YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 11 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Lương Thế Vinh

Tải về
 
NONE

Để chuẩn bị thật tốt cho kì thi giữa học kì sắp tới. Học247 mời các em học sinh lớp 11 cùng tham khảo tài liệu Bộ 3 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Lương Thế Vinh dưới đây. Tài liệu này nhằm giúp các em ôn luyện kiến thức và tiếp cận các dạng đề. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT

LƯƠNG THẾ VINH

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 11

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)


ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Giá trị sống là giá trị của chính mình. Vì không có mình thì làm gì có cuộc sống! Bàn về giá trị cuộc sống là bàn về chính ta với các câu hỏi như: ta là gì; ta phải làm gì để sống cho đúng một con người. …Và khi sống mà ta được nhiều người kính trọng, quý mến và noi gương thì tức là ta đã xác định và thể hiện được các giá trị sống.

Trong đa số năm tháng của đời mình, ít khi ta sống một mình. Hơn nữa cuộc sống mà chỉ có mỗi một mình ta thôi thì đó là một cuộc đời buồn. …Do vậy, khi sống ta cần người khác. Tầm quan trọng của người khác đối với ta thay đổi mức độ tùy theo tuổi tác của ta. Khi trẻ chúng ta ít cần người khác, đến tuổi trung niên ta cần họ nhiều hơn và khi ốm yếu già cả thì ta rất cần người khác. Vì sự cần người khác của ta thay đổi, cho nnên giá trị cuộc sống của ta cũng thay đổi theo tuổi tác. Vào thời trai trẻ, ta ít cần người khác, nên ít nghĩ đến mình. Cuộc sống tràn trề sinh lực. Vì vậy mà vào thời kỳ đó ta dễ quên mình để theo đuổi lý tưởng cao đẹp, mà đa phần là có lợi cho việc chung. Nhờ sự xả thân của tuổi trẻ, xã hội, đất nước sẽ có nhiều tiến bộ về kinh tế, chính trị, xã hội.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn bản trên.

Câu 2: Theo anh/chị vì sao tác giả nhận định rằng : Giá trị sống là giá trị của chính mình?

Câu 3: Căn cứ vào văn bản, anh/chị hãy cho biết các giá trị sống được thể hiện như thế nào?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản ở phần đọc hiểu, anh/chị viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của mình về chủ đề: Sống sao cho giá trị.

Câu 2 (5,0 điểm)

Anh (chị) hãy phân tích quan niệm về thời gian qua đoạn thơ sau:

Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn.

( Trích “Vội vàng”, Xuân Diệu, sách giáo khoa Ngữ văn tập 2, lớp 11)

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU

1.

* Hướng dẫn giải: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: Miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận

2.

* Hướng dẫn giải: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải

- Tác giả cho rằng giá trị sống là giá trị của chính mình, vì không có mình thì sẽ không có cuộc sống.

3.

* Hướng dẫn giải: phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

- Khi sống mà ta được nhiều người kính trọng, quý mến và noi gương thì tức là ta đã xác định và thể hiện được các giá trị sống.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Hướng dẫn giải: Phân tích, tổng hợp

* Gợi ý:

- Giải thích:

+ Giá trị là cái dựa vào đó để xem xét một con người đáng quý đến mức nào về mặt nghề nghiệp, tài năng, đạo đức và trí tuệ, họ dựa vào những giá trị đó để đánh giá giá trị sống.

Câu 2:

* Hướng dẫn giải:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Xuân Diệu là một nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ ùng những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.

2. Phân tích

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

- Thời gian tuyến tính, một đi không trở lại

=> Tác giả muốn nhấn mạnh quy luật bước đi, sự vận hành của thời gian, tuần tự, không trở lại.

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

- Mùa xuân đi qua mang theo tuổi thanh xuân của con người, quy luật mang tính tác động tiêu cực.

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.

Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời.

Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện, J.K.Rowling, tác giả của “Harry Poter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nối tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.

Thất bại không phải cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.

(Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2: Theo tác giả, thất bại mang tác dụng gì?

Câu 3: Việc tác giả trích dẫn câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng gì?

Câu 4: Anh/chị có cho rằng trong cuộc sống, thất bại luôn “là cái cớ để ta chần chừ” không? Vì sao?

  1. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

          Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: Cần chấp nhận sự thất bại để được thành công trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong đoạn thơ sau:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

( Trích Từ ấy, Tố Hữu, Ngữ văn 11, NXB Giáo dục, 2019)

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

1.

* Hướng dẫn giải: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: Miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận

2.

* Hướng dẫn giải: phân tích, tổng hợp

* Cách giải

Theo tác giả, chúng ta nên suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thất bại như một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân.

3.

* Hướng dẫn giải: phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

Tăng sức thuyết phục đối với người đọc

- Khẳng định không ai thành công mà không phải trải qua thất bại. Từ chính trong thất bại họ đã vươn đến thành công.

4.

* Hướng dẫn giải: Phân tích, tổng hợp
- Anh/chị có thể lựa chọn trả lời đồng ý hoặc không và có lí giải phù hợp.

Gợi ý:

- Đồng ý.

- Vì: Con người luôn mang trong mình tâm lí sợ hãi, bơi vậy khi gặp một lần thất bại sẽ không dám bước tiếp, lấy lí do để ngừng cuộc chơi. Chính điều đó sẽ khiến họ không bao giờ có thể vươn đến thành công.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Hướng dẫn giải: Phân tích, tổng hợp

* Gợi ý:

– Giải thích: Thất bại: là 1 thời điểm mà người ta chưa thể thực hiện được những mục tiêu mà mình đề ra, là những vấp ngã, khiến ta cảm thấy dễ dáng chán nản và mệt mỏi. Vấn đề nêu ra: cách ứng xử, thái độ của bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống.

– Bình luận: bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống.

+ Cần nhận thức rõ: Thất bại chỉ là khoảnh khắc, là câu chuyện của một thời điểm; Con đường đi đến thành cong là con đường đi xuyên qua sự thất bại.

+ Thừa nhận và đối diện với thất bại. Chính nhờ thất bại mà con người tích lũy được kinh nghiệm, mài sắc được ý chí và nghị lực. 

+ Kiểm điểm và nhìn nhận, đánh giá lại bản thân mình: Đánh giá lại năng lực, những kinh nghiệm mình đã gặt hái được.

+ Tìm kiếm một hướng đi mới hoặc tiếp tục cuộc hành trình.

– Bài học, liên hệ:

+  Vấn đề nêu ra đã thể hiện lối sống lành mạnh tiến về phía trước. Thế hệ trẻ hiện nay rất ít chịu đựng được thất bại và vượt qua thất bại, hoặc bỏ cuộc, hoặc lảng tránh,..

+ Thất bại và thành công không đối lập với nhau. Thất bại là thành công bị trì hoãn. Chấp nhận thất bại là một cách, thậm chí là cách duy nhất để kiến tạo thành công.

Câu 2:

* Hướng dẫn giải:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Tố Hữu:

- Giới thiệu chung về tác phẩm Từ ấy

2. Thân bài

a. Khổ 1: Niềm vui sướng, xúc động của nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng cách mạng

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lát

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

- Hai câu đầu được viết theo bút pháp tự sự, nhà thơ kể lại một kỉ niệm không quên của đời mình. Từ ấy là cái mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ của Tố Hữu, khi đó nhà thơ mới 18 tuổi, đang hoạt động tích cực trong phong trào thanh niên, được giác ngộ lí tưởng cộng sản, được kết nạp vào Đảng.

- Nghệ thuật ẩn dụ: “nắng hạ”, “mặt trời chân lí”, “chói qua tim”, Tố Hữu khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Nguồn sáng ấy không phải là ánh sáng nhẹ hay ánh xuân dịu dàng, mà là ánh sáng rực rỡ của một ngày nắng hạ.

- “Mặt trời chân lí”: lí tưởng cách mạng như nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ, xua tan đi không khí lạnh lẽo, u ám đang bao trùm lên tâm trạng của người dân mất nước. Ánh sáng ấy không phải thứ ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo, tinh khôi mà là ánh sáng rực rỡ của một ngày nắng hạ.

b. Khổ 2: Những nhận thức mới về lẽ sống của nhà thơ

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

3. Kết luận

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm):

Đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

-  Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.

-   Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện.

-  Ồ, ước gì tôi... – Cậu bé ngập ngừng.

Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu  bé hoàn  toàn nằm ngoài  dự đoán của tôi.

-  Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

-  Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.

(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 4, nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2. Cậu bé ước trở thành người anh thế nào? (0,5 điểm)

Câu 3. Theo anh/chị, câu “Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm”  có  ý  nghĩa gì ? (1,0 điểm)

Câu 4. Suy nghĩ của anh/chị về thông điệp được gửi gắm qua câu chuyện? (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN  (7 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

(Ngữ Văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 39)

---------------------HẾT-------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2. HS có thể trả lời 1 trong các cách sau:

-   Cậu bé ước trở thành người anh mang lại niềm vui, niềm tự hào cho người em.

-   Cậu bé ước trở thành người anh nhân hậu, được bù đắp, chia sẻ, yêu thương.

-   Cậu bé ước trở thành người anh giống như người anh của nhân vật tôi.

Cậu bé ước trở thành người anh có chiếc xe lăn lắc tay để tặng người em tật nguyền của mình.

Câu 3. Câu “Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm” có ý nghĩa là: Cậu bé có lòng quyết tâm cao độ muốn biến ước mơ của mình thành hiện thực. Hoặc:

Cậu bé đang nung nấu quyết tâm thực hiện ước mơ của mình là tặng xe lăn cho người em tật nguyền.

Câu 4. HS cần rút ra được thông điệp gửi gắm qua câu chuyện, đồng thời bày  tỏ được  suy nghĩ sâu sắc của cá nhân về thông điệp ấy.

(Có thể theo hướng:

-   Thông điệp: Sống phải biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ.

II. LÀM VĂN

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề. 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Vẻ đẹp của bức tranh thôn Vĩ và tình cảm của tác giả.

c. Triển khai vấn đề nghị luận:

Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.                                        

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Hàn Mặc Tử

- Giới thiệu chung về tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ

2. Thân bài

a. Khổ 1: Cảnh thôn Vĩ và hi vọng hạnh phúc của thi nhân

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ”

- Hai cách hiểu:

+ Đó là lời của người con gái thôn Vĩ Dạ với giọng hờn giận, trách móc nhẹ nhàng. Nhân vật “anh” chính là Hàn Mặc Tử.

+ Có thể hiểu đây là lời của Hàn Mặc Tử, Hàn Mặc Tử phân thân và tự hỏi chính mình.

=> Câu thơ mở đầu có chức năng như lời dẫn dắt, giới thiệu người đọc đến với thôn Vĩ của người con gái mà thi nhân thương nhớ.

“Nhìn nắng hang cau nắng mới lên”

“Nắng mới lên”: nắng đầu tiên của ngày mới, ấm áp, trong trẻo, tinh khiết.

“Nắng hàng cau”: cây cau là cây cao nhất trong vườn, được đón nhận ánh nắng đầu tiên

3. Kết bài

- Khái quát và mở rộng vấn đề

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Lương Thế Vinh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF