YOMEDIA

Bài tập bồi dưỡng HSG chủ đề Trao đổi năng lượng Sinh học 8 năm 2020 có đáp án

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh lớp 8 có thêm tư liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh lớp 8 tài liệu Bài tập bồi dưỡng HSG chủ đề Trao đổi năng lượng Sinh học 8 năm 2020 có đáp án được biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án chi tiết cụ thể giúp các em rèn luyện kĩ năng làm đề, ôn tập để có kết quả tốt cho kì thi. Hi vọng tài liệu sẽ có ích cho các em. Chúc các em học tốt.

ATNETWORK
YOMEDIA

BÀI TẬP BỒI DƯỠNG HSG CHỦ ĐỀ: TRAO ĐỔI NĂNG LƯỢNG

SINH HỌC 8 NĂM 2020

 

Câu 1: Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở 2 cấp độ này?

- Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi chất giữa các hệ tiêu hóa, hô hấp, bài tiết với môi trường ngoài. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, ô xy từ môi trường và thải ra môi trường khí cacbonic và chất thải.

- Trao đổi chất ở cấp độ TB là sự trao đổi chất giữa TB và môi trường trong. Máu cung cấp cho tế bào các chất dinh dưỡng và oxy, TB thải vào máu khi1` cacbonic và sản phẩm tiết.

- Mối quan hệ: Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho TB và nhận từ TB các sản phẩm tiết, khí cacbonic để thải ra môi trường. Trao đổi chất ở TB giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất… Như vậy, hoạt động trao đổi chất ở 2 cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.

 Câu 2Khái niệm đồng hóa – dị hóa ? Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa ?

* Khái niệm :

- Đồng hoá là quá trình tổng hợp các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng của tế bào và tích luỹ năng lượng trong các chất đã tổng hợp được .

- Dị hoá là quá trình phân huỷ các chất phức tạp thành các sản phẩm đơn giản và giải phóng  năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào .

* Mối quan hệ :

- Đồng hoá và dị hoá đối lập với nhau :

+ Đồng hoá tổng hợp các chất , dị hóa phân giải các chất

+ Đồng hoá tích luỹ năng lượng , dị hóa giải phóng năng lượng

- Đồng hoá và dị hoá thống nhất nhau :

+ Không có đồng hoá thì không có các chất để dị hóa phân huỷ

+ Không có dị hóa thì không có năng lượng cho đồng hóa tổng hợp các chất

- Nêú thiếu 1 trong 2 quá trình thì sự sống không tồn tại . Vậy Đồng hoá và Dị hoá là 2 mặt của 1 quá trình thống nhất giúp sự sống tồn tại và phát triển .

Câu 3: Giải thích mối quan hệ qua lại giữa đồng hóa và dị hóa?

Trả lời:

- Mối quan hệ qua lại giữa đồng hóa và dị hóa:

+ Đồng hóa là quá trình tổng hợp từ các nguyên liệu đơn giản sẵn có trong TB nên những chất đặc trưng của TB và tích lũy năng lượng trong các liên kết hóa học.

+ Dị hóa là quá trình phân giải các chất được tích lũy trong quá trình đồng hóa thành các chất đơn giản, bẻ gãy các liên kết hóa học để giải phóng năng lượng.

→ Đồng hóa và dị hóa tuy trái ngược nhau song gắn bó chặc chẽ với nhau : Năng lượng do dị hóa giải phóng được cung cấp cho quá trình đồng hóa, tổng hợp nên chất mới và sinh nhiệt bù đắp vào phần nhiệt của cơ thể mất đi do tỏa nhiệt vào môi trường

→ Tỉ lệ đồng hóa và dị hóa ở cơ thể là không giống nhau và phụ thuộc vào: độ tuổi và trạng thái cơ thể

+ Lứa tuổi: ở trẻ em, cơ thể đang lớn quá trình đồng hóa lớn hơn dị hóa, ngược lại ở tuổi già, quá trình dị hóa lại lớn hơn đồng hóa.

+ Trang thái cơ thể: lúc lao dộng dị hóa lớn hơn đồng hóa , ngược lại lúc nghỉ ngơi đồng hóa mạnh hơn dị hóa.

Câu 4: Hãy nêu sự khác biệt giữa đồng hóa với tiêu hóa, giữa dị hóa với bài tiết?

Trả lời:

Sự khác biệt giữa đồng hóa với dị hóa, giữa dị hóa với bài tiết:

Đồng hóa:

-Tổng hợp chất đặc trưng

-Tích lũy năng lượng ở các liên kết hóa học.

Tiêu hóa:

Lấy thức ăn biến đổi thành chât dinh dưỡng hấp thụ vào máu …

Dị hóa:

-Phân giải chất đặc trưng thành chất đơn giản,

-Bẻ gãy liên kết hóa học giải phóng năng lượng.

Bài tiết:

Thải các sản phẩm phân hủy và sản phẩm thừa ra môi trường ngoài nhu7pha6n, nước tiểu, mồ hôi, CO2.

Xảy ra ở tế bào

Xảy ra ở các cơ quan

 

Câu 5 :   Hãy điền các nội dung cơ bảng phù hợp vào bảng sau:

                                    Bảng :  Trao đổi chất và chuyển hóa

Các quá trình

Đặc điểm

Vai trò

Trao đổi chất

Ở cấp cơ thể

 

 

Ở cấp tế bào

 

Chuyển hoá ở tế bào

Đồng hoá

 

 

Dị hoá

 

Trả lời:

                                    Bảng: Trao đổi chất và chuyển hóa

Các quá trình

Đặc điểm

Vai trò

Trao đổi chất

Ở cấp cơ thể

- Lấy các chất cần thiết cho cơ thể từ môi trường ngoài.

- Thải các chất cặn bã, thừa ra môi trường ngoài.

Là cơ sở cho quá trình chuyển hoá

Ở cấp tế bào

- Lấy các chất cần thiết cho tế bào từ môi trường trong.

- Thải các sản phẩm phân huỷ vào môi trường trong.

Chuyển hoá ở tế bào

Đồng hoá

- Tổng hợp các chất đặc trưng của cơ thể.

- Tích luỹ năng lượng.

Là cơ sở cho mọi hoạt động sống của cơ thể

Dị hoá

- Phân giải các chất của tế bào

- Giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

 

Câu 6:    Hãy chứng minh : “Nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tùy người”.

Trả lời:

- Đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể sinh trưởng , phát triển và hoạt động, lao động bình thường. Tuy nhiên nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người phụ thuộc vào các yếu tố:

+ Giới tính: nam có nhu cầu cao hơn nữ ,vì nam hoạt động nhiều hơn nên cần năng lượng nhiều hơn, do đó nhu cầu dinh dưỡng phải cao hơn nữ

+ Lứa tuổi: Trẻ em có nhu cầu cao hơn người già vì ngoài việc đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động, còn cần để xây dựng cơ thể, giúp cơ thể lớn lên.

+ Hình thức lao động: Người lao động nặng có nhu cầu cao hơn vì tiêu tốn năng lượng nhiều hơn.

+ Trang thái cơ thể: Người có kích thước lớn thì nhu cầu cao hơn, người bệnh mới ốm khỏi cần cung cấp chất dinh dưỡng nhiều hơn để hồi phục sức khỏe.

  • Nhu cầu dinh dưỡng không đầy đủ sẽ dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng.
  • Lượng dinh dưỡng dư thừa mà cơ thể ít vận động sẽ dẫn tới bệnh béo phì.
  • Vậy nhu cầu dinh dưỡng cần đáp ứng đủ và khác nhau tùy người.

Câu 7:    Hãy giải thích: “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”.

Trả lời:

- Ở người Nhiệt độ cơ thể luôn ổn định ở mức 37oC là do sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt. Khi trời nóng cơ thể tăng tỏa nhiệt, khi trời mát cơ thể tăng sinh nhiệt.

- Khi trời nóng: cơ thể cần nhiều nước (chóng khát) để tỏa nhiệt →  hơi nước mang theo nhiệt thải ra ngoài qua hơi thở, nước tiểu, tiết mồ hôi

- Khi trời mát: cơ thể cần nhiều thức ăn (chóng đói) để biến đổi thành chất dinh dưỡng ® cung cấp cho quá trình chuyển hóa vật chất tạo năng lượng để tăng sinh nhiệt.

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bài tập bồi dưỡng HSG chủ đề Trao đổi năng lượng Sinh học 8 năm 2020 có đáp án. Để xem thêm các tài liệu khác các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để tham khảo và tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON