YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Phan Đình Phùng

Tải về
 
NONE

Ban biên tập HOC247 xin gửi đến các em tài liệu Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Phan Đình Phùng nhằm ôn tập và củng cố các kiến thức chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Mời các em cùng theo dõi!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 11

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I. Đọc hiểu (4 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Hôm nay là ngày đầu tiên thầy giáo mới vào dạy môn Toán. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm. Cả lớp ngạc nhiên khi thầy phát cho ba loại đề khác nhau rồi nói:

- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ vừa khó, nếu làm hết các em sẽ được điểm 10. Đề thứ hai có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương đối dễ. Đề thứ ba có số điểm tối đa là 6 với những câu hỏi rất dễ. Các em được quyền chọn đề cho mình.

Thầy chỉ cho làm bài trong 15 phút nên ai cũng chọn đề thứ 2 cho chắc ăn.

Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra. Cả lớp lại càng ngạc nhiên hơn khi biết ai chọn đề nào thì được tổng số điểm của đề đó, bất kể làm đúng hay sai. Lớp trưởng hỏi thầy:

- Thưa thầy tại sao lại như thế a.?

Thầy cười nghiêm nghị trả lời:

- Với bài kiểm tra này thầy chỉ muốn thử thách...

   (Trích “Hạt giống tâm hồn”)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.

Câu 2: Tại sao cả lớp lại ngạc nhiên khi thầy giáo trả bài kiểm tra?

Câu 3: Hãy viết tiếp câu nói của thầy với cả lớp sao cho phù hợp với mạch nội dung của câu chuyện trên (tối đa 4 dòng)

Câu 4: Bài kiểm tra kì lạ của người thầy trong câu chuyện trên đã dạy cho chúng ta bài học gì? Trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn (7 - 10 dòng)

Phần II. Làm văn (6 điểm)

Vì sao đêm đêm chị em Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam lại cố thức chờ đợi đoàn tàu chạy qua nơi phố huyện? Hãy phân tích ý nghĩa của việc chờ đợi tàu của chị em Liên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1: Phương thức biểu đạt: tự sự

Câu 2: Cả lớp ngạc nhiên khi thầy giáo trả bài kiểm tra vì ai chọn đề nào thì sẽ được tổng số điểm của đề đó.

Câu 3: Viết tiếp lời thầy: Nói về lòng tự tin, dám đối đầu với thử thách để biến ước mơ thành sự thật (viết không quá 4 dòng)

Câu 4: Bài kiểm tra kì lạ của thầy đã dạy cho chúng ta một bài học: “Có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm chúng ta nản chí, không tin là mình có thể làm được. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh cao của sự thành công. Vì thế mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình sự tự tin để chiến thắng chính mình, vững vàng trước khó khăn thử thách, trưởng thành hơn trong cuộc sống và vươn tới thành công.

Phần II: Làm văn

a. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Thạch Lam

- Giới thiệu truyện ngắn Hai đứa trẻ

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

b. Thân bài:

* Giải thích, phân tích:

Đối với mọi người:

- Tìm một chút ánh sáng mới, kiếm thêm chút tiền, bán thêm ít hàng cho những người trên tàu.

=> Tất cả những con người ấy làm những việc quen thuộc của mình, nhưng dường như không phải vì mục đích đó. Họ làm vì thói quen? Vì để tránh sự buồn chán vào ban đêm ở phố huyện nghèo? Hay làm vì chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ.

Đối với chị em Liên:

- Khi đoàn tàu đi qua, Liên nhớ về quá khứ với những kỉ niệm đẹp đẽ:

+ Hấp dẫn, sinh động: Liên nhớ lại khi ở Hà Nội chị được hưởng những thức quà ngon, lạ — bây giờ mẹ Liên nhiều tiền, được đi chơi Bờ Hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ.

+ Nhiều ánh sáng. Ngoài ra, kỉ niệm Hà Nội nhớ lại không rõ rệt cái gì, chỉ là một vùng sáng rực và lấp lánh. Hà Nội nhiều đèn quá!

- Đoàn tàu:

+ Chuyến tàu đó là hoạt động cuối cùng của ban đêm.

+ Mọi người cùng mong đợi: Bác Siêu nghển cổ ra phía ga lên tiếng; Đèn ghi đã ra kia rồi.

+ Một sự khác lạ: Liên cũng trông thấy ngon lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu cùng vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo gió xa xôi. Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh khi vào nghỉ. Một làn khối bùng sáng trắng lên đàng xa. tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ. Tiếng còi đã rít lên và tàu rầm rộ đi tới... đoàn xe vút qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu sáng cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các toa cửa kính sáng.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I: Đọc - hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

Trong Diễn văn khai giảng năm học 2014 - 2015 ở trường Lương Thế Vinh (Hà Nội), Giáo sư Văn Như Cương - Hiệu trưởng nhà trường - có nói:

(1) Chúng ta hãy thể hiện tình yêu nồng thắm và lớn lao đối với đất nước mình. Chúng ta yêu núi cao, sông dài, yêu rừng xanh, biển bạc, yêu đất liền và đảo xa. Một nắm đất ở vùng biên giới, một vốc cát ở Trường Sa hay Hoàng Sa đều do ông cha ta để lại, đều không thể mất... Chúng ta hãy yêu mến nhân dân mình, gần gũi nhất là yêu gia đình mình, yêu bạn bè, yêu thầy cô. Hãy nhớ rằng chúng ta được nuôi dưỡng bằng dòng sữa Mẹ Việt Nam, tuy rất ngọt ngào nhưng được chắt lọc từ biết bao nhọc nhằn và cay đắng...

(2) Tình yêu thương đất nước và nhân dân sẽ là động lực lớn thúc đẩy các em làm tốt nhiệm vụ của mình trong lúc còn ngồi trên ghế nhà trường: Nhiệm vụ đó chính là học tập tốt về mọi mặt. Hãy học tập không chỉ bằng khối óc mà còn bằng cả trái tim mình. Các em hãy nhớ lời của Bác Hồ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” mà một dân tộc yếu thì không làm chủ được chính mình, không bao giờ đạt được điều chúng ta mong muốn là “dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh”.

(Theo http://www.tinmoi.vn ngày 4/9/2014)

Câu 1: Tìm những từ ngữ trong đoạn trích thể hiện rõ sự giàu đẹp của đất nước Việt Nam.

Câu 2: Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn (2).

Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào về lời nhắn của thầy Văn Như Cương: Hãy học tập không chỉ bằng khối óc mà bằng cả trái tim mình.

Câu 4: Anh/chị có đồng ý với quan điểm: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, mà một dân tộc yếu thì không làm chủ được chính mình? Vì sao?

Phần II: Làm văn (7,0 điểm)

Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I: Đọc - hiểu

Câu 1:

- Những từ ngữ thể hiện sự giàu đẹp của đất nước Việt Nam: núi cao, sông dài, rừng xanh, biển bạc

Câu 2:

- Thao tác lập luận chính: Phân tích

Câu 3:

- Hãy học tập không chỉ bằng trí tuệ mà còn bằng cả tình yêu và trách nhiệm đối với Tổ quốc của mình.

- Hãy học tập với tất cả sự thông minh và niềm đam mê, khao khát của mình.

Câu 4:

- Học sinh bày tỏ rõ quan điểm cá nhân: đồng tình/không đồng tình; nêu lí do hợp lí, thuyết phục.

Phần II: Làm văn

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

- Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, là một nhà văn có cá tính độc đáo, có thể coi ông là một định nghĩa về người nghệ sĩ.

- Nét nổi bật trong phong cách của Nguyễn Tuân là ở chỗ, Nguyễn Tuân luôn nhìn sự vật ở phương diện văn hóa và mĩ thuật, nhìn con người ở phẩm chất nghệ sĩ và tài hoa. Sáng tác của Nguyễn Tuân thể hiện hài hòa màu sắc cổ điển và hiện đại. Đặc biệt, ông thường có cảm hứng mãnh liệt với cái cá biệt, phi thường, dữ dội và tuyệt mĩ.

- Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, in lần đầu tiên năm 1938 trên tạp chí Tao đàn, sau được lựa chọn vào tập truyện Vang và bóng một thời, 1940. Các lần tái bản sau, Vang và bóng một thời được đổi tên là Vang bóng một thời và Dòng chữ cuối cùng được đổi tên là Chữ người tử tù.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I: Đọc - hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

(1) Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa đưa ra dự báo, Việt Nam sẽ mất hơn 40 năm nữa để vượt qua mốc thu nhập trung bình. 40 năm nữa nghĩa là chúng ta, những người đang đọc bài viết này đều đã già, rất già. Thậm chí, có những người có thể đã ở thế giới bên kia. Nhưng điều nguy hiểm là không chỉ từng cá nhân, mà ngay cả đất nước này khi ấy cũng đã già nua.

... (2) Cũng giống như một đời người, thời điểm dân số già là lúc quốc gia sẽ phải tiêu tốn tiền bạc đã tích lũy được trong suốt “thời trẻ khỏe” để phục vụ cho giai đoạn không còn hoặc suy giảm khả năng sản xuất. Chẳng hạn, năm 2009 cứ hơn bảy người đi làm mới phải “nuôi” một người già. Nhưng đến năm 2049, cứ hai người làm việc đã phải gánh một người già (chưa kể còn trẻ em). Khi ấy, nếu chúng ta chưa tạo dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, cùng nền tảng khoa học kỹ thuật phát triển thì gánh nặng an sinh xã hội cũng như nguy cơ tụt hậu là rất lớn.

(3) Hành động vì tương lai ngay từ lúc này, theo tôi, là điều cần thiết với cả xã hội. Với những người có thẩm quyền, cần cân nhắc và trân trọng từng đồng tiền ngân sách. Nợ công được khẳng định vẫn trong giới hạn an toàn. Nhưng cần tính toán trước rằng, 10-20 năm nữa, khoản nợ ấy sẽ dồn lên vai một cộng đồng dân số đã già, chưa chắc nuôi nổi bản thân, huống hồ là trả nợ. Từng giọt dầu, từng mẩu tài nguyên... cũng cần được tiết kiệm. Bởi đó chính là “của để dành” khi đất nước về già, năng suất lao động đã sụt giảm.

(Phan Tất Đức, Già trước khi giàu, Vn.Express, Thứ sáu, 26/9/2014)

Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2: Xác định thao tác lập luận chính trong đoạn (2) của đoạn trích và nêu tác dụng của thao tác lập luận đó.

Câu 3: Theo tác giả, đất nước chúng ta cần làm gì để không rời vào hoàn cảnh già trước khi kịp giàu?

Phần II: Làm văn (7,0 điểm)

Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I: Đọc - hiểu

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2:

- Thao tác lập luận so sánh

- Tác dụng:

+ Giúp người đọc dễ hình dung hơn về những khó khăn của thời điểm dân số già đối với một đất nước, đặc biệt là đất nước đang phát triển.

+ Từ đó, mỗi người có nhận thức và hành động đúng để Việt Nam không bị già trước khi giàu.

Câu 3:

- Theo tác giả, đất nước chúng ta cần làm gì để không rơi vào hoàn cảnh già  trước khi kịp giàu:

+ Với những người có thẩm quyền, cần cân nhắc và trân trọng từng đồng tiền ngân sách, biết tiết kiệm tài nguyên.

+ Tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ cần tranh thủ từng phút, từng giờ để học hỏi, phấn đấu, làm việc.

---(Để xem tiếp đáp án những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Phần I: Đọc - hiểu (4.0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Đò lên Thạch Hãn ơi… chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.

(Lê Bá Dương, Lời người bên sông)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.

Câu 2: Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ “Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm”

Câu 3: Tác giả thể hiện những tâm tư, tình cảm gì khi đứng trước dòng sông Thạch Hãn?

Câu 4: Từ bài thơ, anh/chị hãy viết đoạn văn (8-12 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về trách nhiệm của học sinh hiện nay với đất nước.

Phần II: Làm văn (6,0 điểm)

Phân tích bức tranh phố huyện lúc về đêm cho đến khi đoàn tàu chạy qua trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần I: Đọc - hiểu

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 2:

- Biện pháp nghệ thuật:

+ Hoán dụ: có tuổi hai mươi gợi tuổi trẻ, phần đời sôi nổi, nhiệt huyết, ý nghĩa nhất của mỗi người.

+ Ẩn dụ: sóng nước: chỉ sự hóa thân của những người lính đã hi sinh; bờ: gợi hình dung về quê hương, Tổ Quốc → ca ngợi ý nghĩa sự hi sinh của những người lính với dân tộc.

- Tác dụng: Bài thơ gợi hình, gợi cảm, gợi sự xúc động với người đọc.

Câu 3:

- Thể hiện sự xúc động, xót thương và trân trọng những đồng đội đã hi sinh.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2021-2022 Trường THPT Phan Đình Phùng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF