YOMEDIA

Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 CD có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Đức Hòa

Tải về
 
NONE

Nhằm mục đích có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh lớp 6 có tài liệu ôn tập rèn luyện chuẩn bị cho kì thi sắp tới. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 CD có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Đức Hòa với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em.

Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS ĐỨC HÒA

ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6

CÁNH DIỀU

Thời gian: 45 phút

1. Đề số 1

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Công trình kiến trúc nào dưới đây được coi là biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc?

A. Kim tự tháp.

B. Thành treo Ba-bi-lon.

C. Vạn lí trường thành.

D. Đấu trường Cô-li-dê.

Câu 2. Khoảng thế kỉ VIII đến thế kỉ VI TCN, các thành bang ở Hy Lạp lần lượt ra đời. Trong đó, hai thành bang lớn nhất là

A. Xpác-ta, A-ten.

B. Pen-la, Đen-phơ.

C. Xpác-ta, Đen-phơ.

D. A-ten, Pen-la.

Câu 3. Năm 27 TCN, Ốc-ta-viu-xơ trở thành người thống trị duy nhất ở La Mã, nắm trong tay mọi quyền hành và được gọi là

A. En-xi.

B. Ô-gu-xtu-xơ.

C. Pha-ra-ông.

D. Thừa tướng.

Câu 4. Hai bộ sử thi nổi tiếng của người Hi Lạp cổ đại là

A. Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta.

B. I-li-at và Ô-đi-xê.

C. Sơ-cun-tơ-la và Ra-ma-ya-na.

D. Đăm-săn và Ma-ha-bha-ra-ta.

Câu 5. Công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân La Mã cổ đại là

A. Đấu trường Cô-li-dê.

B. Đền Pác-tê-nông.

C. Cổng I-sơ-ta ở thành Ba-bi-lon.

D. Kim tự tháp Kê-ốp.

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của các thành bang ở Li Lạp cổ đại?

A. Thiết chế chính trị, tổ chức nhà nước ở mỗi thành bang không giống nhau.

B. Mỗi thành bang có biên giới, chính quyền, quân đội, luật pháp riêng.

C. Các thành bang có hệ thống đo lường, tiền tệ và những vị thần bảo hộ riêng.

D. Các thành bang thống nhất lại với nhau hình thành nên một đế chế hùng mạnh.

Câu 7. Hình ảnh sau đây gợi cho em liên tưởng tới nhà khoa học nào của Hi Lạp cổ đại?

A. Pi-ta-go.

B. Ác-si-mét.

C. Ơ-clit.

D. Stra-bôn.

Câu 8. Từ khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, tại lưu vực sông I-ra-oa-đi, người Môn đã thành lập vương quốc nào dưới đây?

A. Văn Lang.

B. Âu Lạc.

C. Tha-tơn.

D. Ma-lay-u.

Câu 9. Vương quốc phong kiến nào dưới đây được hình thành trên đảo Su-ma-tơ-ra của In-đô-nê-xi-a hiện nay?

A. Sri Vi-giay-a.

B. Đva-ra-va-ti.

C. Ha-ri-pun-giay-a.

D. Chân Lạp.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?

A. Nằm ở phía Đông Nam của châu Á.

B. Là cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.

C. Là cầu nối giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

D. Là cầu nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Câu 11. Khu vực Đông Nam Á là quê hương của loại cây trồng nào dưới đây?

A. Ô-liu.

B. Lúa mạch.

C. Bạch dương.

D. Lúa nước.

Câu 12. Những tôn giáo nào của Ấn Độ đã được du nhập vào Đông Nam Á?

A. Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.

B. Phật giáo và Hin-đu giáo.

C. Hồi giáo và Hin-đu giáo.

D. Phật giáo và Thiên Chúa giáo.

Câu 13. Vị trí thứ 4 trong Hệ Mặt Trời là hành tinh nào dưới đây?

A. Trái Đất.

B. Sao Mộc.

C. Sao Hỏa.

D. Sao Thổ.

Câu 14. Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách gần dần Mặt Trời ta sẽ có

A. Hỏa Tinh, Trái Đất, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh.

B. Hỏa Tinh, Trái Đất, Kim Tinh, Thuỷ Tinh.

C. Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh.

D. Hỏa Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất.

Câu 15. Cùng một lúc, trên Trái Đất có bao nhiêu giờ khác nhau?

A. 21 giờ.

B. 23 giờ.

C. 24 giờ.

D. 22 giờ.

Câu 16. Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Côriôlit, gió Bắc sẽ bị lệch hướng trở thành hướng nào sau đây?

A. Đông Bắc.

B. Đông Nam.

C. Tây Bắc.

D. Tây Nam.

Câu 17. Vào ngày nào trong năm ở hai nửa bán cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau?

A. Ngày 22/6 và ngày 22/12.

B. Ngày 21/3 và ngày 23/9.

C. Ngày 21/6 và ngày 23/12.

D. Ngày 22/3 và ngày 22/9.

Câu 18. Ngày chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh là ngày nào sau đây?

A. Ngày 23/9 thu phân.

B. Ngày 22/12 đông chí.

C. Ngày 22/6 hạ chí.

D. Ngày 12/3 xuân phân.

Câu 19. Trái Đất có những chuyển động chính nào sau đây?

A. Tự quay quanh trục và quay xung quanh các hành tinh khác.

B. Tự quay quanh trục và chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.

C. Chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời và các hành tinh khác.

D. Tự quay quanh trục và chuyển động hình ê líp xung quanh Mặt Trời.

Câu 20. Khi xác định phương hướng ngoài thực địa không dựa vào hiện tượng tự nhiên nào sau đây?

A. Mặt Trời mọc hoặc lặn.

B. Sự di chuyển của bóng nắng.

C. Dựa vào sao Bắc Cực.

D. Sử dụng La bàn chỉ hướng.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần nội dung của đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-C

2-A

3-B

4-B

5-A

6-D

7-B

8-C

9-A

10-C

11-D

12-B

13-C

14-B

15-C

16-A

17-B

18-A

19-B

20-D

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

(3,0 điểm)

* Tác động của quá trình giao lưu kinh tế

- Thương nhân nhiều nước (Trung Quốc, Ấn Độ…) hoạt động mạnh mẽ ở Đông Nam Á.

- Các vương quốc Đông Nam Á đã đóng góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến đường biển kết nối Á – Âu.

- Tại Đông Nam Á đã xuất hiện nhiều thương cảng lớn, như: Lâm Ấp (ở Chăm-pa); Pa-lem-bang (ở Si Vi-giay-a)…

 

0,25

 

0,25

 

0,5

* Tác động của quá trình giao lưu văn hóa

- Phật giáo và Hin-đu giáo du nhập vào Đông Nam Á, hòa nhập vào các tín ngưỡng dân gian của cư dân bản địa.

- Cư dân nhiều nước Đông Nam Á đã tiếp thu hệ thống chữ viết của Ấn Độ để sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình.

- Cư dân Đông Nam Á tiếp thu văn học Ấn Độ và sáng tạo ra những bộ sử thi của mình.

- Kiến trúc – điêu khắc của Đông Nam Á mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ.

 

0,5

 

0,5

 

0,5

 

0,5

2 (2,0 điểm)

- Trái Đất có dạng hình khối cầu nên trên bề mặt Trái Đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm.

- Đồng thời Trái đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang Đông nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng và có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau.

1,0

 

 

1,0

2. Đề số 2

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Người Trung Quốc cổ đại viết chữ trên

A. đất sét, gỗ.

B. mai rùa, thẻ tre, gỗ. 

D. gạch nung, đất sét.

C. giấy Pa-pi-rút, đất sét.

Câu 2. Công trình kiến trúc nổi tiếng của Hi Lạp cổ đại là 

A. kim tự tháp Gi-za. 

B. vườn treo Ba-bi-lon.

C. đấu trường Cô-li-dê.

D. đền Pác-tê-nông.

Câu 3. Người Hi Lạp và La Mã cổ đại làm ra lịch dựa trên sự quan sát chuyển động của

A. Trái Đất quanh Mặt Trời.

B. Mặt Trời quanh Trái Đất.

C. Mặt Trăng quanh Mặt Trời.

D. Mặt Trăng quanh Trái Đất.

Câu 4. Cơ quan nào trong bộ máy nhà nước của A-ten có vai trò: bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc?

A. Hội đồng 10 tướng lĩnh.

B. Hội đồng nhân dân.

C. Viện nguyên lão.

D. Hoàng đế.

Câu 5. Nơi khởi phát của nền văn minh La Mã cổ đại là

A. bán đảo Hi Lạp.

B. đảo Xi-xin.

C. bán đảo I-ta-li-a.

D. đảo Coóc-xơ.

Câu 6. Điều kiện tự nhiên nào có tác động lớn nhất đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã?

A. Có nhiều vịnh, hải cảng.

B. Có nhiều đồng bằng rộng lớn. 

C. Hệ động, thực vật. 

D. Khí hậu khô nóng. 

Câu 7. Các nhà nước thành bang ở Hy Lạp thực chất là nhà nước 

A. quân chủ chuyên chế. 

B. chiếm hữu nô lệ. 

C. quân chủ lập hiến. 

D. đế chế. 

Câu 8. Đông Nam Á là cầu nối giữa hai đại dương nào sau đây?

A. Đại Tây Dương với Thái Bình Dương.

B. Bắc Băng Dương với Ấn Độ Dương.

C. Thái Bình Dương với Bắc Băng Dương.

D. Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương.

Câu 9. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, vương quốc cổ nào ra đời trên lưu vực sông I-ra-oa-đi?

A. Phù Nam.

B. Kê-đa. 

C. Âu Lạc.

D. Sri Kse-tra.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á?

A. Nằm ở vị trí “ngã tư đường” giao thông quốc tế.

B. Địa hình đa dạng.

C. Khí hậu ôn đới.

D. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Câu 11. Các vương quốc ở khu vực Đông Nam Á lục địa có ưu thế phát triển về ngành kinh tế nào dưới đây?

A. Nông nghiệp.

B. Thủ công nghiệp.

C. Thương nghiệp.

D. Mậu dịch hàng hải.

Câu 12. Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, thương nhân Ấn Độ và Trung Quốc buôn bán với Đông Nam Á chủ yếu qua đường

A. sống. 

B. biển.

C. bộ.

D. sắt.

Câu 13. Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời và bao nhiêu hành tinh khác nhau?

A. 8.

B. 9.

C. 7.

D. 6.

Câu 14. Hành tinh nào sau đây trong hệ Mặt Trời có sự sống?

A. Trái Đất.

B. Sao Kim.

C. Mặt Trăng.

D. Sao Thủy.

Câu 15. So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc

A. 23027’.

B. 56027’.

C. 66033’.

D. 32027’.

Câu 16. Nguyên nhân chủ yếu mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau là do

A. ánh sáng Mặt Trời và của các hành tinh chiếu vào.

B. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục.

C. các thế lực siêu nhiên và thần linh hỗ trợ tạo nên.

D. trục Trái Đất nghiêng trên một mặt phẳng quỹ đạo.

Câu 17. Vào ngày 22/12 ở Nam Bán Cầu có thời gian ban ngày diễn ra thế nào?

A. Khó xác định.

B. Dài nhất.

C. Bằng ban đêm.

D. Ngắn nhất.

Câu 18. Vào ngày nào ở nửa cầu Nam ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23027’N?

A. Ngày 22/6.

B. Ngày 21/3.

C. Ngày 23/9.

D. Ngày 22/12.

Câu 19. Nơi nào trên Trái Đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau?

A. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực.

B. Ở 2 cực và vùng ôn đới.

C. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến.

D. Các địa điểm nằm trên Xích đạo.

Câu 20. Trên vòng đo độ ở La bàn hướng Tây chỉ

A. 900.

B. 2700.

C. 1800.

D. 3600.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần nội dung của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-D

3-A

4-B

5-C

6-A

7-B

8-D

9-D

10-C

11-A

12-B

13-A

14-A

15-C

16-B

17-B

18-D

19-D

20-B

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

(3,0

Điểm)

- Lĩnh vực tín ngưỡng - tôn giáo:

+ Các hệ tư tưởng - tôn giáo của Ấn Độ, Trung Quốc được du nhập vào Đông Nam Á.

+ Các tôn giáo của Ấn Độ, Trung Quốc khi du nhập vào Đông Nam Á đã có sự dung hợp với tín ngưỡng của cư dân bản địa.

 

0,5

 

0,5

- Lĩnh vực chữ viết:

+ Trên cơ sở hệ thống chữ viết của người Ấn Độ, nhiều nhóm cư dân Đông Nam Á đã tạo ra chữ viết riêng của mình. 

+ Người Việt tiếp thu hệ thống chữ Hán của người Trung Quốc, trên cơ sở đó, tới khoảng thế kỉ XIII, người Việt sáng tạo ra chữ Nôm.

 

0,5

 

0,5

- Lĩnh vực văn học: cư dân nhiều nước Đông Nam Á tiếp thu văn học Ấn Độ để sáng tạo ra những bộ sử thi của dân tộc mình.

0,5

- Nghệ thuật kiến trúc - điêu khắc của Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng đậm nét của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo.

0,5

2 (2,0 điểm)

* Câu tục ngữ liên quan đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và chỉ đúng ở bán cầu Bắc.

- Tháng 5 là thời kì mùa hè ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng -> ngày dài hơn đêm.

- Tháng 10 là thời kì mùa đông ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Bắc không ngả về phía Mặt Trời nên nhận được ít nhiệt và ánh sáng -> ngày ngắn hơn đêm.

* Trong ba thành phố Hà Nội (21001′B), Huế (16024′B) và Thành phố Hồ Chí Minh (10047′B), hiện tượng nêu trong câu tục ngữ trên thể hiện rõ nhất ở thành phố Hà Nội vì Hà Nội có vĩ tuyến xa Xích đạo hơn so với Huế và TP. HCM, vì càng xa Xích đạo thì độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều.

1,0

 

 

 

 

 

 

 

1,0

 

3. Đề số 3

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Những con sông nào có vai trò quan trọng đối với sự hình thành nền văn minh Trung Quốc?

A. Sông Nin và sông Hằng.

B. Sông Ấn và sông Hằng.

C. Hoàng Hà và Trường Giang. 

D. Sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát. 

Câu 2. Cư dân La Mã cổ đại đã sáng tạo ra

A. hệ thống chữ La-tin.

B. chữ số 0.

C. chữ tượng hình.

D. chữ hình nêm.

Câu 3. Hy Lạp cổ đại có lãnh thổ rộng, bao gồm

A. miền đất ven bờ tiểu á, lục địa Hy Lạp và đảo Xi-xin.

B. bán đảo In-ta-lia-a và các đảo: Xi-xin, Coóc-xơ và Xác-đe-nhơ.

C. lục địa Hy Lạp, miền đất ven bờ tiểu á và các đảo trên biển Ê-giê.

D. bán đảo In-ta-lia-a và các đảo nhỏ trên biển Ê-giê.

Câu 4. Một trong những nhà sử học nổi tiếng ở Hi Lạp cổ đại là

A. Hê-rô-đốt.

B. Pi-ta-go.

C. Ác-si-mét.

D. Hê-ghen.

Câu 5. Khoảng thế kỉ VIII đến thế kỉ VI TCN, các thành bang ở Hy Lạp lần lượt ra đời. Trong đó, hai thành bang lớn nhất là

A. Xpác-ta, A-ten.

B. Pen-la, Đen-phơ.

C. Xpác-ta, Đen-phơ.

D. A-ten, Pen-la.

Câu 6. Điều kiện tự nhiên nào có tác động lớn nhất đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã?

A. Có nhiều vịnh, hải cảng.

B. Có nhiều đồng bằng rộng lớn. 

C. Hệ động, thực vật. 

D. Khí hậu khô nóng. 

Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của các thành bang ở Li Lạp cổ đại?

A. Thiết chế chính trị, tổ chức nhà nước ở mỗi thành bang không giống nhau.

B. Mỗi thành bang có biên giới, chính quyền, quân đội, luật pháp riêng.

C. Các thành bang có hệ thống đo lường, tiền tệ và những vị thần bảo hộ riêng.

D. Các thành bang thống nhất lại với nhau hình thành nên một đế chế hùng mạnh.

Câu 8. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, vương quốc cổ nào ra đời trên lãnh thổ của Việt Nam ngày nay?

A. Chăm-pa.

B. Pê-gu. 

C. Tha-tơn. 

D. Ma-lay.

Câu 9. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, vương quốc phong kiến nào phát triển ở hạ lưu sông Sê Mun?

A. Đva-ra-va-ti.

B. Chân Lạp.

C. Sri-vi-giay-a.

D. Sri Kse-tra.

Câu 10. Khu vực Đông Nam Á là quê hương của loại cây trồng nào dưới đây?

A. Bạch dương.

B. Lúa nước.

C. Ô-liu.

D. Lúa mạch.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?

A. Nằm ở phía Đông Nam của châu Á.

B. Là cầu nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

C. Là cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.

D. Là cầu nối giữa Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.

Câu 12. Tác động của quá trình giao lưu thương mại ở Đông Nam Á trước thế kỉ X đã làm xuất hiện các

A. thành phố hiện đại.

B. thương cảng.

C. công trường thủ công. 

D. trung tâm văn hoá.

Câu 13. Hành tinh đứng đầu tiên trong Hệ Mặt Trời là

A. Sao Kim.

B. Sao Thủy.

C. Trái Đất.

D. Sao Hỏa.

Câu 14. Nguyên nhân chủ yếu trên Trái Đất lại tồn tại sự sống là do

A. dạng hình cầu và thực hiện nhiều chuyển động.

B. khoảng cách phù hợp từ Trái Đất đến Mặt Trời.

B. kích thước rất lớn để nhận ánh sáng từ Mặt Trời.

D. sự phân bố xen kẽ nhau của lục địa và đại dương.

Câu 15. Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục không tạo ra hiện tượng nào sau đây?

A. Giờ giấc mỗi nơi mỗi khác.

B. Hiện tượng mùa trong năm.

C. Ngày đêm nối tiếp nhau.

D. Sự lệch hướng chuyển động.

Câu 16. Sự luân phiên ngày, đêm là hệ quả của chuyển động 

A. xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

B. tự quay quanh trục của Trái Đất.

C. xung quanh các hành tinh của Trái Đất.

D. tịnh tiến của Trái Đất quanh Mặt Trời.

Câu 17. Khu vực nào sau đây quanh năm có ngày đêm bằng nhau?

A. Xích đạo.

B. Chí tuyến.

C. Ôn đới.

D. Vòng cực.

Câu 18. Khu vực nào sau đây có 6 tháng là ngày và 6 tháng là đêm trong một năm?

A. Vòng cực.

B. Cực.

C. Chí tuyến.

D. Xích đạo.

Câu 19. Những này nào trong năm ở mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất đều có ngày và đêm dài như nhau?

A. Ngày 22/6 và ngày 23/9.

B. Ngày 22/6 và ngày 22/12.

C. Ngày 21/3 và ngày 23/9.

D. Ngày 21/3 và ngày 22/6.

Câu 20. Dựa vào sao Bắc Cực trên bầu trời, ta tìm được hướng

A. Nam.

B. Tây.

C. Bắc.

D. Đông.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần nội dung của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-C

2-A

3-C

4-A

5-A

6-A

7-D

8-A

9-B

10-B

11-D

12-B

13-B

14-B

15-B

16-B

17-A

18-B

19-C

20-C

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

(3,0

Điểm)

* Phát biểu: đồng ý với ý kiến “Văn hoá Đông Nam Á có nhiều giá trị riêng do các cư dân bản địa sáng tạo nên, đồng thời tiếp thu có chọn lọc một số thành tựu của văn hoá Trung Quốc và Ấn Độ”.

0,5

* Chứng minh:

- Trước khi tiếp thu các thành tựu văn hóa của Trung Quốc, Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra nhiều giá trị riêng, ví dụ:

+ Tín ngượng thờ cúng tổ tiên; phồn thực;…

+ Nền văn minh lúa nước…

- Cư dân Đông Nam Á tiếp thu có chọn lọc một số thành tựu của văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ:

+ Tiếp thu Phật giáo, Ấn Độ giáo và có sự dùng hòa các tôn giáo đó với tín ngưỡng bản địa.

+ Dựa trên hệ thống chữ cổ của người Ấn Độ sáng tạo ra chữ viết riêng của mình,...

+ Nhiều tác phẩm sử thi ở các quốc gia Đông Nam Á được phóng tác theo nội dung của sử thi Ấn Độ (Ra-ma-y-a-na), như: Phạ Lắc - Phạ Lam (Lào); Ra-ma-kien (Thái Lan); Riêm Kê (Campuchia)…

+ Các tác phẩm kiến trúc - điêu khắc của cư dân Đông Nam Á mang đậm ảnh hưởng từ nghệ thuật tạo hình của Ấn Độ.

 

0,5

 

 

 

2,0

2 (2,0 điểm)

- Khi Hà Nội 7 giờ thì các thành phố sẽ là:

+ Luân Đôn: 0 giờ.

+ Bắc Kinh: 8 giờ.

+ Tô-ky-ô: 9 giờ.

+ Niu Y-óoc: 19 giờ.

- Mỗi đồng hồ ở khách sạn lại chỉ một giờ khác nhau vì: Ở các khách sạn là nơi lưu trú của nhiều khách du lịch đến từ nhiều quốc gia khác nhau, các đồng hồ trên là đại diện ở một địa điểm khác nhau. Khi có nhiều đồng hồ có giờ khác nhau sẽ thuận tiện cho việc tính giờ, xem giờ của du khách.

1,0

 

 

 

 

1,0

4. Đề số 4

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành dưới triều đại nào?

A. Nhà Thương.

B. Nhà Chu.

C. Nhà Tần. 

D. Nhà Hán.

Câu 2. Các quốc gia cổ đại Hy Lạp và La Mã được hình thành ở đâu?

A. Trên lưu vực các dòng sông lớn.            

B. Ở vùng ven biển, trên các bán đảo và đảo.

C. Trên các đồng bằng.                               

D. Trên các cao nguyên.

Câu 3. Ai là người nắm quyền hành trong tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã? 

A. Hội đồng 10 tướng lĩnh.

B. Viện Nguyên lão.

C. Ô-gu-xtu-xơ. 

D. Đại hội nhân dân.

Câu 4. Công trình kiến trúc nổi tiếng của La Mã cổ đại là 

A. khải hoàn môn.

B. đền Pác-tê-nông.

C. kim tự tháp Gi-za. 

D. vườn treo Ba-bi-lon.

Câu 5. Một trong những nhà toán học nổi tiếng của Hi Lạp cổ đại là

A. Hê-ghen.

B. Pô-li-biu-xơ.

C. Pi-ta-go.

D. Tu-xi-đít.

Câu 6. Điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại Hy Lạp, La Mã tạo thuận lợi cho hoạt động kinh tế nào?

A. Nông nghiệp.                                                   

B. Thủ công nghiệp.

C. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.                          

D. Chăn nuôi gia súc.

Câu 7. Các nhà nước thành bang ở Hy Lạp thực chất là nhà nước 

A. quân chủ chuyên chế. 

B. chiếm hữu nô lệ. 

C. quân chủ lập hiến. 

D. đế chế. 

Câu 8. Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á ra đời vào khoảng thời gian nào?

A. Thiên niên kỉ II TCN. 

B. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII.

C. Thế kỉ VII TCN. 

D. Thế kỉ X TCN.

Câu 9. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, vương quốc cổ nào ra đời trên lãnh thổ của Việt Nam ngày nay?

A. Văn Lang.

B. Pê-gu. 

C. Tha-tơn. 

D. Ma-lay.

Câu 10. Vì sao khu vực Đông Nam Á có vị trí địa lí rất quan trọng?

A. Nằm giáp Trung Quốc.

B. Nằm giáp Ấn Độ.

C. Tiếp giáp với khu vực châu Á gió mùa.

D. Nằm trên con đường biển nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á?

A. Nông nghiệp trồng lúa nước.

B. Giao lưu kinh tế - văn hoá với Trung Quốc và Ấn Độ.

C. Thương mại đường biển rất phát triển.

D. Thủ công nghiệp phát triển với các nghề rèn sắt, đúc đồng,...

Câu 12. Cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng là nhờ tiếp thu

A. chữ La-tin của người La Mã.

B. hệ thống chữ cổ Mã Lai.

C. chữ hình nêm của người Lưỡng Hà.

D. hệ thống chữ cổ của người Ấn Độ.

Câu 13. Trái Đất có dạng hình gì?

A. Hình tròn.

B. Hình vuông.

C. Hình cầu.

D. Hình bầu dục.

Câu 14. Mặt Trời và 8 hành tinh chuyển động xung quanh nó còn được gọi là

A. Thiên hà.

B. Hệ Mặt Trời.

C. Trái Đất.

D. Dải ngân hà.

Câu 15. Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả nào sau đây?

A. Hiện tượng mùa trong năm.

B. Sự lệch hướng chuyển động.

C. Giờ trên Trái Đất.

D. Sự luân phiên ngày đêm.

Câu 16. Trục Trái Đất có đặc điểm nào sau đây?

A. Một đường thẳng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở hai điểm cố định ở vùng cực.

B. Một đường thẳng vuông gốc với Xích đạo cắt mặt Trái Đất ở hai điểm cố định.

C. Một đường thẳng tưởng tượng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở hai điểm cố định.

D. Một đường thẳng tưởng tượng cắt mặt Trái Đất ở hai điểm cố định ở gần cực.

Câu 17. Những khu vực nào ở trên Trái Đất có ngày hoặc đêm dài suốt 6 tháng?

A. Hai vòng cực đến hai cực.

B. Hai cực trên Trái Đất.

C. Khu vực quanh hai chí tuyến.

D. Khu vực nằm trên xích đạo.

Câu 18. Những ngày nào trong năm ở mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất đều có ngày và đêm dài như nhau?

A. Ngày 22/6 và ngày 23/9.

B. Ngày 22/6 và ngày 22/12.

C. Ngày 21/3 và ngày 22/6.

D. Ngày 21/3 và ngày 23/9.

Câu 19. Mùa nào trong năm có ngày dài hơn đêm và xu hướng ngày càng ngắn lại, đêm càng dài ra?

A. Mùa đông.

B. Mùa hạ.

C. Mùa xuân.

D. Mùa thu.

Câu 20. Khi Mặt Trời lên cao trên bầu trời có thể xác định phương hướng theo 

A. bóng nắng.

B. hướng mọc.

C. hướng lặn.

D. hướng gió.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần nội dung của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-C

2-B

3-C

4-A

5-C

6-C

7-B

8-B

9-A

10-D

11-C

12-D

13-C

14-B

15-D

16-C

17-B

18-D

19-B

20-A

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

 

* Biểu hiện của sự phát triển giao lưu thương mại….

- Thương nhân nhiều nước (Trung Quốc, Ấn Độ…) hoạt động mạnh mẽ ở Đông Nam Á.

- Các vương quốc Đông Nam Á là nơi cung cấp nước ngọt và các sản vật tự nhiên, như: gỗ quý, hương liệu, ngà voi, trầm hương…

- Các vương quốc Đông Nam Á là thị trường tiêu thụ các sản phẩm thủ công, như: len, dạ, đồ đồng, đồ sứ…

 

0,5

 

0,5

 

0,5

 

* Tác động của quá trình giao lưu thương mại…

- Làm xuất hiện một số thương cảng sầm uất, trở thành những điểm kết nối kinh tế giữa các châu lục.

- Nhiều sản phẩm của các quốc gia Đông Nam Á trở nên nổi tiếng, như: hương liệu và gia vị.

- Tuyến đường biển kết nối Á - Âu được hình thành trên vùng biển Đông Nam Á (sau này gọi là Con đường Gia vị).

 

0,5

 

0,5

 

0,5

2 (2,0 điểm)

- Ngày 22/6 Mặt Trời buổi trưa chiếu thẳng góc với vĩ tuyến 23027′B vì lúc đó bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời.

- Ngày 22/12 Mặt Trời buổi trưa chiếu thẳng góc với vĩ tuyến 23027′N vì lúc đó bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.

- Ngày 21/3 và 23/9 không bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời, tia nắng Mặt Trời lúc giữa trưa chiếu thẳng góc với Xích đạo, ánh sáng và nhiệt phân bố đều cho cả hai bán cầu.

0,5

 

0,5

 

1,0

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch sử và Địa lí 6 CD có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Đức Hòa. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF