YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 11 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Phó Cơ Điều

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo tài liệu Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 12 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Phó Cơ Điều do HỌC247 tổng hợp và dưới đây nhằm giúp các em ôn tâp và nắm vững các dạng đề thi giữa Học kì 2. Chúc các em ôn tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

PHÓ CƠ ĐIỀU

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 11

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

   “Cách sống bao dung là sống bằng tình yêu thương chia sẻ với những người xung quanh mình, giúp đỡ họ khi gặp khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Không ai biết trước được ngày mai sẽ ra sao nên đừng quá chấp nhặt những sai lầm của người khác.

    … Đừng bao giờ giữ mãi lòng thù hận cá nhân, hãy biết bao dung và rộng lượng với người khác. Khi bạn tha thứ, tâm hồn bạn sẽ thanh thản hơn rất nhiều. Bởi chúng ta ai cũng cần có những phút để nhìn nhận lại mình và tha thứ sẽ giúp họ nhận ra được rằng : cuộc đời còn có nhiều thứ họ cần phải làm tốt hơn để không phụ lòng bao dung mong mỏi của những người đã tha thứ cho họ.

     Lòng bao dung và vị tha là điều mà từ xưa đến nay con người luôn hướng đến. Nó không chỉ thể hiện tinh thần tốt đẹp của người Việt mà còn thể hiện tinh thần nhân ái bao la của con người. Ngày nay chúng ta cần đến lòng bao dung để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, con người gần gũi với nhau hơn. Lòng bao dung đưa con người đến những giá trị của chân thiện mỹ giúp con người trở nên hoàn thiện hơn”.

(NGHỆ THUẬT SỐNG - hanhtrinhdelta.edu.vn)

Câu 1: (0.5đ) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: (1.0đ) Nêu nội dung và đặt tiêu đề cho đoạn trích.

Câu 3: (0.5đ) Theo tác giả, tại sao ngày nay mỗi con người chúng ta cần đến lòng bao dung?

Câu 4: (1.0đ) Anh/chị hãy nêu ý nghĩa của lòng bao dung đối với bản thân mình và đối với xã hội.

Câu 5: (1.0đ) Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình trong 01 đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) về ý nghĩa của lòng bao dung trong cuộc sống.

II. LÀM VĂN (6 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hai khổ thơ đầu trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận.

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận .

Câu 2. Nêu nội dung và đặt tiêu đề cho đoạn trích:

- Nội dung của văn bản:  con người sống cần có lòng bao dung để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, có ý nghĩ hơn.

HS có thể đặt tiêu đề phù hợp với nội dung đoạn trích.

VD: Học cách sống bao dung; Ý nghĩa của lòng bao dung…

Câu 3

- Theo tác giả,  ngày nay mỗi con người chúng ta cần đến lòng bao dung vì: để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, con người gần gũi với nhau hơn. Lòng bao dung đưa con người đến những giá trị của chân thiện mỹ, giúp con người trở nên hoàn thiện hơn.

Câu 4

- Với bản thân mình: tâm hồn ta cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng; bao dung, tha thứ lỗi lầm cho người khác thì có thể cảm hoá được họ; được mọi người yêu mến, nể trọng.

- Với xã hội: đem lại sự bình yên, hoà thuận, thân thiện cho  xã hội.

II. LÀM VĂN

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Huy Cận

- Giới thiệu chung về tác phẩm Tràng giang

2. Thân bài

* Nhan đề

- “Tràng giang: sông dài

=> Từ Hán Việt, kết hợp với vần “ang” tạo đô ngân vang liên tiếp, gợi ra hình ảnh con sông vừa dài vừa rộng.

* Lời đề từ: “Bâng khuâng trời rộng ngớ sông dài”

- Hé mở hoàn cảnh sáng tác

- Định hướng về nội dung và cảm xúc của bài thơ

a. Khổ 1:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song,

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả:

Củi một cành khô lạc mấy dòng”

 b. Khổ 2:

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng bến cô liêu”

3. Kết bài

- Nêu cảm nhận chung.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 2

I. Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Mỗi một con người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lý do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, làm những công việc rất bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả là bác sĩ nổi tiếng thế giới thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả là kỹ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính.

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2012, tr.160, 161)

Câu 1. Nêu nội dung chính của văn bản. (0.5 điểm)

Câu 2. Xác định hình thức kết cấu và chỉ ra câu chủ đề của đoạn văn. (0,5 điểm)

Câu 3. Phân biệt các thái độ sau: Tự ti với khiêm tốn; tự tin với tự phụ. (1.0 điểm)

Câu 4. Chỉ ra các biện pháp tu từ và phân tích hiệu quả biểu đạt của chúng trong những câu sau (1.0 điểm):

Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả là bác sĩ nổi tiếng thế giới thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả là kỹ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính.

II. Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1. Đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, anh/chị sẽ lựa chọn nghề nghiệp cho mình vì lí do nào: vì đam mê, vì tiền bạc, vì danh tiếng... (hoặc lí do khác). Hãy trình bày quan điểm cá nhân bằng một đoạn văn (từ 15 – 20 dòng). (2.0 điểm)

Câu 2. Cảm nhận bức tranh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau: (5.0 điểm)

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.

(Tràng giang – Huy Cận – SGK Ngữ văn 11, tập 2 – trang 29)

 

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU(3 điểm)

Câu 1.

- Nội dung của văn bản: Mỗi con người trong cuộc đời đều có vai trò quan trọng vì thế cần tự tin để sống và có cái nhìn trân trọng tất cả các nghề nghiệp chân chính trong xã hội.

Câu 2.

- Hình thức kết cấu đoạn văn: Kết cấu diễn dịch.

- Câu chủ đề của đoạn văn: Mỗi một con người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận.

Câu 3. Phân biệt các thái độ:

* Tự ti với khiêm tốn:

Câu 4. Xác định :

- Biện pháp tu từ:

+ Câu hỏi tu từ.

+ Điệp cấu trúc "Nếu... thì..."

- Tác dụng: nhấn mạnh vào vai trò của tất cả những nghề nghiệp chân chính trong xã hội, tăng tính thuyết phục cho quan điểm tác giả nêu ở đầu đoạn văn.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. 

- Nêu được quan điểm chọn nghề của bản thân.

- Lí giải thuyết phục quan điểm cá nhân.

(Thí sinh có thể trình bày bài làm theo những cách khác, nhưng phải nhưng phải hợp lí, thuyết phục)

Câu 2. 

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Huy Cận

- Giới thiệu chung về tác phẩm Tràng giang

2. Thân bài

* Nhan đề:

- “Tràng giang: sông dài

* Khổ 1

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song,

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả:

Củi một cành khô lạc mấy dòng”

 Câu thơ mở đầu khổ thơ thứ nhất đã mở ra một hình ảnh sông nước mênh mang.

- Từ “điệp điệp” gợi lên hình ảnh những đợt sóng cứ nối đuôi nhau vỗ vào bờ không ngừng nghỉ, không dứt, tô đậm thêm không gian rộng lớn, bao la.

- Hình ảnh: con thuyền xuôi mái nước gợi lên sự nhỏ nhoi

- Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn, thi liệu vừa cổ điển vừa hiện đại, từ láy nguyên, phép đối ngẫu tạo nhịp thơ trầm buồn nhịp nhàng...

- Cảnh thiên nhiên bao la; cái tôi ẩn chứa nỗi sầu nhân thế, thời thế; trong sáng, nhân văn; tạo nên phong cách riêng cho thơ Huy Cận.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm):

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

(...) Con gặp trong lời mẹ hát

Cánh cò trắng, dải đồng xanh

Con yêu màu vàng hoa mướp

“Con gà cục tác lá chanh”.

(...) Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

Mẹ ơi trong lời mẹ hát

Có cả cuộc đời hiện ra

Lời ru chắp con đôi cánh

Lớn rồi con sẽ bay xa.

( Trích “ Trong lời mẹ hát"- Trương Nam Hương)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên

Câu 3:

Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong khổ thơ:

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

Câu 4:

Câu thơ/khổ thơ nào gợi cho anh/chị ấn tượng sâu sắc nhất? (Trình bày trong đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 dòng).

Phần 2: Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Trình bày suy nghĩ của anh/chị về tình mẫu tử.

Câu 2 (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

( Trích Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)

 

---------------------HẾT-------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2:

- Nội dung chính: Cảm xúc về lời ru của mẹ, nỗi xót xa và biết ơn của người con trước sự hi sinh thầm lặng của người mẹ.

Câu 3:

- Nhân hóa: thời gian chạy qua tóc mẹ

- Tương phản: Lưng mẹ còng xuống >< con thêm cao

=> Hiệu quả: nhấn mạnh thời gian trôi qua nhanh kéo theo sự già nua của mẹ. Qua đó thể hiện tình yêu thương, biết ơn của con đối với mẹ.

Câu 4:

- Học sinh có thể chọn câu thơ hoặc đoạn thơ bất kì để cảm nhận: ấn tượng về lời ru của mẹ, về công lao của mẹ, về sự biết ơn đối với mẹ...

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các thao tác cơ bản sau:

- Giải thích: Tình mẫu tử là tình mẹ con, nhưng thường được hiếu là tình cảm thương yêu, đùm bọc, che chở... người mẹ dành cho con.

- Bàn luận:

+ Tình mẫu tử có vị trí đặc biệt, thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.

+ Tình mẫu tử còn là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc.

+ Tình mẫu tử là sức mạnh giúp con người vượt lên những khó khăn, vấp ngã trong cuộc sống..

- Phê phán những hiện tượng trái đạo lí: những người mẹ vứt bỏ con mình, những người con bất hiếu, ...

- Bài học nhận thức và hành động của bản thân.

Câu 2:

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Hàn Mặc Tử

- Giới thiệu chung về tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ

2. Thân bài

a. Khổ 1: Cảnh thôn Vĩ và hi vọng hạnh phúc của thi nhân

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ”

- Hai cách hiểu:

+ Đó là lời của người con gái thôn Vĩ Dạ với giọng hờn giận, trách móc nhẹ nhàng. Nhân vật “anh” chính là Hàn Mặc Tử.

+ Có thể hiểu đây là lời của Hàn Mặc Tử, Hàn Mặc Tử phân thân và tự hỏi chính mình.

=> Câu thơ mở đầu có chức năng như lời dẫn dắt, giới thiệu người đọc đến với thôn Vĩ của người con gái mà thi nhân thương nhớ.

“Nhìn nắng hang cau nắng mới lên”

“Nắng mới lên”: nắng đầu tiên của ngày mới, ấm áp, trong trẻo, tinh khiết.

“Nắng hàng cau”: cây cau là cây cao nhất trong vườn, được đón nhận ánh nắng đầu tiên

=> Nắng mới buổi sớm, trong trẻo, tinh khôi

3. Kết luận

- Nêu cảm nhận chung

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Phó Cơ Điều. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON