YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 có đáp án Trường THCS&THPT Kpă Klơng

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 có đáp án Trường THCS&THPT Kpă Klơng. Tài liệu bao gồm 2 đề thi với các câu trắc nghiệm và tự luận hoàn thành trong 45 phút. Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS&THPT KPĂ KLƠNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 11

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Vai trò của Ấn Độ khi thực dân Anh biến Ấn Độ trở thành thuộc địa?

A. Trở thành nơi giao lưu, buôn bán lớn nhất.

B. Trở thành thuộc địa quan trọng nhất.

C. Trở thành căn cứ quân sự quan trọng nhất.

D. Trở thành trung tâm kinh tế của Nam Á.

Câu 2. Âm mưu của Anh trong việc thực hiện chính sách “chia để trị” là

A. khoét sâu thêm mâu thuẫn về chủng tộc và tôn giáo ở Ấn Độ.

B. nắm quyền trực tiếp cai trị đến tận đơn vị cơ sở.

C. xóa bỏ nền văn hoắ truyền thống của Ấn Độ.

D. vơ vét tài nguyên thiên nhiên của Ấn Độ.

Câu 3. Mục đích của việc thực hiện chính sách nhượng bộ các tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ Ấn Độ của Anh là

A. hợp pháp hóa chế độ đẳng cấp, biến quý tộc phong kiến thành tay sai.

B. xoa dịu phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của các thế lực bản xứ.

C. lợi dụng các thế lực phong kiến Ấn Độ chống lại những hoạt động của tư sản Ấn Độ.

D. duy trì chế độ phong kiến Ấn Độ, lợi dụng việc tranh giành quyền lực giữa các thế lực để dễ cai trị.

Câu 4.Tính chất của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ (1885 – 1908) là

A. phong trào dân chủ.                                              

B. phong trào độc lập.

C. phong trào dân tộc.                                               

D. phong trào dân sinh.

Câu 5. Vai trò của Đảng Quốc đại trong lịch sử Ấn Độ?

A. Nắm ngọn cờ lãnh đạo phong trào đấu tranh của Ấn Độ.

B. Xây dựng quân đội mạnh cho đất nước Ấn Độ.

C. Lãnh đạo cuộc cách mạng xanh ở Ấn Độ.

D. Đi đầu trong các cuộc cải cách ở Ấn Độ.

Câu 6.Thực dân Anh thực hiện đạo luật Ben gan nhằm mục đích gì?

A. Phát triển kinh tế.                                                  

B. Ổn định xã hội.

C. Khai thác tài nguyên.                                            

D. Chia rẽ đoàn kết dân tộc.

Câu 7. Hãy chỉ ra nét khác biệt của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ những năm 1905 - 1908 so với thời gian trước đó.

A. Mang đậm tính dân chủ.

B. Mang đậm ý thức dân tộc.

C. Thực hiện mục tiêu đấu tranh vì kinh tế.

D. Lần đầu tiên giai cấp tư sản bước lên vũ đài chính trị.

Câu 8. Điểm khác biệt trong phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất so với các nước khác ở châu Á là

A. Chủ yếu đấu tranh bằng biện pháp ôn hòa.                       

B. Chủ yếu đấu tranh bằng biện pháp cải cách.

C. Chủ yếu đấu tranh bằng biện pháp bạo động        

D. Chủ yếu đấu tranh bằng biện pháp kinh tế.

Câu 9. Đảng Quốc Đại được thành lập có vai trò như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ?

A. Đánh dấu giai đoạn mới trong phong trào giải phóng dân tộc, giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.

B. Tạo điều kiện phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ phát triển sang giai đoạn mới

C. Là chính đảng của giai cấp tư sản, có khả năng giải phóng dân tộc cho nhân dân Ấn Độ

D. Là đảng của giai cấp tư sản, có chủ trương giải phóng dân tộc đầu tiên ở Ấn Độ

Câu 10. Tình hình Ấn Độ đầu thế kỉ XVII có đặc điểm gì giống với các nước phương Đông khác?

A. Đứng trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

B. Đi theo con đường chủ nghĩa tư bản

C. Là thuộc địa của các nước phương Tây

D. Trở thành nước độc lập tiến lên chủ nghĩa tư bản

Câu 11. Sự khác biệt của cao trào 1905 - 1908 so với các phong trào đấu tranh giai đoạn trước là

A. Do bộ phận tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc, vì độc lập dân chủ.

B. Do tầng lớp tư sản lãnh đạo, mạng đậm tính giai cấp, vì quyền lợi chính trị, kinh tế.

C. Có sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại, sự tham gia của công nhân, nông dân.

D. Tập hợp được đông đảo quần­ chúng nhân dân tham gia.

Câu 12. Cuộc chiến tranh mà thực dân Anh tiến hành xâm lược Trung Quốc còn có tên gọi là gì?

A. Chiến tranh vũ khí.                                   

B. Chiến tranh lạnh.

C. Chiến tranh thuốc phiện.                           

D. Chiến tranh cục bộ.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1B

2A

3A

4C

5A

6D

7B

8A

9A

10A

11A

12C

13B

14C

15B

16B

17B

18A

19C

20A

21A

22B

23B

24B

25D

26C

27B

28B

29D

30D

 

ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM  

Câu 1: Đại diện phái chủ chiến trong triều đình Huế là:

A. Tôn Thất Thiệp      

B. Tôn Thất Thuyết       

C. Trương Quang Ngọc      

D. Phan Thanh Giản

Câu 2: Cuộc khởi nghĩa nào không thuộc phong trào Cần Vương ?

A. Ba Đình                  

B. Hương Khê                

C. Bãi Sậy                            

D. Yên Thế

Câu 3: Sắp xếp các cuộc khởi nghĩa dưới đây theo đúng trình tự thời gian bùng nổ

1. Khởi nghĩa của Phan Đình Phùng.            

2. Khởi nghĩa của Trương Công Định.

3. Khởi nghĩa của Nguyễn Thiện Thuật.       

4. Khởi nghĩa của Phạm Bành và Đinh Công Tráng.

A. 2 – 3 – 1 – 4.                     

B. 1 – 4 – 2 – 3.                     

C. 3 – 2 – 4 – 1.  

D. 4 – 3 – 2 – 1.

Câu 4: Trước khi Pháp xâm lược xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản:

A. Địa chủ phong kiến và nô lệ                                 

B. Địa chủ phong kiến và tư sản

C. Địa chủ phong kiến và nông dân                          

D. Công nhân và nông dân

Câu 5: Thực dân Pháp không đầu tư phát triển công nghiệp nặng ở thuộc địa vì:

A. Muốn hạn chế cạnh tranh với chính quốc                         

B. Số lượng công nhân đông

C. Phải đầu tư nhiều vốn                                                       

D. Đòi hỏi kĩ thuật cao

Câu 6: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp chú trọng nhất vào ngành kinh tế:

A. Công nghiệp phục vụ đời sống     

B.  Luyện kim            

C. Xây dựng              

D. Khai mỏ

Câu 7: Chính sách khai thác của Pháp tập trung vào:

A. Phát triển kinh tế nông- công thương nghiệp

B. Nông nghiệp – công nghiệp – quân sự

C. Cướp đất lập đồn điền, khai mỏ, giao thông, thu thuế

D. Ngoại thương, quân sự, giao thông thủy bộ

Câu 8: Người được nhân dân phong Bình Tây đại nguyên soái là:

A. Trương Quyền        

B. Trương Định                     

C. Nguyễn Trung Trực     

D. Nguyễn Hữu Huân.

Câu 9: Với hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp

A. ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.

B. ba tỉnh An Giang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.

C. ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định,Vĩnh Long và đảo Côn Lôn.

D. ba tỉnh Biên Hòa, Hà Tiên, Định Tường và đảo Côn Lôn.

Câu 10: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì hết người Nam đánh Tây” là câu nói nổi tiếng của:

A. Trương Định.                                                        

B. Nguyễn Hữu Huân.

C. Nguyễn Tri Phương.                                             

D. Nguyễn Trung Trực.

Câu 11: Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Yên Thế:

A. Muốn giúp vua cứu nước.                                     

B. Muốn lật đổ vương triều nhà Nguyễn.

C. Vì bị vua quan phong kiến áp bức nặng nề.

D. Căm thù Pháp, chống Pháp để bảo vệ cuộc sống tự do.

Câu 12: Từ cuối tháng 8/1858 đến đầu tháng 2/1859, liên quân Pháp-Tây Ban Nha bị cầm chân trên bán đảo Sơn Trà, vì:

A. Quân đội triều đình nhà Nguyễn anh dũng chống trả quân xâm lược đẩy lùi nhiều đơt tấn công của chúng

B. Nhân dân cả nước kiên cường chống giăc đẩy lùi nhiều đơt tấn công của chúng.

C. Quân dân cả nước anh dũng chống trả quân xâm lược đẩy lùi nhiều đơt tấn công của chúng

D. Quân ít,thiếu viên binh,thời tiết không thuận lợi.

Câu 13: Vào giữa thế kỷ XIX,tình hình nước ta có những đặc điểm  nổi bật nào:

A. Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong giai đoạn hình thành.

B. Chế độ phong kiến Việt Nam đang ở trong giai đoạn khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng.

C. Chế độ phong kiến Việt Nam được cũng cố vững chắc.

D. Một lực lượng sản xuất mới –tư bản chủ nghĩa đang hình thành trong lòng xã hội phong kiến. 

Câu 14: Sự kiến nào đánh dấu mốc quân Pháp xâm lược Việt Nam:

A. Chiều 31-8-1858,Liên quân Pháp-Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

B. Sáng 1-9-1858 ,liên quân Pháp –Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.

C. Ngày 17-2-1859,Pháp chiếm thành Gia Định.

D. Hiệp ước Nhâm Tuất (năm1862) được ký kết

Câu 15: Năm 1858 Pháp dùng chiến thuật nào để đánh Đà nẵng:

A. Đánh lấn dần                                 

B. " Chinh phục từng gói nhỏ"                      

C. Đánh nhanh thắng nhanh              

D. Đánh lâu dài

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

B

D

A

C

A

D

C

B

A

D

D

C

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

B

B

C

A

B

A

B

D

C

C

D

A

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế ở Nhật Bản nằm trong tay

A. Thiên Hoàng.                                                        

B. Tư sản.

C. Tướng quân.                                                         

D. Thủ tướng.

Câu 2. Cuộc cải cách Duy Tân Minh trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào?

 A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao.

 B. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ.

 C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa- giáo dục.

 D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.

Câu 3. Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã:

A. Duy trì nền quân chủ chuyên chế.    

B. Tiến hành những cải cách tiến bộ.

C. Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.

D. Thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.

Câu 4. Trong Hiến pháp mới năm 1889 của Nhật, thể chế mới là?

A. Cộng hòa.                                                  

B. Quân chủ lập hiến.

C. Quân chủ chuyên chế.                                           

D. Liên bang.

Câu 5. Đế quốc đầu tiên buộc Chính phủ Nhật Bản kí Hiệp ước bất bình đẳng là

A. đế quốc Mĩ.                                                           

B. đế quốc Anh.

C. đế quốc Pháp.                                                        

D. đế quốc Đức.

Câu 6. Để tiến hành cuộc Duy tân 1868, Thiên hoàng Minh Trị dựa vào tầng lớp nào?

A. Nông dân   .                                                          

B. Đaimyô.

C. Samurai.                                                                

D. Thợ thủ công.

Câu 7. Nhân tố nào được xem là “chìa khóa vàng” của cuộc Duy tân ở Nhật Bản năm 1868?

A. Giáo dục.                                                              

B. Quân sự.

C. Kinh tế.                                                                 

D. Chính trị.

Câu 8. Các công ti độc quyền đầu tiên ở Nhật ra đời trong các ngành kinh tế nào?

A. Công nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng.

B. Công nghiệp, ngoại thương, hàng hải

C. Nông nghiệp, công nghiệp, ngoại thương.

D. Nông nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng.

Câu 9. Tính chất của cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là gì?

A. Cách mạng vô sản.                                                

B. Cách mạng tư sản triệt để.

C. Chiến tranh đế quốc.                                             

D. Cách mạng tư sản không triệt để.

Câu 10. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật?

A. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.

B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.

C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.                                                                                                       

D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Câu 11. Tính chất của cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905)?

A. Chiến tranh giải phóng dân tộc.                            

B. Chiến tranh phong kiến.

C. Chiến tranh đế quốc.                                             

D. Chiến tranh chính nghĩa.

Câu 12. Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách?

A. Để duy trì chế độ phong kiến.

B. Để thoát khỏi nước phong kiến lạc hậu.

C. Để tiêu diệt Tướng quân.

D. Để bảo vệ quyền lợi quý tộc phong kiến.

Câu 13. Nguyên nhân nào dẫn đến chế độ Mạc Phủ ở Nhật Bản sụp đổ?

A. Các nước phương tây dùng quân sự đánh bại Nhật Bản.

B. Thất bại trong cuộc chiến tranh với nhà Thanh.

C. Phong trào đấu tranh của nhân dân vào những năm 60 của thế kỉ XIX.

D. Chế độ Mạc Phủ suy yếu tự sụp đổ.

Câu 14. Tại sao gọi cải cách Minh Trị năm 1868 là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

A. Liên minh qúy tộc - tư sản nắm quyền.

B. Kinh tế Nhật Bản vẫn còn lệ thuộc vào bên ngoài.

C. Vấn đề ruộng đất của nông dân da duoc giải quyết...

D. Chưa xóa bỏ những bất bình đẳng với đế quốc.

Câu 15. Sau cuộc cải cách Minh Trị, tầng lớp Samurai chủ trương xây dựng nước Nhật bằng:

A. Sức mạnh quân sự.                                                

B. Sức mạnh kinh tế.    

C. Truyền thống văn hóa lâu đời.                              

D. Sức mạnh áp chế về chính trị.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1C

2C

3B

4C

5A

6C

7A

8A

9D

10D

11C

12B

13C

14A

15B

16A

17A

18B

19C

20D

21D

22A

23B

24D

25C

26A

27B

28B

29A

30C

...

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020 có đáp án Trường THCS&THPT Kpă Klơng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF