HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Công nghệ 6 - CTST năm 2021-2022 - Trường THCCS Đào Duy Anh có đáp án sẽ giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức đã học trong chương trình Công nghệ 6 sách Chân trời sáng tạo để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!
TRƯỜNG THCS ĐÀO DUY ANH |
ĐỀ THI HK1 NĂM HỌC 2021-2022 MÔN CÔNG NGHỆ 6 - CTST Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) |
1. ĐỀ 1
Câu 1: Trong ngôi nhà thông minh, người ta thường lắp đặt các cảm biến để điều khiển các hệ thống trong ngôi nhà.
- Cảm biến mở cửa: Để thông báo khi có người mở của hoặc báo động khi có đột nhập trái phép.
- Cảm biến chuyển động: Điều khiển thiết bị khác khi phát hiện ra các chuyển động.
- Cảm biến khói: Để báo động khi có hỏa hoạn.
- Cảm biến khí gas: Để báo động khi có rò rỉ khí gas trong nhà.
- Cảm biến nhiệt độ: Để điều chỉnh không khí trong nhà.
- Cảm biến ánh sáng: Để bật, tắt bóng đèn khi trời tối.
Theo em, các cảm biến trên thường được lắp đặt cho các hệ thống nào trong ngôi nhà thông minh.
Câu 2: Nêu vai trò của nhà ở? Nhà ở có cấu tạo bao nhiêu phần?
Câu 3: Giải thích vì sao những phương pháp bảo quản dưới đây lại giúp thực phẩm lâu hư hỏng.
a. Ướp muối
b. Bảo quản trong tủ lạnh
c. Ngâm giấm
d. Phơi khô
ĐÁP ÁN
Câu 1: Các cảm biến trên thường được lắp đặt cho các hệ thống trong ngôi nhà thông minh
Cảm biến |
Hệ thống |
- Cảm biến mở cửa - Cảm biến chuyển động - Cảm biến khói - Cảm biến ánh sáng - Cảm biến khí gas |
Hệ thống an ninh, an toàn |
- Cảm biến chuyển động - Cảm biến ánh sáng |
Hệ thống chiếu sáng |
- Cảm biến nhiệt độ |
Hệ thống kiểm soát nhiệt độ |
Câu 2:
a. Vai trò của nhà ở:
- Nhà ở là nơi cư ngụ của con người tránh các hiện tượng xấu từ thiên nhiên, bảo vệ con người tránh thú dữ, khói bụi từ môi trường,…
- Nhà ở có vai trò đảm bảo conngười tránh khỏi những tác hại của thiên nhiên và môi trường. Nhà ở là nơi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thường ngày của các thành viên trong gia đình.
b. - Nhà ở có cấu tạo gồm 3 phần:
+ Phần móng nhà: nằm sâu dưới mặt đất, có nhiệm vụ chống đỡ các bộ phận trên của ngôi nhfa
+ Thân nhà: gồm các bộ phận trên mặt đất, tạo nên kiến trúc của ngôi nhà như: cột nhà, tường nhà, sàn gác, dầm nhà,...
+ Mái nhà: là phần trên cùng của ngôi nhà, che phủ và bảo vệ các bộ phận bên dưới.
Câu 3:
a. Ướp muối: Do môi trường nhiều muối khiến vi sinh vật bị hạn chế.
b. Bảo quản trong tủ lạnh: Do môi trường nhiệt độ thấp khiến vi sinh vật không thể hoạt động.
c. Ngâm giấm: Do môi trường nhiều muối, đường khiến vi sinh vật bị hạn chế hoặc không thể hoạt động.
d. Phơi khô: Do môi trường có độ ẩm thấp khiến vi sinh vật bị hạn chế.
2. ĐỀ 2
Câu 1: Cho biết điểm khác nhau giữa 2 phương pháp làm chín thực phẩm trong nước luộc và nấu?
Câu 2: Mô tả các bước thực hiện trong quy trình chung để trộn hỗn hợp thực phẩm?
Câu 3: Viết chữ Đ vào sau câu phát biểu đúng và chữ S vào sau câu phát biểu sai
a. Các chất đốt như than, củi, dầu, trấu, mạt cưa, …khi cháy sẽ sinh ra khí cacbonic làm ô nhiễm môi trường. |
|
b. Dầu mỏ và than đá là nguồn nguyên liệu không bao giờ cạn dùng để sản xuất điện (nhiệt điện) |
|
c. Việc đốn cây rừng làm củi đun nấu thay thế gas và điện sẽ giúp tiết kiệm năng lượng |
|
d. Sử dụng lãng phí năng lượng góp phần làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên của quốc gia |
|
e. Việc gia tăng lượng khí thải cacbonic là một trong những nguyên nhân gây ra hạn hán, lũ lụt. |
Câu 4: Nêu vai trò của nhà ở? Nhà ở có cấu tạo bao nhiêu phần?
ĐÁP ÁN
Điểm khác nhau giữa 2 phương pháp làm chín thực phẩm trong nước:
Phương pháp luộc |
Phương pháp nấu |
- Chín mềm trong môi trường nhiều nước. - Sử dụng cả thực phẩm động vật và thực vật |
- Chín mềm trong lượng nước vừa phải. - Thường sử dụng thực phẩm động vật. |
Câu 2: Các bước thực hiện trong quy trình chung để trộn hỗn hợp thực phẩm.
- Bước 1. Sơ chế nguyên liệu: làm sạch các loại nguyên liệu và cắt, thái phù hợp.
- Bước 2: Chế biến món ăn: pha hồn hợp nước trộn, sau đó trộn đều các nguyên liệu với hồn hợp nước trộn.
- Bước 3: Trình bày món ăn: sắp xếp món ăn lên đĩa, trang trí đẹp mắt.
Câu 3: Viết chữ Đ vào sau câu phát biểu đúng và chữ S vào sau câu phát biểu sai theo bảng sau:
a. Các chất đốt như than, củi, dầu, trấu, mạt cưa, …khi cháy sẽ sinh ra khí cacbonic làm ô nhiễm môi trường. |
Đ |
b. Dầu mỏ và than đá là nguồn nguyên liệu không bao giờ cạn dùng để sản xuất điện (nhiệt điện) |
S |
c. Việc đốn cây rừng làm củi đun nấu thay thế gas và điện sẽ giúp tiết kiệm năng lượng |
S |
d. Sử dụng lãng phí năng lượng góp phần làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên của quốc gia |
Đ |
e. Việc gia tăng lượng khí thải cacbonic là một trong những nguyên nhân gây ra hạn hán, lũ lụt. |
Đ |
Câu 4:
a. Vai trò của nhà ở:
- Nhà ở là nơi cư ngụ của con người tránh các hiện tượng xấu từ thiên nhiên, bảo vệ con người tránh thú dữ, khói bụi từ môi trường,…
- Nhà ở có vai trò đảm bảo conngười tránh khỏi những tác hại của thiên nhiên và môi trường. Nhà ở là nơi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thường ngày của các thành viên trong gia đình.
b. - Nhà ở có cấu tạo gồm 3 phần:
+ Phần móng nhà: nằm sâu dưới mặt đất, có nhiệm vụ chống đỡ các bộ phận trên của ngôi nhfa
+ Thân nhà: gồm các bộ phận trên mặt đất, tạo nên kiến trúc của ngôi nhà như: cột nhà, tường nhà, sàn gác, dầm nhà,...
+ Mái nhà: là phần trên cùng của ngôi nhà, che phủ và bảo vệ các bộ phận bên dưới.
3. ĐỀ 3
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Cách làm nào sau đây giúp tiết kiệm điện khi sử dụng tủ lạnh?
A. Cất thức ăn còn nóng vào tủ lạnh.
B. Hạn chế số lần và thời gian mở cửa tủ lạnh.
C. Sử dụng tủ lạnh có dung tích lớn cho gia đình ít người?
D. Không đóng chặt cửa tủ lạnh khiến hơi lạnh thất thoát ra ngoài.
Câu 2: Theo em, hậu quả của việc sử dụng quá nhiều chất đốt như dầu, than, củi, gas là gì?
A. Làm ô nhiễm môi trường sống.
B. Làm gia tăng lượng rác thải.
C. Làm hư hỏng các đồ dùng, thiết bị có sử dụng chất đốt.
D. Cả 3 hậu quả trên.
Câu 3: Hệ thống hay thiết bị nào sau đây giúp ngôi nhà thông minh trở nên tiện ích cho người sử dụng?
A. Các thiết bị, đồ dùng sử dụng năng lượng điện.
B. Hệ thống camera ghi hình bên trong và bên ngoài nhà.
C. Hệ thống điều khiển các thiết bị, đồ dùng trong nhà hoạt động theo chương trình cài đặt sẵn.
D. Tất cả các thiết bị và hệ thống trên.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây về ngôi nhà thông minh là đúng?
A. Ngôi nhà thông minh được trang bị nhiều thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc vui chơi, giải trí.
B. Ngôi nhà thông minh được trang bị hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động đối với các thiết bị, đồ dùng trong nhà.
C. Ngôi nhà thông minh được xây dựng bằng những vật liệu đặc biệt.
D. Ngôi nhà thông minh được trang bị nhiều đồ dùng đắt tiền.
II. Phần tự luận
Câu 1: Giải thích vì sao những phương pháp bảo quản dưới đây lại giúp thực phẩm lâu hư hỏng.
a. Ướp muối
b. Bảo quản trong tủ lạnh
c. Ngâm giấm
d. Phơi khô
Câu 2: Cho biết điểm khác nhau giữa 2 phương pháp làm chín thực phẩm trong nước luộc và nấu?
ĐÁP ÁN
I. Trắc Nghiệm
Câu 1
Đáp án: B
Vì:
A: Chỉ để thức ăn khi đã nguội vào tủ lạnh.
C: Sử dụng tủ lạnh có dung tích lớn vừa lãng phí vừa tiêu tốn điện năng.
D: Tủ lạnh hở sẽ gây thất thoát điện năng.
B: Nếu mở nhiều lần và thời gian mở tủ lâu sẽ gây tốn điện năng.
Câu 2
Đáp án: D
Vì: Sử dụng chất đốt sẽ gây ô nhiễm môi trường, tăng rác thải, làm hại thiết bị và đồ dùng sử dụng chất đốt.
Câu 3:
Đáp án C
Vì:
+ Các thiết bị, đồ dùng sử dụng năng lượng điện không phải là thiết bị của ngôi nhà thông minh.
+ hệ thống camera ghi hình thuộc tính an ninh của ngôi nhà thông minh.
Câu 4:
Đáp án: B
Vì: ngôi nhà được trang bị hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động để các thiết bị, đồ dùng trong nhà có thể tự động hoạt động theo ý muốn của chủ nhà.
II. Phần tự luận
Câu 1:
a. Ướp muối: Do môi trường nhiều muối khiến vi sinh vật bị hạn chế.
b. Bảo quản trong tủ lạnh: Do môi trường nhiệt độ thấp khiến vi sinh vật không thể hoạt động.
c. Ngâm giấm: Do môi trường nhiều muối, đường khiến vi sinh vật bị hạn chế hoặc không thể hoạt động.
d. Phơi khô: Do môi trường có độ ẩm thấp khiến vi sinh vật bị hạn chế.
Câu 2: Điểm khác nhau giữa 2 phương pháp làm chín thực phẩm trong nước:
Phương pháp luộc |
Phương pháp nấu |
- Chín mềm trong môi trường nhiều nước. - Sử dụng cả thực phẩm động vật và thực vật |
- Chín mềm trong lượng nước vừa phải. - Thường sử dụng thực phẩm động vật. |
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Công nghệ 6 - CTST năm 2021-2022 - Trường THCCS Đào Duy Anh có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu khác hoặc thi trực tuyến tại đây:
Thi online: