YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 11 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Phan Bội Châu

Tải về
 
NONE

Luyện đề là phương pháp hiệu quả để có kế hoạch ôn tập phù hợp cho kì thi HK2 sắp tới. Xin giới thiệu đến các em Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 11 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Phan Bội Châu. Bộ đề với đầy đủ phần đề và đáp án chi tiết giúp các em dễ dàng so sánh, đối chiếu kết quả. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT

PHAN BỘI CHÂU

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 11

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

       Các nhà tâm lý học nhận thấy từ trẻ sơ sinh cho đến người trưởng thành đều luôn khao khát mối quan hệ tác động qua lại giữa người với người. Những đứa trẻ không được lớn lên trong tình yêu thương thì khi trưởng thành, dù rất khao khát nhưng vẫn rất khó để có được một đời sống ổn định về cảm xúc. Người trưởng thành cũng gặp những tổn thương tương tự. Thiếu vắng những mối giao lưu thân tình với người khác, tâm hồn chúng ta thường bị lệch lạc.

       Thật vậy, cuộc sống của chúng ta được hình thành từ các mối quan hệ khác nhau, là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Qua đó, ta nhận thức về thế giới, về bản thân và ngay cả “số phận” của mình: Những người có mối quan hệ tốt đẹp với người khác thì mau trưởng thành hơn, sống hạnh phúc hơn, tâm hồn trở nên rộng rãi hơn. Linh mục Thomas Merton đã từng viết: “Tâm hồn của chúng ta cũng giống như các vận động viên, luôn cần có đối thủ ngang sức ngang tài để thể hiện đầy đủ sức mạnh của mình”. Các cơ bắp sẽ trở nên yếu đi nếu không được luyện tập thường xuyên và đầy đủ. Tâm hồn của bạn cũng như thế! Và cách luyện tập tuyệt vời nhất là hãy biết chia sẻ và làm điều tốt cho người khác những khi có thể.

(Cho đi là còn mãi – Azim Jamal & Harvey McKinno)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?

Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả biện pháp tu từ trong câu: Linh mục Thomas Merton đã từng viết: “Tâm hồn của chúng ta cũng giống như các vận động viên, luôn cần có đối thủ ngang sức ngang tài để thể hiện đầy đủ sức mạnh của mình”.

Câu 3. Tại sao tác giả khẳng định: Thiếu vắng những mối giao lưu thân tình với người khác, tâm hồn chúng ta thường bị lệch lạc?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về giá trị của sự sẻ chia và làm điều tốt cho người khác những khi có thể được gợi ra ở phần đọc hiểu.

Câu 2 (5,0 điểm)

Hãy cảm nhận đoạn thơ trong bài Vội vàng của Xuân Diệu:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

- Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1.

* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: Miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2.

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải

- Biện pháp tu từ: so sánh

- Tác dụng: Tác giả so sánh tâm hồn chúng ta như các vận động viên, luôn cần có đối thủ để thể hiện đầy đủ sức mạnh của mình, đồng thời chúng ta cần có các mối quan hệ để có thể nhìn nhận về thế giới và hiểu rõ về bản thân mình hơn.

Câu 3.

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

Vì Các nhà tâm lý học nhận thấy từ trẻ sơ sinh cho đến người trưởng thành đều luôn khao khát mối quan hệ tác động qua lại giữa người với người. Những đứa trẻ không được lớn lên trong tình yêu thương thì khi trưởng thành, dù rất khao khát nhưng vẫn rất khó để có được một đời sống ổn định về cảm xúc.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Gợi ý:

- Giới thiệu vấn đề: về giá trị của sự chia sẻ và làm điều tốt cho người khác những khi có thể.

- Giải thích: sự chia sẻ là quan tâm, giúp đỡ người khác; những khi có thể là những thời điểm có điều kiện để thực hiện sự giúp đỡ người khác.

- Bàn luận tác dụng của sự chia sẻ và làm điều tốt:

+ Luôn được người khác quan tâm, yêu thương và tôn trọng.

+ Cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn

+ Truyền cảm hứng, khơi dậy niềm khát khao chia sẻ cho mình và những người xung quanh.

+ Thắp sáng niềm tin nơi tâm hồn mọi người.

+ Là đạo lí truyền thống của dân tộc ta

+ Bên cạnh đó cần phải phê phán những người ích kỷ, luôn chỉ biết sống cho bản thân mình. Họ luôn bó buộc trong vỏ bọc của mình, không nhận thấy được giá trị cuộc sống, luôn thấy bi quan mất niềm tin mọi người xung quanh

- Bài học và liên hệ bản thân

+ Luôn quan tâm và chia sẻ với người khác khi có thể dù là việc nhỏ nhất.

+ Tham gia tích cực các hoạt động tình nguyện do đoàn thể tổ chức.

+  Là học sinh các em cần chia sẻ với bạn bè gặp khó khăn, ….

+ Đánh giá lại giá trị của sự chia sẻ và làm việc tốt.

Câu 2:

* Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích

- Giới thiệu tác giả Xuân Diệu: Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.

Vội vàng được in trong tập Thơ thơ, là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.

2. Phân tích

2.1 . Vì sao ở cuối bài thơ, lòng yếu đời, ham sống của tác giả lại bùng lên dữ dội, hối hả, cuồng nhiệt như vậy?

- Đó chính là cao trào tình cảm tất yếu phải đến trong mạch thơ Vội vàng của tác giả:

+ Mở đầu bài thơ là những biểu hiện của lòng yêu đời, yêu cuộc sống đến si mê, ngây ngất của nhà thơ.

+ Tiếp đến, lại là những băn khoăn, lo lắng của nhà thơ khi ông cảm thấy cuộc đời mình ngắn ngủi, tuổi trẻ, tuổi xuân qua nhanh.

+ Trong nỗi băn khoăn, lo sợ đó, nhà thơ thấy rõ nếu không đến nhanh với cuộc sống để tận hưởng thì sẽ mất nó, vì thế mà ông phải vội vàng đến ngay để ôm ghì lấy nó trong vòng tay của mình.

– Câu thơ bản lề để cho cao trào tình cảm trào ra cuồng nhiệt chính là: "Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm". Đó là lời tự giục giã của nhà thơ. Chính vì "mùa chưa ngả chiều hôm" nên phải "mau đi thôi" để đến với cuộc sống đó, để Ta muốn ôm… tất cả những gì có trong cuộc sống đó.

2. Cách sống vội vàng, hối hả, cuồng nhiệt của nhà thơ được biểu hiện như thế nào?

– Nhà thơ muôn ôm ghì, riết chặt cuộc sống trong vòng tay của mình vì sợ mất nó:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu…

– Nhà thơ muốn tận hưởng cuộc sống đó ở những cảm giác cuồng nhiệt, mãnh liệt nhất:

+ Từ ôm đến riết, đến say, đến thâu, đến cắn…

+ Từ rất nhiều sự vật, hiện tượng của cuộc sống: mây đưa, gió lượn, cánh bướm, tình yêu, cái hôn, non nước, cây, cỏ, mùi thơm, ánh sáng, thanh sắc, xuân hồng…

+ Và rất nhiều cảm giác: chuếnh choáng, đã đầy, no nê…

+ Diện tận hưởng rất rộng mà cường độ tận hưởng lại rất cao, rõ nhất là trong câu thơ cuối " – Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!" Chưa bao giờ trong văn chương lại có một tiếng nói thơ ca mới mẻ và táo bạo đến thế. Đó chính là sự bùng nổ mãnh liệt của "cái tôi – cảm xúc" trong Thơ mới thời kì 1932 – 1941 mà Xuân Diệu là một gương mặt tiêu biểu. Cả đoạn thơ, đặc biệt câu thơ cuối, đã nói lên rất rõ thần thái của Xuân Diệu.

– Tất cả những điều nói trên đã được thi nhân bộc lộ bằng một tiếng nói thơ đặc sắc, mang tính nghệ thuật cao. Đúng là sự bùng nổ của "cái tôi – cảm xúc" đã kéo theo sự bùng nổ về nghệ thuật thơ, đem đến những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu ở đoạn thơ này:

+ Cảm xúc dâng trào mạnh mè làm cho âm điệu câu thơ cuồn cuộn, dồn dập, diễn tả được sự vội vàng, hôi hả, cuồng nhiệt đến với cuộc sống của nhà thơ.

+ Dùng nhiều động từ chỉ hành động và chỉ cảm giác mạnh, ngày càng tăng tiến để bộc lộ cái cảm xúc bùng nổ của thi nhân:

> Ôm —> riết -> say -> thâu -> cắn.

> Chuếnh choáng -> đã đầy -> no nê.

Cái gì cũng ở cường độ cao, ở trạng thái mê say, ứ tràn.

+ Sử dụng nhiều điệp từ: ta (5 lần), và (3 lần) cho (3 lần) càng khiến câu thơ thêm dồn dập, cảm xúc thơ dâng trào, và con người thơ vội vàng, cuống quýt, cuồng nhiệt của Xuân Diệu được bộc lộ rõ với cái thần thái, sắc diện riêng của thi nhân, không thể lẫn được.

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

1.Giá trị sống là giá trị của chính mình. Vì không có mình thì làm gì có cuộc sống! Bàn về giá trị cuộc sống là bàn về chính ta với các câu hỏi như: ta là gì; ta phải làm gì để sống cho đúng một con người. …Và khi sống mà ta được nhiều người kính trọng, quý mến và noi gương thì tức là ta đã xác định và thể hiện được các giá trị sống.

2.Trong đa số năm tháng của đời mình, ít khi ta sống một mình. Hơn nữa cuộc sống mà chỉ có mỗi một mình ta thôi thì đó là một cuộc đời buồn. …Do vậy, khi sống ta cần người khác. Tầm quan trọng của người khác đối với ta thay đổi mức độ tùy theo tuổi tác của ta. Khi trẻ chúng ta ít cần người khác, đến tuổi trung niên ta cần họ nhiều hơn và khi ốm yếu già cả thì ta rất cần người khác. Vì sự cần người khác của ta thay đổi, cho nnên giá trị cuộc sống của ta cũng thay đổi theo tuổi tác. Vào thời trai trẻ, ta ít cần người khác, nên ít nghĩ đến mình. Cuộc sống tràn trề sinh lực. Vì vậy mà vào thời kỳ đó ta dễ quên mình để theo đuổi lý tưởng cao đẹp, mà đa phần là có lợi cho việc chung. Nhờ sự xả thân của tuổi trẻ, xã hội, đất nước sẽ có nhiều tiến bộ về kinh tế, chính trị, xã hội…

(http//vietnamnet.vn)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn bản trên.

Câu 2: Theo anh/chị vì sao tác giả nhận định rằng : Giá trị sống là giá trị của chính mình?

Câu 3: Căn cứ vào văn bản, anh/chị hãy cho biết các giá trị sống được thể hiện như thế nào?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản ở phần đọc hiểu, anh/chị viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của mình về chủ đề: Sống sao cho giá trị.

Câu 2 (5,0 điểm)

Anh (chị) hãy phân tích quan niệm về thời gian qua đoạn thơ sau:

Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn.

( Trích “Vội vàng”, Xuân Diệu, sách giáo khoa Ngữ văn tập 2, lớp 11)

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1.

* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: Miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2.

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải

Tác giả cho rằng giá trị sống là giá trị của chính mình, vì không có mình thì sẽ không có cuộc sống.

Câu 3.

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

- Khi sống mà ta được nhiều người kính trọng, quý mến và noi gương thì tức là ta đã xác định và thể hiện được các giá trị sống.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Gợi ý:

- Giải thích:

+ Giá trị là cái dựa vào đó để xem xét một con người đáng quý đến mức nào về mặt nghề nghiệp, tài năng, đạo đức và trí tuệ, họ dựa vào những giá trị đó để đánh giá giá trị sống.

+ Giá trị sống là kim chỉ nam cho mỗi người, những điều mà một con người cho là tốt, là quan trọng phải cố gắng đạt được, chính vì vậy mà giá trị sống chi phối hành vi hướng thiện của con người.

Giá trị sống của mỗi người một khác, không phải ai cũng có giá trị sống giống nhau vì vậy mà mỗi người sẽ có hướng đi và sự cố gắng riêng.

+ Có những người giá trị sống của họ là trở thành người giàu có, thành đạt.

+ Có những người giá trị sống là việc sống nhàn hạ, ăn ngon, mặc đẹp.

+ Có những người giá trị sống là mỗi ngày làm việc thiện, làm đẹp cho đời….

- Dù đích đến của chúng ta là gì, giá trị sống ra sao nhưng nó mang đến những điều tốt đẹp không chỉ cho bản thân mà còn giúp cho xã hội tốt lên, giúp ích cho mọi người xung quanh thì đó là những giá trị đáng được ngợi ca, trân trọng.

- Liên hện bản thân

Câu 2:

* Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Xuân Diệu là một nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ ùng những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.

Vội vàng được in trong tập Thơ thơ, là một trong những tập thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.

2. Phân tích

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

- Thời gian tuyến tính, một đi không trở lại

- Nghệ thuật:

+ Cách ngắt nhịp ¾ trong cả hai câu thơ diễn tả bước đi của thời gian

+ Điệp cấu trúc: điệp cấu trúc kiểu câu định nghĩa.

+ Cặp từ đối lập: tới – qua, non – già.

=> Tác giả muốn nhấn mạnh quy luật bước đi, sự vận hành của thời gian, tuần tự, không trở lại.

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

- Mùa xuân đi qua mang theo tuổi thanh xuân của con người, quy luật mang tính tác động tiêu cực.

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn.

Nghệ thuật: Dựng lên những cặp đối lập:

+ Rộng >< chật

+ Xuân tuần hoàn >< tuổi trẻ

+ Còn trời đất >< chẳng còn tôi mãi

=> Sự vô hạn, vô cùng của trời đất nhưng đời người thì hữu hạn.

- “Lượng trời chật”: chật khi lấy đi tuổi trẻ, tuổi xuân của mỗi con người.

- “Không cho dài thời trẻ của nhân gian/ Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”

=> Tuổi trẻ là thời gian đẹp đẽ của mỗi con người, tuổi trẻ sẽ không bao giờ quay trở lại

=> Cảm xúc của nhà thơ: bâng khuâng, tiếc nuối.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

3. Kết luận

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.

Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời.

Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện, J.K.Rowling, tác giả của “Harry Poter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nối tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.

Thất bại không phải cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.

(Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2: Theo tác giả, thất bại mang tác dụng gì?

Câu 3: Việc tác giả trích dẫn câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng gì?

Câu 4: Anh/chị có cho rằng trong cuộc sống, thất bại luôn “là cái cớ để ta chần chừ” không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về giá trị của sự sẻ chia và làm điều tốt cho người khác những khi có thể được gợi ra ở phần đọc hiểu.

Câu 2 (6.0 điểm)

Hãy cảm nhận đoạn thơ trong bài Vội vàng của Xuân Diệu:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

- Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1.

* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: Miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2.

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải

Theo tác giả, chúng ta nên suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thất bại như một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân.

Câu 3.

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

Tăng sức thuyết phục đối với người đọc

- Khẳng định không ai thành công mà không phải trải qua thất bại. Từ chính trong thất bại họ đã vươn đến thành công.

Câu 4.

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

 - Anh/chị có thể lựa chọn trả lời đồng ý hoặc không và có lí giải phù hợp.

Gợi ý:

- Đồng ý.

- Vì: Con người luôn mang trong mình tâm lí sợ hãi, bơi vậy khi gặp một lần thất bại sẽ không dám bước tiếp, lấy lí do để ngừng cuộc chơi. Chính điều đó sẽ khiến họ không bao giờ có thể vươn đến thành công.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1:

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Gợi ý:

- Giới thiệu vấn đề: về giá trị của sự chia sẻ và làm điều tốt cho người khác những khi có thể.

- Giải thích: sự chia sẻ là quan tâm, giúp đỡ người khác; những khi có thể là những thời điểm có điều kiện để thực hiện sự giúp đỡ người khác.

- Bàn luận tác dụng của sự chia sẻ và làm điều tốt:

+ Luôn được người khác quan tâm, yêu thương và tôn trọng.

+ Cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn

+ Truyền cảm hứng, khơi dậy niềm khát khao chia sẻ cho mình và những người xung quanh.

+ Thắp sáng niềm tin nơi tâm hồn mọi người.

+ Là đạo lí truyền thống của dân tộc ta

+ Bên cạnh đó cần phải phê phán những người ích kỷ, luôn chỉ biết sống cho bản thân mình. Họ luôn bó buộc trong vỏ bọc của mình, không nhận thấy được giá trị cuộc sống, luôn thấy bi quan mất niềm tin mọi người xung quanh

- Bài học và liên hệ bản thân

+ Luôn quan tâm và chia sẻ với người khác khi có thể dù là việc nhỏ nhất.

+ Tham gia tích cực các hoạt động tình nguyện do đoàn thể tổ chức.

+  Là học sinh các em cần chia sẻ với bạn bè gặp khó khăn, ….

+ Đánh giá lại giá trị của sự chia sẻ và làm việc tốt.

Câu 2:

* Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích

- Giới thiệu tác giả Xuân Diệu: Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.

Vội vàng được in trong tập Thơ thơ, là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.

2. Phân tích

2.1 . Vì sao ở cuối bài thơ, lòng yếu đời, ham sống của tác giả lại bùng lên dữ dội, hối hả, cuồng nhiệt như vậy?

- Đó chính là cao trào tình cảm tất yếu phải đến trong mạch thơ Vội vàng của tác giả:

+ Mở đầu bài thơ là những biểu hiện của lòng yêu đời, yêu cuộc sống đến si mê, ngây ngất của nhà thơ.

2. Cách sống vội vàng, hối hả, cuồng nhiệt của nhà thơ được biểu hiện như thế nào?

– Nhà thơ muôn ôm ghì, riết chặt cuộc sống trong vòng tay của mình vì sợ mất nó:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu…

– Nhà thơ muốn tận hưởng cuộc sống đó ở những cảm giác cuồng nhiệt, mãnh liệt nhất:

+ Từ ôm đến riết, đến say, đến thâu, đến cắn…

+ Từ rất nhiều sự vật, hiện tượng của cuộc sống: mây đưa, gió lượn, cánh bướm, tình yêu, cái hôn, non nước, cây, cỏ, mùi thơm, ánh sáng, thanh sắc, xuân hồng…

+ Và rất nhiều cảm giác: chuếnh choáng, đã đầy, no nê…

+ Diện tận hưởng rất rộng mà cường độ tận hưởng lại rất cao, rõ nhất là trong câu thơ cuối " – Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!" Chưa bao giờ trong văn chương lại có một tiếng nói thơ ca mới mẻ và táo bạo đến thế. Đó chính là sự bùng nổ mãnh liệt của "cái tôi – cảm xúc" trong Thơ mới thời kì 1932 – 1941 mà Xuân Diệu là một gương mặt tiêu biểu. Cả đoạn thơ, đặc biệt câu thơ cuối, đã nói lên rất rõ thần thái của Xuân Diệu.

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 11 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Phan Bội Châu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !      

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF