YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 11 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Phó Cơ Điều

Tải về
 
NONE

Kì thi HK2 là một trong những kì thi quan trọng với các em lớp 11. Nhằm hỗ trợ việc tìm kiếm các đề thi chuẩn cấu trúc ôn luyện, HOC247 xin gửi đến các em học sinh Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 11 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Phó Cơ Điều​. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT

PHÓ CƠ ĐIỀU

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 11

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Thư Các Mác gửi con gái

Con ơi! Dù con sợ Tình yêu, Tình yêu vẫn cứ đến.

Con đừng bao giờ tự hỏi rằng người yêu con có xứng với con không? Cái thứ Tình yêu mà lại mặc cả như món hàng ngoài chợ thì không còn gọi là tình yêu được nữa. Yêu là không so tính thiệt hơn, con ạ!

Nếu người con yêu là một người nghèo khổ thì con sẽ cùng người ấy chung sức lao động để xây đắp tô thắm cho Tình yêu. Nếu người yêu của con già hơn con thì con làm cho người đó trẻ lại với con. Nếu người yêu con bị cụt chân thì con sẽ là cái nạng vững chắc nhất đời họ. Tình yêu đẹp nhất sẽ đến với con nếu con nghĩ và làm đúng lời cha dạy.

Nhưng con cũng phải luôn tự hỏi xem người đó yêu con vì lẽ gì. Nếu người đó yêu con vì sắc đẹp, con nên nhớ sắc rồi sẽ tàn. Nếu người đó yêu con vì có chức tước cao thì khẳng định người đó không yêu con, con hãy từ chối và bảo họ rằng địa vị không bao giờ làm sung sướng cho con người, chỉ có sự làm việc chân chính mới thoả mãn lòng người chân chính.

Con phải độ lượng, phải giàu lòng vị tha nếu có sự hối hận thực sự. Con phải chung thuỷ với người con yêu. Nếu con làm mất hai chữ quý báu ấy, con sẽ hổ thẹn không lấy gì mà mua lại được. Con sẽ không được quyền tự hào với chồng, với con, với xã hội. Nếu con dễ dàng để cho 1 kẻ xa lạ nào đó đặt cái hôn gian manh bẩn thỉu lên môi con, thì trước khi hôn họ đã khinh con, đang khi hôn họ cũng khinh con và sau khi hôn họ càng khinh con hơn nhất.

Ai sẽ vì con mà chăm sóc đời con, vui khi con có tin mừng, buồn khi con không may, nhất định đó là chồng con.

Câu 1 (0,5 điểm): Nội dung chính của văn bản trên.

Câu 2 (0,75 điểm): Tại sao Các Mác lại nói: Dù con có sợ Tình yêu, Tình yêu vẫn cứ đến?

Câu 3 (0,75 điểm): Trong văn bản trên Các Mác sử dụng kiểu câu: "Nếu người con yêu là một người nghèo khổ thì con sẽ cùng người ấy chung sức lao động để xây đắp tô thắm cho Tình yêu". Câu văn trên thuộc kiểu câu nào xét về mặt ngữ pháp?

Câu 4 (1,0 điểm):

"Nếu con dễ dàng để cho 1 kẻ xa lạ nào đó đặt cái hôn gian manh bẩn thỉu lên môi con, thì trước khi hôn họ đã khinh con, đang khi hôn họ cũng khinh con và sau khi hôn họ càng khinh con hơn nhất". Theo anh/chị tại sao Các Mác lại nói như vậy.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Nghị luận về câu nói: Ý chí là con đường về đích sớm nhất.

Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích đoạn 3 bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu.

-----------HẾT-----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1 (0,5 điểm):

Nội dung chính của văn bản: Lời dạy của Các Mác với con gái về tình yêu đích thực.

Câu 2 (0,75 điểm):

Các Mác nói "Dù con có sợ Tình Yêu, Tình Yêu vẫn cứ đến" vì đó là thứ tình cảm tự nhiên của con người, dù muốn hay không thì vẫn trải qua tình cảm đó.

Câu 3 (0,75 điểm):

Câu "Nếu người con yêu...tô thắm cho Tình Yêu" sử dụng kiểu câu ghép: Nguyên nhân - Kết quả.

Câu 4 (1,0 điểm):

Các Mác nói: "Nếu con dễ dàng...càng khinh con hơn nhất" vì:

Nó thể hiện sự dễ dãi bởi nụ hôn là biểu hiện của tình yêu nhưng tình yêu phải xuất phát từ sự tìm hiểu kĩ càng, chín chắn chứ không dễ dàng hôn một người xa lạ như vậy.

Với người phụ nữ đã có chồng, hành động đó là sự phản bội với chồng của mình nên người phụ nữ không đánh được tôn trọng.‌‌‌‌‌‌‌‌‌

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm):

Dàn ý Nghị luận về câu nói Ý chí là con đường về đích sớm nhất

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu nói Ý chí là con đường về đích sớm nhất.

2. Thân bài

a. Giải thích

Ý chí chính là sự nhẫn nại, cố gắng, quyết tâm vươn lên, theo đuổi mục tiêu của mình cho dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại và vấp ngã.

b. Phân tích

Tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà thành công được, để đạt được thành công, chúng ta phải cần có ý chí theo đuổi mục tiêu. Có thể nói, ý chí, nghị lực chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của con người.

Nếu trong xã hội con người ai khi gặp khó khăn cũng bỏ cuộc thì xã hội sẽ không phát triển được như hiện nay, con người sẽ rơi vào bế tắc.

Người có ý chí, nghị lực luôn là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo, giúp xã hội này tiến bộ hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Gợi ý: nhà giáo Nguyễn Ngọc Kí, chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà bác học Thomas Edison,…

d. Phản đề

Trong xã hội vẫn còn có nhiều người nóng vội, muốn đạt được thành quả nhanh chóng, lại có người dễ nản chí, bỏ cuộc khi gặp khó khăn,… những người này đáng bị xã hội chỉ trích, phê phán.

3. Kết bài

Khái quát và khẳng định lại tầm quan trọng của ý chí; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2 (5,0 điểm):

Dàn ý Phân tích đoạn 3 bài thơ Vội vàng

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả Xuân Diệu, bài thơ Vội vàng và dẫn dắt vào khổ thơ cuối bài thơ Vội vàng

2. Thân bài

Tiếc nuối, lo lắng và chợt nhận ra: Mùa chưa ngả chiều hôm → Vẫn còn thời gian của một ngày, của mùa xuân, của tuổi trẻ → giục giã “Mau đi thôi” → Thế sống của thời gian: Chạy đua cùng thời gian, vội vàng sống và tranh thủ sống.

Bức tranh thiên nhiên lại được sống dậy với những phẩm chất đẹp đẽ như ban đầu, ngồn ngộn sức sống, căng tràn sức xuân: Sự sống mới bắt đầu, ngồn ngộn một sự sống, căng tràn sức xuân.

Tác giả nhận ra không thể mãi tiếc nuối → Cảm nhận cảnh sắc ở thời tươi. Thế giới xuân tình rạo rực đến đắm say → đẹp và đầy sức quyến rũ.

Tình yêu cuộc sống và niềm khao khát giao cảm: Động thái của chủ thể trữ tình: Ở điệp khúc: Ta muốn... ôm, say, thâu riết → cử chỉ vồ vập, đắm say đối với một người tình cuộc sống → bộc lộ tình yêu cuộc sống đến cuồng si.

Chủ thể trữ tình đã cảm nhận cuộc sống bằng nhiều giác quan: xúc giác, thị giác, và cả những cảm nhận vô hình. Sự diệu kì đã xảy ra trong hồn thơ của Xuân Diệu, chính tình yêu cuộc sống đã làm sống lại phẩm chất tươi đẹp, đầy sinh khí như ban đầu, còn đọng lại vẫn là tình yêu mãnh liệt.

Kết thúc là lúc tình cảm của tác giả mãnh liệt đến độ cao trào của bài thơ: Xuân Diệu vẫn còn băn khoăn lắm, vẫn còn lo sợ lắm, những đắm say vẫn là đắm say, khao khát vẫn là khát khao → Càng yêu càng sợ mất, càng sợ mất càng muốn yêu, càng muốn níu giữ

Bộc lộ quan niệm sống của Xuân Diệu: cuộc đời đẹp nhất là vào mùa xuân, đời người đẹp nhất là lúc tuổi trẻ, tuổi trẻ đẹp nhất là tình yêu → con người cần trân trọng những giây phút của tuổi trẻ.

3. Kết bài

Nêu nhận xét, cảm nhận, đánh giá chung về vấn đề. Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân.

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Tự sự

Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy
Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?
Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng

Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.

Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Đâu chỉ dành cho một riêng ai.

(Lưu Quang Vũ)

Câu 1 (0,5đ): Xác định 2 phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2 (0,75đ): Anh/chị hiểu thế nào về ý nghĩa 2 câu thơ sau:

"Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng".

Câu 3 (0,75đ): Theo anh/chị, vì sao tác giả nói rằng:

"Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta"

Câu 4 (1,0đ): Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Nghị luận xã hội về ý kiến: Khi cuộc đời cho bạn cả trăm lí do để khóc, hãy cho đời thấy bạn có cả ngàn lí do để cười.

Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích đoạn thơ thứ hai bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu.

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1 (0,5đ):

-Hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản là: nghị luận và biểu cảm.

Câu 2 (0,75đ):

Ý nghĩa 2 câu thơ:

"Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng"

"Đất" - nguồn sống, nguồn dinh dưỡng cho hạt nảy mầm. Nhưng đất không phải của riêng cho một hạt mầm nào. Cũng như cuộc sống trong cõi đời này không dành riêng cho một ai mà cho tất cả chúng ta. Hạnh phúc ở quanh ta nhưng không tự nhiên đến. Nếu muốn có cuộc sống tốt đẹp, muốn có hạnh phúc, tự mỗi người phải có suy nghĩ và hành động tích cực; phải nỗ lực vươn lên, như "Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng".

Câu 3 (0,75đ):

Tác giả cho rằng:

"Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta"

Bởi vì: Con người không được đặt vào hoàn cảnh có vấn đề, có thách thức; không phải nỗ lực hết mình để vượt qua trở ngại, để chinh phục thử thách mới đến được đích. Khi đó con người không có cơ hội để thể hiện mình nên cũng không khám phá và khẳng định được hết những gì mình có; không đánh giá hết ưu điểm cũng như nhược điểm của bản thân. Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn.

Câu 4 (1,0đ):

Học sinh có thể chọn một trong những thông điệp sau và trình bày suy nghĩ thấm thía của bản thân về thông điệp ấy:

Dù là ai, làm gì, có địa vị xã hội thế nào cũng phải sống từ những điều rất nhỏ; biết nâng niu, trân trọng những cái nhỏ bé trong cuộc sống mới có được hạnh phúc lớn lao.

Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn.

Muốn có được hạnh phúc phải tự mình nỗ lực vươn lên.

Cuộc sống không phải lúc nào cũng như ta mong muốn, biết đòi hỏi nhưng cũng phải biết chấp nhận, biết nhìn đời bằng con mắt lạc quan, biết cho đi thì mới được nhận lại.‌‌‌‌‌‌‌‌‌

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm):

Dàn ý nghị luận xã hội Khi cuộc đời cho bạn cả trăm lí do để khóc, hãy cho đời thấy bạn có cả ngàn lí do để cười

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý kiến: Khi cuộc đời cho bạn cả trăm lí do để khóc, hãy cho đời thấy bạn có cả ngàn lí do để cười.

2. Thân bài

a. Giải thích

Khi cuộc đời cho bạn cả trăm lí do để khóc: những khó khăn, thử thách trong cuộc sống làm cho con người ta dễ nản chí.

Hãy cho đời thấy bạn có cả ngàn lí do để cười: chính là ý chí, nghị lực sống của con người vượt lên trên những khó khăn để có được sự thành công, niềm vui, niềm hạnh phúc.

→ Câu nói khuyên nhủ con người sống có nghị lực, ý chí, vượt qua khó khăn, gian khổ để đến được bến bờ hạnh phúc.

b. Phân tích

Tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà thành công được, để đạt được thành công, chúng ta phải cần có ý chí theo đuổi mục tiêu. Có thể nói, ý chí, nghị lực chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của con người.

Cuộc sống của con người luôn có những khó khăn, thử thách mà chúng ta không thể lường trước đôi khi làm ta vấp ngã, nản chí và bỏ cuộc, nhưng nếu ta biết kiên nhẫn vượt qua, ta sẽ có được những điều tốt đẹp mà người khác không làm được.

Muốn có được thành công rực rỡ ta phải trải qua nhiều khó khăn, khó khăn càng lớn thì thành công càng ngọt, không điều gì là không thể nếu ta có một ý chí hơn người.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Gợi ý: nhà giáo Nguyễn Ngọc Kí, chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà bác học Thomas Edison,…

d. Phản đề

Trong xã hội có nhiều người sống không có mục tiêu, ước mơ, hoài bão, không biết vươn lên, phó mặc cho số phận. Lại có những người lười biếng, dễ nản chí, bỏ cuộc khi gặp khó khăn,… Những người này khó có được thành công và một cuộc sống tốt đẹp.

3. Kết bài

Khái quát và khẳng định lại vấn đề nghị luận: Khi cuộc đời cho bạn cả trăm lí do để khóc, hãy cho đời thấy bạn có cả ngàn lí do để cười; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2 (5,0 điểm):

Dàn ý Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Diệu, bài thơ "Vội vàng" và dẫn dắt vào đoạn thơ thứ 2.

2. Thân bài

Niềm tiếc nuối trước sự trôi chảy của thời gian: Nhịp điệu thơ trong đoạn này không sôi nổi, vồ vập như đoạn thơ trên mà chậm hơn, lắng lại những suy tư.

3. Kết bài

Khẳng định lại nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của đoạn thơ.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) 

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Láng giềng đã đỏ đèn đâu?
Chờ em ăn dập miếng giầu em sang
Ðôi ta cùng ở một làng
Cùng đi một ngõ, vội vàng chi anh?
Em nghe họ nói mang manh,
Hình như họ biết chúng mình ... với nhau.

Ai làm cả gió đắt cau,
Mấy hôm sương muối cho giầu đổ non?

(Chờ nhau, Nguyễn Bính, theo Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam (1932 - 1941), NXB Vãn học, 2007)

Câu 1 (1,0đ): Ðoạn thơ sử dụng thể thơ nào? Chỉ ra tác dụng của thể thõ với việc biểu đạt tâm trạng nhân vật trữ tình?

Câu 2 (0,5đ): Tìm những từ ngữ gợi không gian làng quê trong đoạn thơ?

Câu 3 (0,5đ): Cảm nhận câu thơ: "Em nghe họ nói mong manh/ Hình như họ biết chúng mình ... với nhau?"

Câu 4 (1,0đ): Tác dụng và ý nghĩa của biện pháp tu từ qua câu thơ: "Ai làm cả gió đắt cau/ Mấy hôm sương muối cho giầu đổ non?"

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Nghị luận xã hội về bản lĩnh cần có của mỗi con người trước những cám dỗ của cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu để thấy tâm trạng của một thanh niên say mê lí tưởng.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1 (1,0đ):

Thể thơ lục bát. Tác dụng: nhịp thơ đều, gợi sự tình tứ, sâu lắng, phù hợp với không gian thôn quê.

Câu 2 (0,5đ):

Từ ngữ thể hiện không gian làng quê: láng giềng, đỏ đèn, miếng giầu, làng, ngõ, cau, sương muối.

Câu 3 (0,5đ):

Câu thơ: "Em nghe họ nói mong manh/ Hình như họ biết chúng mình ... với nhau". Thể hiện sự kín đáo, tế nhị, trong sáng và thoáng chút bối rối của cô gái trong mối tình quê. (0,25)

Câu 4 (1,0đ):

Biện pháp: câu hỏi tu từ. Tác dụng, ý nghĩa: Mượn hình ảnh thiên nhiên thể hiện hàm ý trách móc của cô gái vì chuyện tình yêu dang dở, lỡ làng. (Trách chàng trai, trách cuộc đời)‌‌‌‌‌‌‌‌‌

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm):

Dàn ý Nghị luận xã hội bản lĩnh cần có của mỗi con người trước những cám dỗ của cuộc sống

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vẫn đề cần nghị luận: bản lĩnh cần có của mỗi con người trước những cám dỗ của cuộc sống.

2. Thân bài

a. Giải thích

Bản lĩnh: là khả năng đương đầu với khó khăn, giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống một cách bình tĩnh, thông minh và tỉnh táo. Bên cạnh đó, bản lĩnh còn là lòng dũng cảm, kiên trì, dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm.

Cám dỗ: là những lôi cuốn, những điều có sức hút nhưng không tích cực của một sự việc hay một hiện tượng nào đó trong cuộc sống lôi kéo, khơi gợi những ham muốn bên trong con người khiến chúng ta sa ngã.

→ Mỗi người cần rèn luyện cho mình một bản lĩnh vững vàng để vượt qua những cám dỗ thì mới đến được thành công.

b. Phân tích

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống có bản lĩnh và đạt được thành công vang dội để minh họa cho bài làm của mình.

d. Phản đề

Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người nhút nhát, dễ bỏ cuộc, sợ thất bại, gặp chút khó khăn đã nản chí. Lại có những người chỉ sống trong vùng an toàn của bản thân mà không biết vươn lên, bứt phá, tạo thành tựu cho cuộc sống của mình.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: bản lĩnh cần có của mỗi con người trước những cám dỗ của cuộc sống; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Câu 2 (5,0 điểm):

Dàn ý Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu để thấy tâm trạng của một thanh niên say mê lí tưởng

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Tố Hữu, bài thơ Từ Ấy và lý tưởng sống được thể hiện qua bài thơ.

2. Thân bài

a. Phân tích bài thơ Từ ấy

Khổ thơ đầu: sự giác ngộ lí tưởng cách mạng của tác giả khi được ánh sáng của Đảng và nhà nước soi sáng. Thể hiện niềm vui sướng tột cùng khi được đứng trong hàng ngũ danh dự của Đảng; chiến đấu vì mục tiêu và lí tưởng cao đẹp.

Khổ thơ thứ hai: tác giả thể hiện sự gắn bó keo sơn, bền chặt của bản thân với cuộc đời, với những kiếp người đau khổ ngoài kia để cùng nhau góp sức tạo nên một khối đại đoàn kết dân tộc vô cùng vững mạnh, bền chặt.

Khổ thơ cuối cùng: tự nhận mình có mối quan hệ thân mật, gắn bó với những con người trên khắp mọi miền đất nước, cù bất cù bơ không nơi nương tựa, đâu đâu cũng là nhà, cũng là anh em.

→ Tư tưởng của một con người giàu lòng yêu nước, hướng về đại chúng, về mọi người, luôn khao khát được sống, được chiến đấu vì mọi người và bảo vệ nền độc lập, tự do cho dân tộc.

b. Lí tưởng sống của thanh niên hiện nay

3. Kết bài

Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đồng thời liên hệ bản thân.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 11 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Phó Cơ Điều. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !      

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF