YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 11 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Như Xuân

Tải về
 
NONE

Trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho kì thi HK2 sắp tới, nhằm hỗ trợ các em có thêm đề thi và kiến thức ôn luyện, HOC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 11 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Như Xuân chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

NHƯ XUÂN

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 11

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Những con chim bồ câu tụ tập với nhau trong một cái chuồng trên ngọn cây, chúng thấy con chim đại bàng sải cánh trên cao, bèn bàn luận:

- Eo ơi, gió đùng đùng thế kia mà nó cứ bay lên cao làm gì nhỉ. Không xuống đây như bọn mình có phải an toàn hơn không?

- Báu bở gì cái trò bay một mình, cô đơn bỏ xừ! Thấy bảo nó kiếm mồi cũng vất vả lắm, không như chúng mình sung sướng, ngày ngày có người cho ăn… Đúng là đồ dở hơi!

Đại bàng tung hoành trong cơn bão, rồi đi săn mồi về tổ, nó nào ngó xuống để suy nghĩ về mấy con chim bồ câu?

Rồi một ngày, người chủ mang mấy con chim ra thịt đãi khách. Trước khi bị cắt tiết, chúng tiếc nuối nhớ về hình ảnh con chim đại bàng.

Đại bàng vẫn đi săn mồi, nào hay biết gì về mấy con chim bồ câu?

Con người khác con chim ở chỗ được lựa chọn, không nhất thiết phải là đại bàng hay bồ câu, nhưng dù ngồi ở vị trí nào, chủ động cho cuộc sống của chính mình vẫn là tốt nhất. Và đừng bao giờ phán xét người khác khi họ không thèm để ý đến mình.

Những người không quản trị nổi chính cuộc sống của bản thân, thiếu tự tin nhất, buồn thay lại là những người hay phán xét nhất!”

(“Ngừng phán xét”, Ừ thì yêu! Đời có bao nhiêu, An Xinh Trương, NXB Phụ nữ, 2018, tr.156,157)

Câu 1 ‌‌(0.5‌ ‌điểm): Những con chim bồ câu lựa chọn cho mình một cách sống như thế nào?

Câu 2 ‌‌(0.75‌ ‌điểm): Theo tác giả, người hay phán xét nhất là người ra sao?

Câu 3 ‌‌(0.75‌ ‌điểm): Chỉ ra và nêu ngắn gọn hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn: Thấy bảo nó kiếm mồi cũng vất vả lắm, không như chúng mình sung sướng, ngày ngày có người cho ăn.

Câu 4 ‌‌(1,0‌ ‌điểm): Anh/chị có đồng tình với quan điểm Đừng bao giờ phán xét người khác của tác giả không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Nêu suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình”.

Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài Tràng giang của Huy Cận.

-----------HẾT-----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1 ‌‌(0.5‌ ‌điểm):

Những con chim bồ câu lựa chọn cho mình cách sống an toàn, không kiếm sống vất vả, ngày ngày có người cho ăn; hay bàn luận, phán xét về người khác.

Câu 2 ‌‌(0.75‌ ‌điểm):

Theo tác giả, người hay phán xét nhất là người không quản trị nổi chính cuộc sống của bản thân, thiếu tự tin nhất.

Câu 3 ‌‌(0.75‌ ‌điểm):

Biện pháp nghệ thuật: Đối lập (kiếm mồi vất vả - sung sướng, ngày ngày có người cho ăn).

Hiệu quả: làm nổi bật sự lựa chọn khác nhau của hai cách sống: sung sướng, chờ đợi hưởng thụ và khó nhọc kiếm tìm, chủ động tạo lập cuộc sống của mình.

Câu 4 ‌‌(1,0‌ ‌điểm):

Thí sinh nêu ý kiến của mình dựa trên sự lí giải phù hợp, thuyết phục. Có thể theo hướng:

- Đồng tình vì: Khi phán xét người khác chúng ta có thể sẽ sai lầm vì bản thân không hiểu rõ về họ, không ở trong hoàn cảnh, vị trí của họ.

- Đồng tình nhưng bổ sung: Không phán xét không có nghĩa là thờ ơ với người khác, bàng quan trước thời cuộc…‌‌‌‌‌‌

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm):

Dàn ý Nghị luận xã hội: Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: “Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình”.

2. Thân bài

a. Giải thích

Thành công: là cảm giác vui sướng, hạnh phúc, viên mãn khi chúng ta đạt được những mục tiêu, những lí tưởng mà chúng ta phấn đấu, mong muốn có được nó sau một quá trình nỗ lực, phấn đấu.

→ Ý nghĩa câu nói: khuyên nhủ con người nỗ lực, cố gắng, luôn hướng đến mục tiêu của mình và hoàn thiện bản thân theo hướng tốt nhất, tích cực nhất.

b. Phân tích

Xã hội luôn phát triển, nếu con người không cố gắng vươn lên, nỗ lực, cố gắng sẽ bị thụt lùi về sau và sớm muộn cũng bị đào thải khỏi vòng xoay của xã hội.

Mỗi con người cần phải có ước mơ thì mới có ý chí vươn lên, sống tốt hơn thì mới trở thành công dân có ích giúp đất nước giàu đẹp.

Trên con đường chinh phục ước mơ, thành công chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn và những vấp ngã, sau khi đứng lên sau vấp ngã, khó khăn đó chúng ta sẽ rút ra nhiều bài học quý giá cho bản thân, từ đó tích lũy được kinh nghiệm sống, hoàn thiện mình.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải thật tiêu biểu, nổi bật được nhiều người biết đến.

d. Phản đề

Có nhiều người sống không có ước mơ, không biết phấn đấu vươn lên, chỉ ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, không biết tự làm chủ cuộc sống của mình hoặc khi vấp ngã thì nản chí,… những người này sẽ không có được thành công, sẽ sớm bị xã hội đào thải; đáng bị xã hội chỉ trích, phê phá.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận (Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình) và rút ra bài học cho bản thân mình.

Câu 2 (5,0 điểm):

Dàn ý Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài Tràng giang của Huy Cận

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả Huy Cận và bài thơ Tràng giang.

2. Thân bài

a. Khái quát chung

“Tràng giang” gợi hình ảnh một con sông dài, rộng lớn; từ Hán Việt để gợi không khí cổ kính trang nghiêm, sử dụng từ biến âm “tràng giang” thay cho “trường giang”, hai âm "ang" đi liền nhau đã gợi lên trong người đọc cảm giác về con sông, không chỉ dài vô cùng mà còn rộng mênh mông, bát ngát.

Lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” gợi nỗi buồn sâu lắng trong lòng người đọc. Đó là tâm trạng “bâng khuâng”; nỗi buồn mênh mang, không rõ nguyên cớ nhưng da diết, khôn nguôi. Đó còn là không gian rộng lớn “trời rộng sông dài” khiến hình ảnh con người càng trở nên nhỏ bé, lẻ loi, tội nghiệp.

→ Bài thơ diễn tả tâm trạng, cảm xúc của thi nhân khi đứng trước cảnh sông nước bao la trong một buổi chiều đầy tâm sự.

b. Khổ thơ thứ nhất

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp: “gợn” gợi nỗi buồn của con sóng, giữa dòng sông rộng lớn, làn sóng buông trôi lững lờ từng gợn lăn tăn tạo cảm giác buồn. Nỗi buồn trùng điệp, man mác lòng người thi sĩ.

Con thuyền xuôi mái nước song song: hình ảnh một con thuyền trôi lững lờ rẽ nước thành hai đường thẳng song song như cố gắng xé tan cái tĩnh lặng.

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả: Khi con thuyền trôi đi xa, đường thẳng song song bị tách lại trở về như cũ, nối lại thành một, mặt nước lại sầu thẳm, dù có chảy về trăm ngả vẫn mang trong mình nỗi buồn.

Củi một cành khô lạc mấy dòng: Đảo ngữ (đảo vị trí các thành phần chủ ngữ với nhau: một cành củi khô → củi một cành khô) nhấn mạnh vào hình ảnh cành củi đơn độc đang một mình lưu lạc trên dòng sông rộng lớn không biết đi đâu về đâu giống như tâm trạng của con người lúc bấy giờ khi đất nước đang bị quân giặc xâm chiếm.

c. Khổ thơ thứ hai

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu: Đảo ngữ (đảo tính từ “lơ thơ” ở vị ngữ lên đầu câu) nhằm nhấn mạnh sự hoang sơ, vắng vẻ của cảnh vật xung quanh sông. Chỉ có cồn đất nhỏ lung lay theo gió mà tuyệt nhiên không có bàn tay, hình ảnh con người ở trong đó.

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều: câu hỏi tu từ liệu rằng tiếng lao xao đằng xa có phải tiếng của con người khi tan chợ? Không gian nơi tác giả dừng chân yên lặng, tĩnh mịch đến mức nghe được cả tiếng lao xao đằng xa.

Nắng xuống trời lên sâu chót vót: Không gian như được mở rộng ra hơn nhiều lần khi hình ảnh bầu trời được đưa lên sâu “chót vót”, cách dùng từ độc đáo này của tác giả khiến cho người đọc dễ dàng hình dung ra bối cảnh thiên nhiên rộng lớn nhưng lại vô cùng đặc biệt.

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu: Trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ với dòng sông dài miên man, bầu trời rộng lớn vô tận nhưng trống vắng hình ảnh con người khiến cho bức tranh trở nên cô liêu hơn bao giờ hết.

d. Khổ thơ thứ ba

“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng”: Hình ảnh những đám bèo nối tiếp nhau lững thững trôi dạt trên dòng sông, “hàng nối hàng” gợi cảm giác trải dài miên man vô tận.

“Mênh mông không một chuyến đò ngang/Không cầu gợi chút niềm thân mật”: Cảnh mênh mông, buồn bã, trống vắng quạnh hiu. Hai bờ sông cứ thế chạy dài vô tận như hai thế giới cô đơn, không chút “niềm thân mật” của những tâm hồn đồng điệu.

“Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”: Đoạn thơ chỉ có khung cảnh thiên nhiên đượm buồn, lặng lẽ mà không có một âm thanh dù chỉ là xơ xác.

e. Khổ thơ cuối cùng

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”: không gian như được mở rộng hơn với cảnh bầu trời với những đám mây trắng chen chúc nhau như sà xuống đỉnh núi, nỗi buồn của con người đang lan tỏa ra mạnh mẽ hơn.

“Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa”: trong khoảng không gian rộng lớn, yên tĩnh đó là hình ảnh chú chim nghiêng đôi cánh như đổ bóng chiều tà xuống không gian bên dưới.

“Lòng quê dợn dợn vời con nước”: “dợn dợn’ là cách dùng từ mới mẻ của tác giả, nó không chỉ là tâm trạng nhớ nhung, buồn bã mà đó còn là những băn khoăn, trăn trở mong mỏi cho quê nhà sớm được độc lập tự do.

“Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”: vào lúc mặt trời lặn cũng là lúc con người ta thường cảm thấy bâng khuâng, nhớ nhà đặc biệt là khi các nhà lên khói nấu cơm chiều.

3. Kết bài

Khái quát lại vẻ đẹp của bài thơ và vị trí của bài thơ trong kho tàng văn học.

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Để‌ ‌trưởng‌ ‌thành,‌ ‌tất‌ ‌cả‌ ‌chúng‌ ‌ta‌ ‌đều‌ ‌phải‌ ‌trải‌ ‌qua‌ ‌hai‌ ‌cuộc‌ ‌đấu‌ ‌tranh:‌ ‌một‌ ‌cuộc‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌bên‌ ‌ngoài‌ ‌và‌ ‌một‌ ‌cuộc‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌ngay‌ ‌trong‌ ‌tâm‌ ‌trí‌ ‌mỗi‌ ‌người.‌ ‌Nhưng‌ ‌cuộc‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌quan‌ ‌trọng‌ ‌nhất‌ ‌và‌ ‌có‌ ‌ý‌ ‌nghĩa‌ ‌nhất‌ ‌chính‌ ‌là‌ ‌cuộc‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌diễn‌ ‌ra‌ ‌ngay‌ ‌trong‌ ‌tâm‌ ‌hồn‌ ‌mỗi‌ ‌người.‌ ‌Đó‌ ‌là‌ ‌cuộc‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌chống‌ ‌lại‌ ‌những‌ ‌thói‌ ‌quen‌ ‌không‌ ‌lành‌ ‌mạnh,‌ ‌những‌ ‌cơn‌ ‌nóng‌ ‌giận‌ ‌sắp‌ ‌bùng‌ ‌phát,‌ ‌những‌ ‌lời‌ ‌gian‌ ‌dối‌ ‌chực‌ ‌trào,‌ ‌những‌ ‌phán‌ ‌xét‌ ‌thiếu‌ ‌cơ‌ ‌sở‌ ‌và‌ ‌cả‌ ‌những‌ ‌căn‌ ‌bệnh‌ ‌hiểm‌ ‌nghèo….‌ ‌Những‌ ‌cuộc‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌như‌ ‌thế‌ ‌diễn‌ ‌ra‌ ‌liên‌ ‌tục‌ ‌và‌ ‌thật‌ ‌sự‌ ‌rất‌ ‌gian‌ ‌khó,‌ ‌nhưng‌ ‌lại‌ ‌là‌ ‌điều‌ ‌kiện‌ ‌giúp‌ ‌bạn‌ ‌nhận‌ ‌ra‌ ‌cảnh‌ ‌giới‌ ‌cao‌ ‌nhất‌ ‌của‌ ‌mình.‌ ‌ ‌

Hãy‌ ‌luôn‌ ‌cẩn‌ ‌trọng‌ ‌và‌ ‌can‌ ‌đảm.‌ ‌Hãy‌ ‌tiếp‌ ‌thu‌ ‌ý‌ ‌kiến‌ ‌những‌ ‌người‌ ‌xung‌ ‌quanh‌ ‌nhưng‌ ‌đừng‌ ‌để‌ ‌họ‌ ‌chi‌ ‌phối‌ ‌quá‌ ‌nhiều‌ ‌đến‌ ‌cuộc‌ ‌đời‌ ‌bạn.‌ ‌Hãy‌ ‌giải‌ ‌quyết‌ ‌những‌ ‌bất‌ ‌đồng‌ ‌trong‌ ‌khả‌ ‌năng‌ ‌của‌ ‌mình‌ ‌nhưng‌ ‌đừng‌ ‌quên‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌đến‌ ‌cùng‌ ‌để‌ ‌hoàn‌ ‌thành‌ ‌mục‌ ‌tiêu‌ ‌đề‌ ‌ra.‌ ‌‌Đừng‌ ‌để‌ ‌bóng‌ ‌đen‌ ‌của‌ ‌nỗi‌ ‌lo‌ ‌sợ‌ ‌bao‌ ‌trùm ‌đến‌ ‌cuộc‌ ‌sống‌ ‌của‌ ‌bạn.‌ ‌ ‌

Bạn‌ ‌phải‌ ‌hiếu‌ ‌rằng,‌ ‌dù‌ ‌có‌ ‌thất‌ ‌bại‌ ‌thảm‌ ‌hại‌ ‌đến‌ ‌mấy‌ ‌chăng‌ ‌nữa‌ ‌thì‌ ‌bạn‌ ‌cũng‌ ‌đã‌ ‌học‌ ‌hỏi‌ ‌được‌ ‌điều‌ ‌gì‌ ‌đó‌ ‌bổ‌ ‌ích‌ ‌cho‌ ‌mình.‌ ‌Vì‌ ‌vậy,‌ ‌hãy‌ ‌tin‌ ‌tưởng‌ ‌vào‌ ‌con‌ ‌đường‌ ‌mình‌ ‌đang‌ ‌đi‌ ‌và‌ ‌vững‌ ‌vàng‌ ‌trong‌ ‌cuộc‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌vì‌ ‌những‌ ‌mục‌ ‌tiêu‌ ‌cao‌ ‌cả.‌ ‌ ‌

Với‌ ‌sự‌ ‌hi‌ ‌sinh,‌ ‌lòng‌ ‌kiên‌ ‌trì,‌ ‌quyết‌ ‌tâm‌ ‌nỗ‌ ‌lực‌ ‌không‌ ‌mệt‌ ‌mỏi‌ ‌và‌ ‌tính‌ ‌tự‌ ‌chủ‌ ‌của‌ ‌mình,‌ ‌nhất‌ ‌định‌ ‌bạn‌ ‌sẽ‌ ‌thành‌ ‌công.‌ ‌Bạn‌ ‌chính‌ ‌là‌ ‌người‌ ‌làm‌ ‌chủ‌ ‌số‌ ‌phận‌ ‌của‌ ‌mình…”‌ ‌ ‌

(Trích‌ ‌Đánh‌ ‌thức‌ ‌khát‌ ‌vọng,‌ ‌‌nhiều‌ ‌tác‌ ‌giả,‌ ‌First‌ ‌News‌ ‌tổng‌ ‌hợp‌ ‌NXB‌ ‌Hồng‌ ‌Đức,‌ ‌2017,‌ ‌tr.67,78‌)‌ ‌

Câu‌ ‌1 ‌‌(0.5‌ ‌điểm):‌ ‌ ‌

Xác‌ ‌định‌ ‌phương‌ ‌thức‌ ‌biểu‌ ‌đạt‌ ‌chính‌ ‌được‌ ‌sử‌ ‌dụng‌ ‌trong‌ ‌văn‌ ‌bản.‌ ‌ ‌ ‌

Câu‌ ‌2 ‌‌(0,75‌ ‌điểm)‌:‌ ‌

Xác‌ ‌định‌ ‌và‌ ‌phân‌ ‌tích‌ ‌hiệu‌ ‌quả‌ ‌của‌ ‌biện‌ ‌pháp‌ ‌tu‌ ‌từ‌ ‌được‌ ‌sử‌ ‌dụng‌ trong đoạn hai‌ của ‌văn‌ ‌bản‌ ‌trên‌.‌

Câu‌ ‌3 ‌‌(0,75‌ ‌điểm)‌:‌

Theo‌ ‌tác‌ ‌giả:‌ ‌‌"Cuộc‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌quan‌ ‌trọng‌ ‌nhất‌ ‌và‌ ‌có‌ ‌ý‌ ‌nghĩa‌ ‌nhất”‌ ‌‌là‌ ‌gì?‌‌

Câu‌ ‌4 ‌‌(1,0‌ ‌điểm):‌ ‌ ‌

Anh/‌ ‌chị‌ ‌hiểu‌ ‌như‌ ‌thế‌ ‌nào‌ ‌về‌ ‌ý‌ ‌kiến:‌ ‌‌“Dù‌ ‌có‌ ‌thất‌ ‌bại‌ ‌thảm‌ ‌hại‌ ‌đến‌ ‌mấy‌ ‌chăng‌ ‌nữa‌ ‌thì‌ ‌bạn‌ ‌cũng‌ ‌đã‌ ‌học‌ ‌hỏi‌ ‌được‌ ‌một‌ ‌điều‌ ‌gì‌ ‌đó‌ ‌bổ‌ ‌ích‌ ‌cho‌ ‌mình”.‌ ‌ ‌

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan điểm: Hãy thay đổi bản thân mình trước khi nghĩ đến việc thay đổi mọi thứ ngoài kia.

Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh chị về bức tranh thiên nhiên và tâm hồn thi sĩ qua bài Đây thôn Vĩ Dạ.

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Câu‌ ‌1 ‌‌(0.5‌ ‌điểm):‌ ‌ ‌

‌Phương‌ ‌thức‌ ‌biểu‌ ‌đạt‌ ‌chính:‌ ‌Nghị‌ ‌luận‌ ‌ ‌

Câu‌ ‌2 ‌‌(0,75‌ ‌điểm)‌:‌ ‌ ‌

‌Biện‌ ‌pháp‌ ‌tu‌ ‌từ:‌ ‌Điệp‌ ‌cấu‌ ‌trúc‌ ‌(Hãy….‌ ‌nhưng…)‌ ‌ ‌

‌Tác‌ ‌dụng:‌ ‌Nhấn‌ ‌mạnh‌ ‌cần‌ ‌cân‌ ‌bằng‌ ‌giữa‌ ‌việc‌ ‌giải‌ ‌quyết‌ ‌những‌ ‌vấn‌ ‌đề,‌ ‌những‌ ‌tác‌ ‌động‌ ‌từ‌ ‌bên‌ ‌ngoài‌ ‌với‌ ‌các‌ ‌vấn‌ ‌đề‌ ‌trong‌ ‌nội‌ ‌tại‌ ‌mỗi‌ ‌cá‌ ‌nhân.‌ ‌ ‌

Câu‌ ‌3 ‌‌(0,75‌ ‌điểm)‌:‌ ‌ ‌

Theo‌ ‌tác‌ ‌giả,‌ ‌cuộc‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌quan‌ ‌trọng‌ ‌nhất‌ ‌và‌ ‌có‌ ‌ý‌ ‌nghĩa‌ ‌nhất‌ ‌là:‌ ‌cuộc‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌diễn‌ ‌ra‌ ‌ngay‌ ‌trong‌ ‌tâm‌ ‌hồn‌ ‌mỗi‌ ‌người.‌ ‌Đó‌ ‌là‌ ‌cuộc‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌chống‌ ‌lại‌ ‌các‌ ‌thói‌ ‌quen‌ ‌không‌ ‌lành‌ ‌mạnh,‌ ‌những‌ ‌cơn‌ ‌nóng‌ ‌giận‌ ‌sắp‌ ‌bùng‌ ‌phát,‌ ‌những‌ ‌lời‌ ‌gian‌ ‌dối‌ ‌chực‌ ‌trào,‌ ‌những‌ ‌phán‌ ‌xét‌ ‌thiếu‌ ‌cơ‌ ‌sở‌ ‌và‌ ‌cả‌ ‌những‌ ‌căn‌ ‌bệnh‌ ‌hiểm‌ ‌nghèo...‌ ‌ ‌

Câu‌ ‌4 ‌‌(1,0‌ ‌điểm):‌ ‌ ‌

‌Nội‌ ‌dung‌ ‌câu‌ ‌nói:‌ ‌‌“Dù‌ ‌có‌ ‌thất‌ ‌bại‌ ‌thảm‌ ‌hại‌ ‌đến‌ ‌mấy‌ ‌chăng‌ ‌nữa‌ ‌thì‌ ‌bạn‌ ‌cũng‌ ‌đã‌ ‌học‌ ‌hỏi‌ ‌được‌ ‌một‌ ‌điều‌ ‌gì‌ ‌đó‌ ‌bổ‌ ‌ích‌ ‌cho‌ ‌mình”‌‌‌:‌ ‌Mỗi‌ ‌thất‌ ‌bại‌ ‌là‌ ‌một‌ ‌lần‌ ‌chúng‌ ‌ta‌ ‌rút‌ ‌ra‌ ‌những‌ ‌kinh‌ ‌nghiệm,‌ ‌những‌ ‌bài‌ ‌học‌ ‌xương‌ ‌máu‌ ‌cho‌ ‌bản‌ ‌thân‌ ‌trên‌ ‌con‌ ‌đường‌ ‌dẫn‌ ‌đến‌ ‌thành‌ ‌công.‌ ‌Như‌ ‌vậy,‌ ‌thất‌ ‌bại‌ ‌còn‌ ‌là‌ ‌nguồn‌ ‌động‌ ‌lực‌ ‌để‌ ‌ta‌ ‌không‌ ‌ngừng‌ ‌nỗ‌ ‌lực,‌ ‌cố‌ ‌gắng,‌ ‌trau‌ ‌dồi‌ ‌bản‌ ‌thân‌ ‌trở‌ ‌nên‌ ‌tốt‌ ‌đẹp‌ ‌hơn,‌ ‌hoàn‌ ‌thiện‌ ‌hơn.‌ ‌ ‌

‌Nêu‌ ‌suy‌ ‌nghĩ‌ ‌của‌ ‌bản‌ ‌thân:‌ ‌‌Đừng‌ ‌ngại‌ ‌vấp‌ ‌ngã,‌ ‌đừng‌ ‌sợ‌ ‌thất‌ ‌bại,‌ ‌đừng‌ ‌chán‌ ‌nản‌ ‌bi‌ ‌quan‌ ‌khi‌ ‌gặp‌ ‌phải‌ ‌thất‌ ‌bại.‌‌ ‌Hãy‌ ‌biết‌ ‌cách‌ ‌đứng‌ ‌lên‌ ‌sau‌ ‌mỗi‌ ‌lần‌ ‌vấp‌ ‌ngã‌ ‌bằng‌ ‌chính‌ ‌những‌ ‌kinh‌ ‌nghiệm,‌ ‌bài‌ ‌học‌ ‌đúc‌ ‌kết‌ ‌từ‌ ‌thất‌ ‌bại.‌‌‌‌‌‌‌‌

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm):

Dàn ý nghị luận xã hội về quan điểm: Hãy thay đổi bản thân mình trước khi nghĩ đến việc thay đổi mọi thứ ngoài kia

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: quan điểm: Hãy thay đổi bản thân mình trước khi nghĩ đến việc thay đổi mọi thứ ngoài kia.

2. Thân bài

a. Giải thích

Thay đổi bản thân: không ngừng học hỏi, cải thiện để bản thân mình tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn từng ngày. Mỗi con người thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực để trở nên có ích hơn cho xã hội và hoàn thiện chính mình hơn.

→ Ý câu nói khuyên nhủ con người cố gắng trau dồi, hoàn thiện bản thân bởi chỉ khi bản thân hoàn thiện, tốt hơn thì chúng ta mới có thể mang lại những giá trị tốt đẹp cho xã hội.

b. Phân tích

c. Chứng minh

d. Phản đề

3. Kết bài

Khái quát và khẳng định lại vấn đề nghị luận: Hãy thay đổi bản thân mình trước khi nghĩ đến việc thay đổi mọi thứ ngoài kia; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2 (5,0 điểm):

Dàn ý Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và tâm hồn thi sĩ qua bài Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả Hàn Mặc Tử và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

2. Thân bài

a. Khổ thơ thứ nhất

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”: Câu hỏi làm sống dậy kỷ niệm về thôn Vĩ trong tâm hồn đằm thắm và thơ mộng của Hàn Mặc Tử.

Cảnh buổi sớm nơi thôn Vĩ: Nắng mới lên, chiếu sáng, lấp loáng những hàng cau vượt lên trên các mái nhà và những tán cây.

“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”: những vườn cây tươi tốt, xum xuê của Vĩ Dạ bao bọc, gắn với ngôi nhà xinh xinh thành một cấu trúc thẩm mĩ chặt chẽ.

“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Đã gọi là cách điệu hóa thì không nên hiểu theo nghĩa tả thực, tuy rằng cách điệu hoá cũng xuất phát từ sự thực: thấp thoáng đằng sau những hàng rào xinh xắn, những khóm trúc, có bóng ai đó kín đáo, dịu dàng, phúc hậu.

b. Khổ thơ thứ hai

c. Khổ thứ ba

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) 

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

...Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu
Bài hát đầu xin hát về trường cũ
Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ
Sân trường đêm - Rụng xuống trái bàng đêm.
Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?
"- Có một nàng Bạch Tuyết các bạn ơi
Với lại bảy chú lùn rất quấy"
"- Mười chú chứ, nhìn xem trong lớp ấy"
(Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao).

(Trích Chiếc lá đầu tiên - Hoàng Nhuận Cầm, Theo Tình bạn tình yêu thơ, NXB Giáo dục, 1987)

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (0,75 điểm): Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng thơ sau:

Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?

Câu 3 (0,75 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.

Câu 4 (1,0 điểm): Ghi lại cảm xúc của anh/ chị khi đọc đoạn thơ trên

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Hạnh phúc là đem đến niềm vui cho người khác hay chính là sự hài lòng của riêng bản thân mình.

Câu 2 (5,0 điểm): Nêu cảm nghĩ của anh/chị về đoạn thơ đầu bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1 (0,5 điểm):

Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2 (0,75 điểm):

Hai biện pháp tu từ: Điệp từ (Nỗi nhớ....nhớ), câu hỏi tu từ (trong câu Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?)

Câu 3 (0,75 điểm):

Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ là kí ức của tác giả về những kỉ niệm tuổi học trò (trường cũ, lớp học năm xưa, bạn bè, những trò nghịch ngợm...và cả tình yêu đầu tiên của mình); là tình cảm trong sáng, là nỗi bâng khuâng nhớ tiếc, là gắn bó thiết tha vừa ấm áp ngọt ngào, vừa chân thật hồn nhiên.

Câu 4 (1,0 điểm):

Học sinh hình thành đoạn văn, ghi lại cảm xúc chân thành, suy nghĩ trong sáng, lời lẽ thuyết phục.‌‌‌‌‌‌‌‌‌

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm):

Dàn ý nghị luận xã hội về ý kiến Hạnh phúc là đem đến niềm vui cho người khác hay chính là sự hài lòng của riêng bản thân mình

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý kiến Hạnh phúc là đem đến niềm vui cho người khác hay chính là sự hài lòng của riêng bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

b. Phân tích

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình về những con người biết tận hưởng cuộc sống, làm cho bản thân mình luôn hạnh phúc và truyền được cảm hứng tích cực cho người khác.

d. Phản đề

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Lại có những người có lối sống tiêu cực, sẵn sàng bỏ cuộc, buông xuôi khi gặp vấn đề trắc trở trong cuộc sống,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát và khẳng định lại vấn đề nghị luận: ý kiến Hạnh phúc là đem đến niềm vui cho người khác hay chính là sự hài lòng của riêng bản thân mình.

Câu 2 (5,0 điểm):

Dàn ý Phân tích đoạn 1 bài thơ Vội vàng

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả Xuân Diệu, bài thơ Vội vàng và dẫn dắt vào đoạn 1 của bài thơ.

2. Thân bài

a. Ước muốn kì lạ nhưng mãnh liệt và cháy bỏng của thi sĩ

Xuân Diệu lại khao khát được "tắt nắng", "buộc gió" - ước muốn không thể hiện thực hóa. Điệp ngữ "tôi muốn" được tác giả lặp lại hai lần.

→ Ước muốn quay ngược lại quy luật tự nhiên - một ước muốn không thể hiện thực hóa ấy của nhà thơ Xuân Diệu xét đến cùng chính là biểu hiện của một tình yêu say đắm, sâu sắc, vô bờ thế giới, cuộc sống thắm sắc đượm hương này.

b. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp ngay trên trần thế

3. Kết bài

Khái quát những đặc điểm đặc sắc về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật trong đoạn 1 của bài thơ "Vội vàng" và nêu cảm nhận của bản thân.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 11 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Như Xuân. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !      

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON