YOMEDIA

25 bài tập trắc nghiệm về Từ trường nâng cao – mức độ vận dụng cao môn Vật Lý 11 có đáp án

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo Tài liệu 25 bài tập trắc nghiệm về Từ trường nâng cao – mức độ vận dụng cao môn Vật Lý 11 có đáp án năm học 2020 - 2021. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh rèn luyện kỹ năng giải bài tập và ôn luyện hiệu quả.

Chúc các em học tốt, đạt kết quả cao!

ADSENSE
YOMEDIA

TRẮC NGHIỆM VỀ TỪ TRƯỜNG MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO - NÂNG CAO

 

Bài 1: Một khung dây tròn bán kính 3,14cm có 10 vòng dây. Cường độ dòng điện qua mỗi vòng dây là 0,1A. Cảm ứng từ tại tâm của khung dây có độ lớn:

A. 2.10-3 T.

B. 2.10-4 T.

C. 2.10-5 T.

D. 2.10-6 T.

Bài 2: Một khung dây tròn có 5000 vòng bán kính mỗi vòng là 10cm, có dòng điện 10A chạy qua. Cảm ứng từ tại tâm khung dây là

A. 2π.10-4 T.

B. 4π.10-4 T.

C. 0,2π T.

D. 0,1π T.

Bài 3: Dòng điện 10A chạy trong vòng dây dẫn tròn có chu vi 40cm đặt trong không khí. Cảm ứng từ tại tâm vòng dây có độ lớn xấp xỉ:

A. 10-5 T.

B. 10-4 T.

C. 1,57.10-5 T.

D. 5.10-5 T.

Bài 4: Tại tâm của một dòng điện tròn cường độ 5 (A) cảm ứng từ đo được là 31,4.10-6(T). Đường kính của dòng điện đó là:

A. 10 (cm).

B. 20 (cm).

C. 22 (cm).

D. 26 (cm).

Bài 5: Tại tâm của dòng điện tròn gồm 100 vòng, người ta đo được cảm ứng từ B = 62,8.10-4 T. Đường kính vòng dây là 10cm. Cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng là:

A. 5A.

B. 1A.

C. 10A.

D. 0,5A.

Bài 6: Một ống dây được cuốn bằng loại dây tiết diện có bán kính 0,5mm sao cho các vòng sát nhau. Số vòng dây trên một mét chiều dài ống là

A. 1000.

B. 2000.

C. 5000.

D. chưa thể xác định được.

Bài 7: Một sợi dây đồng có đường kính 0,8 (mm), lớp sơn cách điện bên ngoài rất mỏng. Dùng sợi dây này để quấn một ống dây có dài l = 40 (cm). Số vòng dây trên mỗi mét chiều dài của ống dây là:

A. 936.

B. 1125.

C. 1250.

D. 1379.

Bài 8: Một ống dây dài 40cm, một dây dẫn quấn 80 vòng quanh ống dây. Cường độ dòng điện qua dây dẫn là 1A. Khi ống đặt trong không khí thì cảm ứng từ bên trong ống dây là:

A. 24,72.10-5 T.

B. 25,72.10-6 T.

C. 8.10-6 T.

D. 25,13.10-5 T.

Bài 9: Cho dòng điện cường độ 0,15A chạy qua các vòng dây của một ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây là 35.10-5 T. Tính số vòng của ống dây, biết ống dây dài 50cm.

A. 420 vòng.

B. 390 vòng.

C. 670 vòng.

D. 928 vòng.

Bài 10: Một sợi dây đồng có đường kính 0,8 (mm), điện trở R = 1,1 (Ω), lớp sơn cách điện bên ngoài rất mỏng. Dùng sợi dây này để quấn một ống dây dài l = 40 (cm). Cho dòng điện chạy qua ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 6,28.10-3 (T). Hiệu điện thế ở hai đầu ống dây là:

A. 6,3 (V).

B. 4,4 (V).

C. 2,8 (V).

D. 1,1 (V).

Bài 11: Một ống dây có dòng điện chạy qua tạo ra trong ống dây một từ trường đều B = 6.10-3 T. Ống dây dài 0,4m có 800 vòng dây quấn sát nhau. Cường độ dòng điện chạy trong ống dây là:

A. I = 2,39 A.

B. I = 5,97 A.

C. I = 14,9 A.

D. I = 23,9 A.

Bài 12: Dùng một dây đồng đường kính 0,8mm có một lớp sơn mỏng cách điện quấn quanh hình trụ đường kính 4cm để làm một ống dây. Khi nối hai đầu ống dây với một nguồn điện có hiệu điện thế 3,3V thì cảm ứng từ bên trong ống dây là 15,7.10-4 T. Tính chiều dài của ống dây và cường độ dòng điện trong ống. Biết điện trở suất của đồng là 1,76.10-8 Ωm, các vòng của ống dây được quấn sát nhau:

A. 0,8m; 1A.

B. 0,6m; 1A.

C. 0,8m; 1,5A.

D. 0,7m; 2A.

Bài 13: Hai dây dẫn thẳng dài D1 và D2 song song cách nhau 32 cm trong không khí có dòng điện chạy qua. Dòng điện qua dây D1 có cường độ 5 A. Điểm M nằm trong mặt phẳng chứa hai dây, ngoài khoảng hai dây dẫn và cách D2 8 cm có cảm ứng từ bằng 0. Dòng điện qua D2 có cường độ

A. 2 A và cùng chiều với dòng điện qua D1.

B. 2 A và ngược chiều với dòng điện qua D1.

C. 1 A và cùng chiều với dòng điện qua D1.

D. 1 A và ngược chiều với dòng điện qua D1.

Bài 14: Hai dây dẫn thẳng dài D1 và D2 song song cách nhau 20 cm trong không khí có dòng điện chạy qua. Dòng điện qua dây D1 có cường độ 4 A. Điểm M nằm trong mặt phẳng chứa hai dây cách dây D1 8 cm và cách dây D2 12 cm có cảm ứng từ bằng 0. Dòng điện qua D2 có cường độ

A. 0,375 A và cùng chiều với dòng điện qua D1.

B. 0,375 A và ngược chiều với dòng điện qua D1.

C. 6 A và cùng chiều với dòng điện qua D1.

D. 6 A và ngược chiều với dòng điện qua D1.

Bài 15: Hai dây dẫn thẳng dài D1 và D2 song song cách nhau 32 cm trong không khí, cường độ dòng điện chạy qua hai dây lần lượt là 5 A và 1 A, ngược chiều với nhau. Điểm M nằm trong mặt phẳng chứa hai dây và cách đều hai dây có độ lớn cảm ứng từ là?

A. 5,0.10-6 T.

B. 7,5.10-6 T.

C. 5,0.10-7 T.

D. 7,5.10-7 T.

ĐÁP ÁN

1-D 2-D 3-B 4-B 5-A 6-A 7-C 8-D 9-D 10-B 11-A 12-B 13-D 14-C 15-B 

------( Nội dung và đáp án từ câu 16-25 của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)------

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu 25 bài tập trắc nghiệm về Từ trường nâng cao – mức độ vận dụng cao môn Vật Lý 11 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF