YOMEDIA

Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Phan Ngọc Hiển

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Phan Ngọc Hiển​. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em học sinh các bài tập có hướng dẫn giải chi tiết, ôn tập lại kiến thức chương trình môn Toán. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN

ĐỀ THI  HỌC KÌ

MÔN: LỊCH SỬ 11

NĂM HỌC : 2021 – 2022

Thời gian : 45 phút

Đề 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)

Câu 1. Các nước tư bản chủ yếu đua nhau xâm lược Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX là?

A. Đức và Pháp.

B. Anh và Mĩ

C. Pháp và Mĩ.

D. Anh và Pháp

Câu 2. Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn có nội dung cơ bản là

A. “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh bình đẳng”.

B. “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.

C. “Dân tộc độc lập, dân quyền bình đẳng, dân sinh hạnh phúc”.

D. “Độc lập dân tộc, bình đẳng dân quyền, hạnh phúc dân sinh”.

Câu 3. Vào thế kỉ XX, Mã Lai là thuộc địa của nước nào?

A. Thực dân Pháp.                                          

B. Thực dân Bồ Đào Nha.

C. Thực dân Tây Ban Nha.                            

D. Thực dân Anh

Câu 4. Sự  kiện nào đánh dấu Cam-pu-chia hoàn toàn trờ thành thuộc dịa của Pháp?

A. Pháp buộc vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước năm 1884.

B. Pháp gây áp lực buộc Nô-rô-đôm phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng.

C. Gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm đối với triều đình Phnom Pênh.

D. Cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi.

Câu 5. Phong trào “Ai Cập trẻ” đã lôi cuốn được các giai cấp và tầng lớp nào tham gia?

A. Một số giai cấp tư sản và tiểu tư sản tiến bộ.

B. Một số thanh niên yêu nước, căm thù thực dân.

C. Một số tiểu tư sản và tri thức ở thành thị.

D. Một số trí thức và sĩ quan yêu nước.

Câu 6. Chiến tranh thế giới thứ nhất chính thức bùng nổ vào thời gian nào?

A. Ngày 28 tháng 6 năm 1914.

B. Ngày 28 tháng 7 năm 1914.

C. Ngày 28 tháng 8 năm 1914.                          

D. Ngày 28 tháng 9 năm 1914

Câu 7. Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giời thứ nhất (1914 - 1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng

A. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế.

B. Nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm trọng.

C. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị - xã hội.

D. Bị các nước đế quốc thôn tính.

Câu 8. Tầng lớp Đaimyô được xem là quốc vương của một lãnh địa vì

A. Có chế độ thuế khóa, luật pháp và quân đội riêng.

B. Không phục tùng các mệnh lệnh của Sô – gun.

C. Khi có chiến tranh họ không cần góp sức với chính phủ trung ương.

D. Quyền lực của họ cao hơn Thiên Hoàng.

Câu 9. Tại sao trong công cuộc xây dựng CNXH Liên Xô phải thực hiện công nghiệp hóa XHCN?

A. Liên Xô là một nước lạc hậu, nằm trong vòng vây của thù địch và sự cấm vận của các nước TBCN.

B. Do tư nhân nắm toàn quyền kinh tế trong thị trường.

C. Do nhận viện trợ của nước ngoài để cải tạo đất nước, khôi phục kinh tế.

D. Do không có sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích mà dựa vào các nguồn lợi từ ngoài và tiến hành tự do các cải cách kinh tế.

Câu 10. Đâu không phải là lí do Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản không đi theo con đường cải cách kinh tế - xã hội để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng?

A. Do những nước này không có thuộc địa hoặc có ít tuộc địa.

B. Thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất.

C. Phát xít hóa là xu thế tiến bộ của thế giới.

D. Thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

Câu 11. Vì sao nền kinh tế Đức suy thoái nghiêm trọng về mọi mặt trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 –1939)?

A. Do tàn dư của thế chiến thứ nhất

B. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thừa.

C. Do tình trạng lạm phát của đất nước.

D. Do tình hình chính trị không ổn định

Câu 12. Vì sao số người thất nghiệp ở Mĩ lên tới mức cao nhất vào những năm 1932 – 1933?

A. Khủng hoảng diễn ra trầm trọng trong ngành tài chính, ngân hàng.

B. Khủng hoảng diễn ra trầm trong trong ngành công nghiệp.

C. Khủng hoảng kinh tế lên đến đỉnh điểm

D. Khủng hoảng kinh tế.

Câu 13. Chiến tranh thế giới thứ nhất lần đầu tiên trong lịch sử thế giới là một …, tổng lực, toàn diện và có sử dụng …, là cuộc chiến tranh với đầy đủ chiến tranh trên bộ, trên không và trên biển.

A. Cuộc chiến tranh hiện đại/ vũ khí hiện đại hàng loạt.

B. Cuộc chiến tranh hiện đại/ vũ khí hủy diệt hàng loạt.

C. Cuộc chiến tranh liên minh/ vũ khí hủy diệt hàng loạt.

D. Cuộc chiến tranh liên minh/ vũ khí hiện đại hàng loạt.

Câu 14. Tính chất của cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất?

A. Là cuộc chiến tranh phi nghĩa, tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc lớn.

B. Là cuộc chiến tranh không cân sức giữa các đế quốc già và các đế quốc trẻ.

C. Là cuộc chiến tranh làm rung chuyển châu Âu, thay đổi trật tự thế giới.

D. Là cuộc chiến tranh phi nghĩa, xâm lược và hiếu chiến của các nước đế quốc.

Câu 15. Hậu quả nghiêm trọng nhất nước Nga gánh chịu do chiến tranh đế quốc 1914 để lại là gì?

A. Kinh tế suy sụp.

B. Liên tiếp thua trận, xã hội không ổn định.

C. Kinh tế suy sụp, quân đội thiếu vũ khí lương thực.

D. Kinh tế suy sụp, mâu thuần xã hội gay gắt.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Câu 1: (4.0 điểm) Nền kinh tế Mỹ trong thập niên 20 của thế kỉ XX phát triển như thế nào? Nguyên nhân dẫn tới sự phát triển đó là gì?

Câu 2. (3.0 điểm) Tại sao năm 1917, nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng?  

ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1.D

2.B

3.D

4.A

5.D

6.C

7.C

8.A

9.A

10.C

11.B

12.C

13.B

14.D

15.D

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

* Sự phát triển của nền kinh tế Mĩ:

- Các ngành kinh tế có mức tăng trưởng cao. Chỉ trong vòng 6 năm (1923 – 1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%. Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp toàn thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc công nghiệp trong lĩnh vực sản xuất ôtô, thép, dầu mỏ,…

- Đặc biệt, sự bùng nổ của ngành sản xuất ô tô đã tác động mạnh đến các ngành công nghiệp khác. Năm 1919, nước Mĩ sản xuất đươc 7 triệu ô tô, đến năm 1924 đạt 24 triệu chiếc.

- Về tài chính: từ chỗ phải vay nợ châu Âu 6 tỉ đôla trước chiến tranh, Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới. Năm 1929, Mĩ nắm 60% số vàng dự trữ của thế giới.

- Mặc dù vậy, do sự phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, theo chủ nghĩa tự do thái quá, đã đưa đến sự phát triển không đồng bộ.

* Nguyên nhân của sự phát triển:

- Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đem lại “những cơ hội vàng” cho nước Mĩ. Mĩ đã tranh thủ chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe của cuộc chiến, mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ.

- Với nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao trong suốt những năm trong và sau chiến tranh thế giới, Mĩ đã trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất.

- Cùng với lợi thế đó, việc cải tiến kĩ thuật,thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền và mở rộng quy mô sản xuất đã đưa nền kinh tế Mĩ bước vào thời kì phồn vinh.

- Mĩ là nước không chịu sư tàn phá của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 2:

Năm 1917, nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng: Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười.

- Tháng 2-1917, cuộc cách mạng dân chủ tư sản bủng nổ ở Nga. Cuộc cách mạng tháng Hai thắng lợi: chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoang bị sụp đổ, bầu ra các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính, giai cấp tư sản thành lập chính phủ lâm thời, nước Nga trở thành nước Cộng hòa.

- Sau cách mạng tháng Hai, một tình hình chính trị phức tạp chưa từng có đã diễn ra ở nước Nga. Đó lá tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu cho công nhân, nông dân và binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại.

- Trước tình hình đó, Lê-nin và đảng Bôn-sê-vich đã chuẩn bị kế hoạch, lãnh đạo quân dân Nga tiến hành cuộc cách mạng thứ hai, đó là cách mạng tháng Mười nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời. Vì thế năm 1917, nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng:

+ Cách mạng tháng Hai là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế.

+ Cách mạng tháng Mười là cuộc cách mạng vô sản, đã lật đổ được Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.

Đề 2

I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1: Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cải cách trong hoàn cảnh

A. Nhật Bản đang mở rộng thông thương với tư bản phương Tây.

B. chính quyền Sô-gun đang lớn mạnh.

C. chế độ phong kiến Nhật Bản đang trên đà khủng hoảng trầm trọng

D. kinh tế Nhật Bản đang phát triển mạnh theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải của Chính sách kinh tế mới ở Liên Xô?

A. Thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực cố định.

B. Nhà nước nắm các mạch máu kinh tế.

C. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.

D. Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng .

Câu 3: Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu với sự kiện nào?

A. Ngày 1/8/1914, Đức tuyên chiến với Nga.

B. Ngày 28/7/1914, Áo-Hung tấn công Xéc-bi.

C. Ngày 4/8 /1914, Anh tuyên chiến với Đức.

D. Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo-Hung bị ám sát.

Câu 4: Học thuyết Tam dân ở Trung Quốc do ai khởi xướng?

A. Khang Hữu Vi

B. Mao Trạch Đông

C. Tưởng Giới Thạch

D. Tôn Trung Sơn  

Câu 5: Cách mạng tháng Hai (1917) đã giải quyết được nhiệm vụ gì ở Nga?

A. Lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng.

B. Đánh bại chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản.

C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất, một vấn đề cấp thiết của nông dân.

D. Đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.

Câu 6: Hiến pháp năm 1889 đã xác lập thể chế chính trị Nhật Bản là

A. Xã hội chủ nghĩa.

B. Quân chủ lập hiến.

C. Cộng hòa.

D. Quân chủ chuyên chế

Câu 7: Ngày 11/11/1918 gắn với sự kiện gì trong Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Mĩ tuyên chiến với Đức.

B. Cách mạng dân chủ tư sản Đức.

C. Chiến dịch Véc-đoong.

D. Đức kí văn kiện đầu hàng, chiến tranh kết thúc.

Câu 8: Nhiệm vụ lịch sử gì đặt ra đối với các dân tộc Đông Nam Á trước cuộc xâm lược của thực dân phương Tây?

A. Chính sách ngoại giao khôn khéo, mở rộng quan hệ thương mại với các nước.

B. Dựa trên cơ sở nhà nước phong kiến, tổ chức nhân dân kháng chiến chống xâm lược.

C. Tiếp tục duy trì chế độ chính trị cũ, hợp tác với các nước thực dân.

D. Cải cách kinh tế, chính trị - xã hội. Đoàn kết dân tộc, đứng lên đấu tranh bảo vệ độc lập.

Câu 9: Đâu là nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các nước đế quốc.

B. Do khối Liên minh thành lập.

C. Sự phân chia thuộc địa không đồng đều giữa các nước đế quốc .

D. Do khối Hiệp ước thành lập.

Câu 10: Đầu thế kỉ XX, nước Nga đứng trước tình thế gì?

A. Chính phủ tư sản sắp bị sụp đổ.

B. Các nước đế quốc lần lượt thôn tính Nga.

C. Bùng nổ cuộc cách mạng để xóa bỏ chế độ Nga hoàng.

D. Kinh tế bị khủng hoảng trầm trọng.

Câu 11: Nước nào được mệnh danh là “con hổ đói đến bàn tiệc muộn” trong cuộc giành giật thuộc địa

cuối thế kỉ  XIX, đầu thế kỉ XX?

A. Nhật.                      

B. Anh.

C. Đức.                      

D. Áo-Hung

Câu 12: Ý nghĩa  nào là cơ bản nhất của cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc ?

A. Chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc, mở đường cho CNTB phát triển.

B. Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.

C. Lật đổ triều đại phong kiến Mãn Thanh.

D. Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên nổ ra ở Trung Quốc.

Câu 13: Nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 đến năm 1941 là

A. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

B. phát triển công nghiệp quốc phòng.

C. phát triển công nghiệp nhẹ. 

D. phát triển giao thông vận tải.

Câu 14: Tính chất của Cách mạng tháng Mười (1917) ở Nga là

A. cách mạng tư sản. 

B. cách mạng vô sản.

C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

D. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.

Câu 15: Từ cải cách Minh Trị (1868), trong quá trình phát triển đất nước, lĩnh vực nào luôn được xem là quốc sách hàng đầu ở Nhật Bản?

 A. Kinh tế.                  

B. Giáo dục

C. Chính trị                

D. Quân sự.

Câu 16: Thành tích lớn nhất của Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1925-

1941 là gì?

A. Bước đầu hoàn thành Tập thể hóa nông nghiệp.

B. Thanh toán nạn mù chữ. Xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất.

C. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.

D. Tự tích lũy vốn và trang bị kĩ thuật ban đầu cho CNXH.

Câu 17: Mĩ  có thái độ như thế nào trước và trong những năm đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Chạy đua vũ trang để tham gia chiến tranh.

B. Ủng hộ Đức phát động chiến tranh.

C. Xúi dục Anh, Pháp gây chiến tranh.

D. Giữ thái độ “trung lập”.

Câu 18: Những nước nào ở Đông Nam Á bị thực dân Pháp xâm lược?

A. Việt Nam, Lào ,Cam-pu-chia.

B. Việt Nam, Lào, Miến Điện.

C. Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan.

D. Việt Nam, Phi-lip-pin, Lào.

II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Vì sao cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá là một sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại ở thế kỉ XX? Cách mạng tháng Mười Nga có ảnh hưởng như thế nào đến ViệtNam?

Câu 2. (2 điểm) Nêu và giải thích tính chất cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).

ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

C

C

B

D

A

B

D

D

C

10

11

12

13

14

15

16

17

18

C

C

A

A

B

B

C

D

A

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

* Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá là một sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại ở thế kỉ XX:

CM tháng Mười Nga đưa đến sự thành lập nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới, có ý nghĩa to lớn đối với nước Nga và thế giới.

Với nước Nga:

+ Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận hàng triệu con người ở Nga.

+ Mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nước Nga:  giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.

Với thế giới:

+ Làm thay đổi cục diện thế giới, chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất….

+ Cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới….

* Ảnh hưởng với Việt Nam: Nhờ ánh sáng cách mạng tháng Mười đã giúp Bác Hồ đã tìm ra con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam...

Câu 2:

* Tính chất: chiến tranh đế quốc, phi nghĩa.

* Giải thích: Xuất phát lợi ích các bên tham chiến nhằm giành giật thuộc địa, thị trường, bành trướng lãnh thổ; để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại.

Đề 3

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 

Câu 1. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc ở Trung Quốc diễn ra trong bao nhiêu năm?

A. 12 năm.                  

B. 13 năm.

C. 14 năm.                    

D. 15 năm.

Câu 2. Trước thái độ của triều đình Mãn Thanh đối với đế quốc, nhân dân Trung Quốc có hành động gì?

A. Đầu hàng đế quốc.

B. Nổi dậy đấu tranh.

C. Thỏa hiệp với đế quốc.

D. Lợi dụng đế quốc chống phong kiến.

Câu 3. Tại sao Cách mạng Tháng hai là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?

A. Do tư sản lãnh đạo và 2 chính quyền song song tồn tại.

B. Do tư sản lãnh đạo và chính quyền tư sản được thành lập.

C. Do giai cấp vô sản lãnh đạo và 2 chính quyền song song tồn tại.

D. Do giai cấp vô sản lãnh đạo và chính quyền Xô viết thành lập.

Câu 4: Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Sự hung hãn của Đức.

B. Thái tử Áo - Hung bị ám sát.

C. Mâu thuẫn Anh - Pháp.

D. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.

Câu 5: Trong cuộc đua giành giật thuộc địa nước nào hung hãn nhất?

A. Mĩ.                         

B. Anh

C. Đức                         

D. Nhật

Câu 6. Phát xít Đức đầu hàng không điều kiện trong chiến tranh thế giới 1 là:

A. 2/4/1917.                

B. 3/3/1918.

C. 2/11/1918                 

D. 11/11/1918

Câu 7. Cách mạng tháng Hai đã thực hiện được những nhiệm vụ gì?

A. Lật đổ chế độ tư bản.

B. Lật đổ chính quyền Xô Viết.     

C. Lật đổ chế độ phong kiến.

D. Cả A và B.

Câu 8: Nước nào ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?

A. Mã lai.              

B. Xiêm.

C. Bru nây.            

D. Xin ga po

Câu 9: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Sự thù địch Anh - Pháp.

B. Sự hình thành phe liên minh

C. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.

D. Sự tranh chấp lãnh thổ châu Âu

Câu 10: Phe Liên Minh gồm những nước nào?

A. Đức-Ý-Nhật.             

B. Đức-Áo-Hung.

C. Đức-Nhật-Áo.            

D. Đức-Nhật-Mĩ

Câu 11: Vì sao ở Nga, năm 1917, Cách mạng Tháng 2 thắng lợi nhưng vẫn tiếp tục nổ ra cuộc Cách mạng Tháng 10?

A. Vì 2 chính quyền tư sản và vô sản song song tồn tại.

B. Vì 2 chính quyền phong kiến và vô sản song song tồn tại.

C. Vì 2 chính quyền phong kiến và tư sản song song tồn tại.

D. Vì Vì 2 chính quyền phong kiến và tư sản song song tồn tại.

Câu 12: Lào trở thành thuộc địa của Pháp vào năm:

A. 1863                       

B. 1883

C. 1884                       

D. 1893

Câu 13: Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương có ý nghĩa nhự thế nào?

A. Tinh thần yêu nước.

B. Tinh thần đoàn kết của 3 nước.

C. Cả A và B đúng.

D. Cả A và B chưa đúng.

Câu 14: Lãnh tụ Tôn Trung Sơn theo khuynh hướng nào?

A. Trung lập.

B. Dân chủ tư sản.

C. Quân chủ lập hiến. 

D. Nền cộng hòa

Câu 15. Với điều ước nào Trung Quốc thực sự trở thành nước nữa thuộc địa nữa phong kiến?

A. Tân Sửu.                

B. Nam Kinh.

C. Bắc Kinh.               

D. Nhâm Ngọ

.......

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----

Đề 4

I. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm)

Câu 1: Từ sau cuộc cải cách năm 1892, tòa án, quân đội, trường học ở Xiêm đã được tổ chức lại theo mô hình của:

A. Mĩ.                          

B. Châu Âu.

C. Đức.                       

D. Nhật Bản.

Câu 2: Đảng Quốc xã Đức lợi dụng điều gì để kích động chủ nghĩa phục thù, chủ nghĩa chống cộng, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc?

A. Tâm lí bất mãn của người Đức đối với nền cộng hòa Vai-ma.

B. Sự bất mãn của người Đức với cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.

C. Sự căm thù của người Đức đối với việc Đức bị thất bại trong chiến tranh thế giới thứ nhất.

D. Tâm lí bất mãn của người Đức đối với Hòa ước Véc-xai.

Câu 3: Biện pháp để giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929-1933 của các nước Mĩ, Anh, Pháp là gì?

A. Phát xít hóa bộ máy nhà nước.

B. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội và đổi mới quy trình quản lí, tổ chức sản xuất.

C. Tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới.

D. Gây chiến tranh xâm lược thuộc địa.

Câu 4: Yếu tố nào đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

A. Chính sách huấn luyện quân đội.

B. Hệ thống thuộc địa không đồng đều.

C. Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản.

D. Việc sở hữu các loại vũ khí có tính sát thương cao.

Câu 5: Thực chất Chính sách Kinh tế mới là:

A. sự chuyển đổi từ nền sản xuất nhỏ sang nền sản xuất lớn XHCN.

B. sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường hoàn toàn.

C. chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp làm trọng tâm sang nền kinh tế công nghiệp là chủ yếu.

D. sự chuyển đổi từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.

Câu 6: Tính chất của cuộc cách mạng tháng Mười Nga là:

A. cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.

B. cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

C. cuộc cách mạng vô sản.

D. cách mạng giải phóng dân tộc.

Câu 7: Ong Kẹo và Commađam đã lãnh đạo khởi nghĩa ở nơi nào?

A. Xavanakhét

B. Cao nguyên Bôlôven

C. Châu Đốc, Hà Tiên

D. Cao nguyên Lang Bian

Câu 8: Minh Trị Thiên hoàng đã có hành động như thế nào đối với chế độ Mạc phủ?

A. Duy trì Mạc phủ như là Bộ nội vụ trong chính phủ mới.

B. Giải tán Mạc phủ nhưng cho Shogun làm Thủ tướng.

C. Thủ tiêu chế độ Mạc phủ.

D. Duy trì Mạc phủ về mặt hình thức, không có thực quyền.

II. Phần tự luận (8,0 điểm)

Câu 1: (4,0 điểm). Trình bày nội dung cơ bản của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản. Vì sao Nhật Bản coi chính sách giáo dục là nhân tố chìa khóa cho công cuộc hiện đại hóa?

Câu 2: (4,0 điểm). “Giống như mặt trời chói lọi,… chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái Đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghiã to lớn và sâu xa như thế.” (Hồ Chí Minh). 

a) Với nhận định trên, Hồ Chí Minh muốn khẳng định tầm vóc và giá trị to lớn của cuộc cách mạng nào? Nêu ý nghĩa tính chất của cuộc cách mạng đó?

b) Cuộc cách mạng đó có ảnh hưởng gì tới Việt Nam?

ĐÁP ÁN

I. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

B

D

B

C

D

C

B

C

II. Phần tự luận (8,0 điểm)

Câu 1.

* Nội dung

- Chính trị:

+ Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới…

+ Ban hành Hiến pháp mới năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

+Chính phủ mới được tổ chức theo kiểu châu Âu gồm 12 bộ. Thực hiện quyền bình đẳng ban bố các quyền tự do…

- Kinh tế:

+ Chính phủ thi hành nhiều chính sách cải cách như: thống nhất tiền tệ, thị trường, chú trọng phát triển công thương nghiệp TBCN…

+ Xóa bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến, cho phép mua bán ruộng đất.

- Quân sự:

+ Quân đội được tổ chức theo kiểu phương Tây.

+ Chú trọng sản xuất vũ khí, đóng tàu chiến…

.......

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Phan Ngọc Hiển​. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF