nguyên thủy?

+ Đôi bàn tay của người nguyên thủy dần trở nên khéo léo hơn

+ Cơ thể cũng dần biến đổi để thích ứng với các tư thế lao động

+ Con người đã từng bước tự cải biến  và hoàn thiện mình.

D. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: (1 điểm) Phần lớn người châu Phi có làn da đen, người châu Á có làn da vàng, còn người châu Âu có làn da trắng, liệu họ có chung một nguồn gốc hay không?

+ Châu Phi là nơi con người xuất hiện sớm nhất, di cư qua các châu lục, môi trường sống khác nhau, cơ thể biến đổi thích nghi với môi trường.

+ Họ vẫn chung một nguồn gốc.

Câu 2: (1 điểm) Em hãy kể tên một số vật dụng bằng kim loại mà con người ngày nay vẫn thừa hưởng từ những phát minh của người nguyên thủy?

+ Lưỡi câu, rìu tay, mũi giáo, mũi tên..

4. Đề thi số 4

ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6 CTST NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS TRẦN QUANG KHẢI- ĐỀ 04

A. TRẮC NGHIỆM (1,5 điểm)

Câu 1. Lịch sử là

A. những gì đang diễn ra.

B. những gì đã diễn ra trong quá khứ.

C. những gì chưa diễn ra.

D. những gì đã và đang diễn ra.

Câu 2. Tìm hiểu và dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ là ngành khoa học nào?

A. Sử học.

B. Khảo cổ học.

C. Việt Nam học. 

D. Cơ sở văn hóa.

Câu 3 :Những dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy ở khu vực nào của Việt Nam?

A. Lạng Sơn, Thanh Hóa.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Hòa Bình, Lai Châu.

D. Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Câu 4. Đặc điểm cơ bản của chế độ thị tộc là gì?

A. Nhóm người có chung dòng máu sống riêng biệt, không hợp tác kiếm sống.

B. Nhóm gồm vài chục gia đình, có quan hệ huyết thống.

C. Nhóm gồm vài chục gia đình, không có quan hệ huyết thống.

D. Nhiều bầy người nguyên thủy cư trú trên cùng một địa bàn.

Câu 5:Thành tựu về vật chất quan trọng đầu tiên của người nguyên thủy là

A. tạo ra lửa.

B. biết trồng trọt.

C. biết chăn nuôi.

D. làm đồ gốm.

Câu 6. Trên đất nước Việt Nam, dấu vết nền nông nghiệp sơ khai được phát hiện ở nền văn hóa

A. Hòa Bình.

B. Bắc Sơn.

C. Quỳnh Văn.

D. Núi Đọ.

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

A. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) (Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).

CÂU

1

2

3

4

5

6

Đ.A

B

A

A

B

A

A

B. TỰ LUẬN (2,5 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm): Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?

+ Vào khoảng TNK IV TCN, con người phát hiện ra kim loại (đồng và quặng sắt)trong quá trình khai thác đá và làm đồ gốm  

+ Họ dùng kim loại làm công cụ lao động

+ Năng suất lao động tăng, xuất hiện của cải dư thừa, sản phẩm dư này thuộc về một số người

+ Xã hội phân hóa thành kẻ giàu, người nghèo.

Câu 2 (1,0 điểm): Em hãy kể tên những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á?

+ Tri-nin, Li-ang-bua (In-đô-nê-xi-a)

+ Nia (Ma-lai-xia)

+ Núi Đọ, Quan Yên, Thẩm Khuyên Thẩm Hai, Xuân Lộc (Việt Nam)

+ Ta-bon (Phi-lip-pin)

+ Pôn Đa-ung(Mi-an-ma)

5. Đề thi số 5

ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6 CTST NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS TRẦN QUANG KHẢI- ĐỀ 05

Em hãy chọn đáp án đúng nhất ở mỗi câu: (10.0 điểm)

Câu 1: Lịch sử loài người mà chúng ta nghiên cứu, học tập có nội dung gì?

A. Là quá khứ của loài người.

B. Là toàn bộ hoạt động của loài người từ khi xuất hiện đến nay.

C. Là những gì đã xảy ra và đang xảy ra của loài người.

D. Là những gì xảy ra và sẽ xảy ra của loài người.

Câu 2: Dựa vào đâu để biết và dựng lại Lịch sử?

A. Khoa học.

B. Các nguồn tư liệu lịch sử.

C. Tư liệu chữ viết và tư liệu truyền miệng.

D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Người xưa đã tính thời gian như thế nào?

A. Dựa vào sự lên xuống của thủy triều.

B. Dựa vào đường chim bay.

C. Dựa vào thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt Trời và Mặt Trăng.

D. Dựa vào quan sát các sao trên trời.

Câu 4: Ở Việt Nam, người ta thường tính thời gian theo lịch nào sau đây?

A. Dương lịch.

B. Âm lịch.

C. Công lịch.

D. Dương lịch và âm lịch.

Câu 5: Một thế kỉ có bao nhiêu năm?

A. 100 năm.

B. 1000 năm.

C. 10 năm.

D. 200 năm.

Câu 6: Một năm có 365 ngày, còn năm nhuận là bao nhiêu ngày?

A. 265 ngày.

B. 365 ngày.

C. 366 ngày.

D. 385 ngày.

Câu 7: Năm 111 TCN nhà Hán chiếm Âu lạc cách năm 2021 bao nhiêu năm?

A. 2132 năm.

B. 2312 năm.

C. 2213 năm.

D. 1910 năm.

Câu 8: Năm 179 TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta. Em hãy xác định thế kỉ và tính khoảng cách thời gian của sự kiện đó so với năm 2021?

A. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 2,102 năm.

B. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 2,192 năm.

C. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ III TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 3,000 năm.

D. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 2,200 năm.

Câu 9: Quá trình tiến hóa từ Vượn người thành người trải qua mấy giai đoạn?

A. 1 giai đoạn: Vượn người.

B. 2 giai đoạn: Người tối cổ -> Người tinh khôn.

C. 3 giai đoạn: Vượn người -> Người tối cổ -> Người tinh khôn.

D. 4 giai đoạn: Người tối cổ -> Người tinh khôn -> vượn -> vượn người.

Câu 10: Yếu tố quan trọng nhất tác động đến quá trình tiến hóa của loài người là?

A. Thượng đế.

B. Chúa trời.

C. Thời gian.

D. Lao động.

Câu 11: Đặc điểm cơ thể của Người tinh khôn:

A. Dáng thẳng đứng, đi bằng hai chân, hai tay linh hoạt.

B. Dáng linh hoạt.

C. Dáng thấp, đi bằng 2 chi sau.

D. Dáng đứng, hơi khom về phía trước, đi bằng hai chân, hai tay để cầm nắm.

Câu 12: Quá trình tiến triển của xã hội nguyên thủy trải qua mấy giai đoạn, đó là các giai đoạn nào?

A. 3 giai đoạn: Bầy người nguyên thủy -> Thị tộc -> Bộ lạc

B. 3 giai đoạn: Bầy người nguyên thủy -> Bộ lạc -> Nhà nước

C. 2 giai đoạn: Bầy người nguyên thủy -> Thị tộc

D. 2 giai đoạn: Bầy người nguyên thủy -> Bộ lạc

Câu 13: Phát minh quan trọng nhất của Người tối cổ là:

A. Chế tác công cụ lao động.

B. Biết cách tạo ra lửa.

C. Chế tác đồ gốm.

D. Chế tác đồ gỗ, đồ gốm.

Câu 14: Công cụ lao động chủ yếu của Người tối cổ là:

A. Công cụ đá ghè đẽo thô sơ

B. Công cụ bằng xương, sừng

C. Công cụ chế tác đồ gốm

D. Công cụ đồ gỗ 

Câu 15: Cuộc sống của Người tối cổ chủ yếu dựa vào:

A. Trồng trọt và chăn nuôi

B. Săn bắn và hái lượm

C. Săn bắt và hái lượm

D. Buôn bán

Câu 16: Một bước tiến đáng kể trong chế tác công cụ của Người tinh khôn là:

A. Công cụ đá ghè đẽo thô sơ

B. Công cụ bằng xương

C. Biết mài đá, biết sử dụng cung tên và tạo ra nguồn thức ăn phong phú hơn

D. Công cụ bằng sắt

Câu 17: Kinh tuyến đánh số 00, đi qua dài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn của Vương quốc Anh là

A. kinh tuyến gốc                                         B. kinh tuyến

C. kinh tuyến đông                                       D. kinh tuyến tây

Câu 18: Những hình vẽ, màu sắc, chữ viết,… mang tính quy ước dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ là

A. kí hiệu đồ dùng                                        B. kí hiệu bản đồ

C. kí hiệu đường đi                                      D. kí hiệu địa hình

Câu 19: Các vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu, song song với đường Xích đạo là

A. kinh tuyến                                                B. vĩ tuyến

C. kinh tuyến gốc                                         D. vĩ tuyến gốc

Câu 20: Vĩ độ 23027/B là địa điểm nằm ở

A. phía đông kinh tuyến gốc

B. phía tây kinh tuyến gốc

C. phía bắc của Xích đạo

D. phía nam của Xích đạo

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1B; 2B; 3C; 4D; 5A; 6C; 7A; 8D; 9C; 10D; 11A; 12A; 13B; 14A; 15C; 16C; 17A; 18B; 19B; 20C; 21D; 22B; 23C; 24B; 25C; 26D; 27C; 28D; 29B; 30D; 31D; 32C; 33A; 34C; 35A; 36A; 37D; 38D; 39C; 40B

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 CTST năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Trần Quang Khải. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON